100 Cây Thuốc….

8.  CÁC LOẠI GIA VỊ    

 67.  GỪNG

Tên khác:  Sinh Khương, Càn Khương

Tên khoa học:  Zingiber officinale, Rhizoma zingiberis

 1.     Tính vị:  Vị cay, te, thơm, không độc.  Tính ấm AAA

 2.     Hoạt chất:  Có tinh dầu, chất gingerol và sagaule, tinh bột, chất béo.

3.     Dược năng:  Giải uất khí, trục phong hàn, thông khí huyết, cầm mồ hôi, tan đàm, cường âm, hồi dương.

4.     Chủ trị:  Giúp tiêu hóa, trị nghẹt mũi, nôn mửa, cảm mạo, ho hen.  Thông tế bào thịt, thông kinh nguyệt.  Chữa các chứng mồ hôi trộm, thổ tả, trúng phong, chân tay lạnh, bụng lạnh, các chứng phong hàn.

 5.     Xử dụng:  Có thể dùng sống hay khô, dùng sống mỗi lần 30gr, khô 3-5gr.

 6.     Toa thông dụng: 

*TRỊ CẢM MẠO:  7 lát gừng tươi, 7 củ hành hương, nấu một bát nước, sôi kỹ, uống nóng cho ra mồ hôi.

*MỒ HÔI TRỘM, CHÂN TAY CHẢY NƯỚC:  30gr gừng tươi sao vàng, Cam thảo 5gr, nấu 1 lít nước uống 3, 4 lần trong ngày.

*TRỊ HO ĐÀM:  Gừng già giã giập, chưng với mật ong, ngậm.

CẤM KỊ:  Người nóng, táo bón, không  nên dùng.

 68.  HÀNH

Tên khác:  Đại Thông, Thông Bạch, Thái Bá

Tên khoa học:  Allium fistulosum

1.     Tính vị:  Vị cay, hăng, nồng, không độc.  Tính ấm D

2.     Hoạt chất:  Có tinh dầu, malic acid, fitine và chất trụ sinh alicine.

3.     Dược năng:  Giải cảm, tiêu thực, hoạt huyết sát trùng, kích thích thần kinh, giúp tiêu hóa, trợ ruột, thông hoạt tiểu tiện.

4.     Chủ trị:  Trị cảm mạo, nghẹt mũi, sổ mũi và trĩ lậu.  Trừ các chứng di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, giúp cường dương tráng khí.

5.     Xử dụng:  Ăn sống như gia vị, hay nấu canh ăn, luộc ăn đều tốt.

6.     Toa thông dụng:

*TRỊ CẢM MẠO:  7 củ hành sống, 7 lát gừng tươi (dầy 3 ly) nấu 1 bát nước, uống nóng cho ra mồ hôi.

* DI TINH, HOẠT TINH:  Nấu canh Hành ăn mỗi ngày 2 lần, từ 3 đến 5 ngày.

*NGHẸT MŨI:  Nước cốt Hành nhỏ vào mũi, thông liền.  Làm vài lần là đủ.

*SƯNG ĐẦU GỐI:  Hành sống giã nát, trộn với muối, đắp chỗ sưng đau.

 

69.  HẸ

Tên khác:  Phi Cửu, Dã Cửu, Cửu Thái.  Hạt Hẹ:  Cửu Tử

Tên khoa học:  Allium odorum (tuberosum)

1.     Tính vị:  Vị cay, thơm, bốc, không độc.  Tính bình D

2.     Hoạt chất: Có saponin, alcaloide, hợp chất sulfure, tru sinh odorine.

3.     Dược năng:  tiêu viêm, cầm máu, hạ đàm, bổ gan, ấm thận.

4.     Chủ trị:  Trị đau răng, ho trẻ em, giun kim, lị máu, nhất là các chứng :  mộng tinh, di tinh và hoạt tinh.  Đó là công dụng của hạt Hẹ.  Lá, củ, rễ trị máu cam, thổ huyết hen suyễn, nhiều đàm.

5.     Xử dụng:  Lá ăn sống như gia vị.  Hạt thường phơi khô, sao vàng, nấu uống hoặc ngâm rượu uống, mỗi lần 3-5gr.

6.     Toa thông dụng: 

*TRỊ GIUN SÁN:  Lá Hẹ 20-30gr, hạt Keo giậu (sản) 10gr, nấu ½ lít nước uống ngày 2 lần lúc đói.

*TRỊ DI TINH, HOẠT TINH:  Hạt Hẹ 10gr, Hành tươi 30gr, nấu 1 lít nước, uống ngày 2 lần.

CẤM KỊ:  Âm hư, hỏa vượng, không nên dùng.

 

70.  HỒ TIÊU

Tên khác:  Hạt Tiêu, Cổ nguyệt

Tên khoa học:  Piper album, nigrum

1.     Tính vị:  Vị cay, nồng, thơm, không độc.  Tính nhiệt AA

2.     Hoạt chất:  Có tinh dầu, alcaloide, cellulose, piperic acid, chất béo và ít tinh bột.

3.     Dược năng:  Giúp tiêu hóa, sát trùng, kích thích thần kinh, phòng ngừa giun sán, giảm đau, tiêu viêm.

4.     Chủ trị:  Trị chung các chứng làn lãnh:  lạnh bụng, lạnh chân tay, đau bụng đi chảy và các chứng nhọt độc, sưng đau lở loét.

5.     Xử dụng:  Thường ăn với đồ ăn như gia vị và pha vào các vị thuốc.  Liều lượng nhiều ít, tùy mỗi người.

6.     Toa thông dụng:

*ĐAU BỤNG TIÊU CHẢY:  Hạt Tiêu, lá Trầu và lá Lốt, 3 vị đều nhau 3-5gr giã nhỏ uống với nước nóng.

*LỞ LOÉT:  Cũng 3 vị trên giã nát, đắp chỗ sưng đau, lở loét.

CẤM KỊ:  Những người âm thịnh, hỏa bốc không nên dùng.

 

71.  NGHỆ

Tên khác:  Nghệ trắng, Uất Kim

Nghệ vàng:  Bồng nga truật

Tên khoa học:  Curcuma longa, Curcuma domestica

1.     Tính vị:  Vị cay, đắng, hơi ngọt, không độc.  Tính ấm  DD

2.     Hoạt chất:  Có tinh dầu, chất béo, tinh bột, chất màu curcumine, calcium oxalade.

3.     Dược năng:  Giải uất nhiệt, thông khi huyết, thông kinh mạch.

4.     Chủ trị:  Nghệ vàng:  Tiêu tích, trị ứ huyết bệnh dạ dầy, gan và tim.  Sinh da thịt, an thai.  Nghệ trắng:  Trị máu cam và các chứng thổ huyết, ứ huyết, điên cuồng, hôn mê.

5.     Xử dụng:  Nướng lửa ăn trị các bệnh:  máu cam, băng huyết.  Để tươi bôi sẹo khỏi tím, đầy da.  Có thể nấu khô nấu tươi hoặc tán bột, uống với nước, mỗi ngày 5-10gr.

6.     Toa thông dụng:

*TRỊ THỔ HUYẾT, MÁU CAM:  Nghệ khô tán nhỏ, mỗi ngày uống 4-6gr với nước nóng.

*TRỊ ĐIÊN CUỒNG:  Nghệ khô 250gr, Phèn chua 100gr, 2 vị tán nhỏ, viên to bằng hạt ngô, mỗi ngày uống 50 viên, trong 2 tuần.

 

72.  NGÒ

Tên khác:  Mùi, Ngò Tây, Hồ Tuy

Tên khoa học:  Coriandum sativum, Petroselinum crispum

1.     Tính vị:  Vị cay, thơm, không độc.  Tính ấm  DD

2.     Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm.  Hạt cho chất béo, đản bạch tin, cellulose và limonene.

3.     Dược năng:  Giải cảm, tan đàm, lưu thông khí huyết và kinh mạch.

4.     Chủ trị:  Trị ho, lên sởi, phong thấp cùng các chứng thận hư:  di tinh, hoạt tinh, gan lạnh, dạ dầy yếu.  Hạt khu phong, tan đàm, lợi tiểu, thông khí, trị dạ dầy, cước khí.

5.     Xử dụng:  Ăn sống như gia vị.  Có thể phơi khô, sao vàng, nấu nước hay pha trà uống.  Hạt:  sao vàng, giã nhỏ, pha với trà, uống mỗi lần 7-10r.

6.     Toa thông dụng:

*BỆNH TRĨ:  Hạt Ngò đốt lên xông dưới hậu môn, ngày 1 lần, trong 5 ngày.

*GIÚP TIÊU HÓA:  Hạt Mùi 6gr, Trần bì 3gr, nấu nửa lít nước, uống sau khi ăn 1 giờ.

CẤM KỊ:  Những người bị sang độc (nhọt độc)  hôi miệng, sâu răng, cước khí không dùng.

 

 73.  ỚT CAY

  Tên khác:  Ớt hiểm, Ớt rừng, La Tiêu

 Tên khoa học:  Capsicum frutescens, Capsicum longum

1.     Tính vị:  Vị cay, hăng, nồng, không độc.  Tính nhiệt.   AAA

2.     Hoạt chất:  Có alcaloide gọi là capsicine, sinh tố B và C, citric acid, malic acid, cenic acid.

3.     Dược năng:  Thông kinh lạc, giúp mạnh tì vị, trừ độc, sát trùng.

4.     Chủ trị:  Trừ hàn lãnh, kích thích tiêu hóa và thần kinh.  Trị phong thấp:  đau lưng, nhức mỏi, cả rắn rết cắn và các bệnh ngoài da:  lở ngứa, ban chẩn…

5.     Xử dụng:   Ăn như gia vị.  Lá nấu canh ăn rất ngon, trừ mụn mặt, mát gan.

6.     Toa thông dụng:

*TRỊ RẮN RẾT CẮN:  Lá tươi giã nát đắp vào chỗ đau, hết nhức thì bỏ đi.

*TRỊ LỞ NGỨA:  Lá ớt nấu canh ăn hay giã nát đắp vào chỗ lở ngứa.  Canh lá ớt trừ nhiệt trên đầu mặt, tai mắt, phong ngứa, trúng gió.

*CỔ TRƯỚNG:  Rễ cây ớt 15gr, rễ cà phê 15gr nấu nửa lít nước, uống ngày 2 lần.

 74.  RIỀNG

Tên khác:  Cao Lương Khương

Tên khoa học:  Galanga officinalis, Alpinia officinarum

 1.     Tính vị:  Vị cay, thơm, không độc.  Tính ấm DD

2.     Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm, các chất cineol, galangol và alpinin.

3.     Dược năng:  Ấm tì vị, giảm đau, tiêu thực, sát trùng, kích thích tiêu hóa.

4.     Chủ trị:  Trị các chứng đầy hơi, nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, dạ dầy ợ chua.  Trị các chứng phong hàn, cước khí, các chứng cảm mạo, nhức đầu, nóng lạnh.

5.     Xử dụng:  Nấu tươi  30gr, nấu khô 5gr, có thể phơi khô, tán nhỏ pha nước uống, ngâm rượu uống (200gr 2 lít rượu)

6.     Toa thông dụng:

*TRỊ CẢM SỐT, KÉM ĂN:  Riềng khô 40gr tẩm dầu vừng, sao vàng;  gừng 40gr nướng chín.  Hai vị tán nhỏ, uống mỗi lần 10gr với nước sôi.  Mỗi ngày 2 lần.

*TRỊ ĐAU BỤNG NÔN MỬA:  Riềng khô 5gr, 2 trái táo Tầu.  Nấu nửa lít nước sôi kỹ, uống 2 lần trong ngày.

 75.  SẢ

Tên khác:  Sả xanh, Sả tía, Mao Hương

Tên khoa học:  Cymbopogon citratus

 1.     Tính vị:  Vị te, thơm, không độc.  Tính ấm D

2.     Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm, các chất citronellose và geraniole.

3.     Dược năng:  Lợi tiểu, phát hàn, tán đàm.

4.     Chủ trị:  Trị tiểu tiện bế, nước tiểu đỏ, giúp cường âm.  Chữa cảm sốt, nhức đầu, nghẹt mũi, chướng bụng, đau bụng.  Trị các chứng:  trẻ em kinh phong, sưng phổi, thủy thũng.  SẢ TÍA:  củ giã sống, trị trúng phong cấp kỳ.  TINH DẦU SẢ:  trừ muỗi, khử mùi hôi.

5.     Xử dụng:  Có thể nấu tươi nấu khô uống.  Cũng có thể nấu nước ngâm chân.

6.     Toa thông dụng: 

*TRỊ BÍ TIỂU TIỆN, NƯỚC TIỂU ĐỎ:  Lá sả khô 10gr, Thục Đậu 15gr, Cam thảo 5gr, nấu nửa lít nước, uống ngày 2, 3 lần, trong 3, 4 ngày.

*TRỊ NGHẸT MŨI:  Lá Sả 15gr, Hương Nhu 3gr, nấu nửa lít nước, uống ngày 2, 3 lần , trong 2 ngày.

*TRỊ GÀU TRÊN ĐẦU:  Nấu nước gội  đầu:  200gr với 3 lít nước.

 

76.  TỎI

Tên khác:  Toán, Đại Toán

Tên khoa học:  Allium sativum

 1.     Tính vị:  Vị cay, hăng, thơm, không độc.  Tính nhiệt D

2.     Hoạt chất:  Có tinh dầu thơm, chất trụ sinh alicine, hợp chất sulfure và amine acid.

3.     Dược năng:  Giải cảm, tiêu độc, tán đàm, sát trùng, tiêu viêm.

4.     Chủ trị:  Phòng ngừa giun sán, giết trùng lao.  Trị cao máu, đái đường, ung thư.  Đặc biệt trị ung thư phổi và đau nhức, thổ tả rút gân.

5.     Xử dụng:  Dùng như gia vị hay nấu cháo, nấu nước uống từ 1 đến 4 củ nhỏ.  Nấu cách thủy, xông trừ lao.

6.     Toa thông dụng:

*TRỊ CẢM CÚM:  Nấu cháo tỏi ăn nóng cho ra mồ hôi là khỏi.

*TRỊ TRÙNG LAO:  3, 4 củ tỏi giã giập, nấu cách thủy, xông 3 lần trong ngày.

*TIÊU ĐÀM TRỪ HO:  1 củ tỏi nhỏ nướng chín ăn rồi uống một tách nước trà tàu.

*TRỊ RẮN CẮN:  Tỏi tươi giã nát, băng vào vết thương.

*TRỊ MÁU CAM:  Giã giập 3 nhánh tỏi, băng vào Dũng tuyền.

 

This entry was posted in Tuyển Chọn. Bookmark the permalink.