Chinh phụ ngâm khúc (征婦吟曲)

Chú thích cuối trang

▲ Truân chuyên: Gian nan khốn khó
▲ Trường Thành: Vạn lý trường thành, do Tần Thủy Hoàng xây dựng
▲ Cam Tuyền: Tên đất
▲ Áo nhung: Áo của quân nhân
▲ Niềm tây: Niềm riêng
▲ Thê noa: Vợ con
▲ Thành liền: Bởi chữ “liên thành” (những thành liền nhau). Điển tích: nước Triệu có hai hòn ngọc bích. Vua nước Tần viết thư xin đem năm thành trì đổi ngọc ấy. Về sau, vật gì quý báu gọi là có giá “liên thành”
▲ Giặc trời: Bởi chữ “thiên kiêu”. Hán thư có câu: “Hồ giả thiên chi kiêu tử” (giặc Hồ là đám con khó dạy của trời)
▲ Da ngựa: Bởi chữ “mã cách” (mã: ngựa, cách:da). Điển tích: Đời Đông Hán, Mã Viện, tướng giỏi, từng nói: “Làm trai nên chết chốn sa trường biên ải, lấy da ngựa bọc thây chôn mới gọi là trai
▲ Thái Sơn, hồng mao: Tư Mã Thiên nói: “Người ta vẫn có cái chết, song có cái chết đáng nặng như núi Thái Sơn, có cái chết không đáng nhẹ như lông chim hồng”. Ý nói có sự đáng chết và không đáng chết
▲ Cầu Vị (Vị kiều): Lý Bạch có câu thơ “Tuấn mã nhược phong phiêu, minh tiên xuất Vị kiều”
▲ Có câu hát: “Tướng quân tam tiễn định Thiên Sơn, tráng sĩ trường ca nhập Hán quan” (ba mũi tên của tướng quân lấy được núi Thiên Sơn, tráng sĩ hát dài mà kéo quân vào cửa ải Hán)
▲ Gươm (Long Tuyền): Tên một thanh kiếm báu
▲ Giới Tử, Lâu Lan: Phó Giới Tử, tướng nhà Đường, dùng mưu giết chết vua đất Đại Uyển là Lâu Lan
▲ Man Khê, Phục Ba: Mã Viện, đời Đông Hán, lĩnh chức Phục Ba tướng quân, từng đánh dẹp bọn rợ ở Man Khê
▲ Hà lương (hà: sông, lương: cầu). Ngày xưa tiễn đưa nhau thường đến chốn “cầu sông”
▲ Tế Liễu: Vua Hán Văn Đế đến doanh Tế Liễu là nơi đồn quân của tướng Chu Á Phu để khao thưởng quân sĩ
▲ Tràng Dương: Tên đất (cũng là tên cung của nhà Tần)
▲ Hàm Dương: Tên đất, tây kinh của nhà Tần
▲ Tiêu Tương: Tên sông
▲ Thành Bạch Đăng, vua Hán Cao Tổ từng bị vây ở đấy
▲ Thanh Hải: tên đất. Đời Đường, rợ Thổ Cốc Hồn hùng cứ ở đấy
▲ Hãn hải: Bãi sa mạc
▲ Tiêu Quan: tên cửa ải ở nơi hiểm trở. Các đời Đường, Tống xây lũy đắp đồn chống rợ Thổ Phồn
▲ Điển tích: đời Đường, Địch Nhân Kiệt đi đánh giặc xa nhà, lên núi cao trông đám mây trắng ở xa xa, nói với quân sĩ rằng: “Cha mẹ ta ở dưới đám mây trắng ấy”, ý nói nhớ nhà
▲ Tiến thảo (tiến: đi tới, thảo: đánh dẹp giặc cướp)
▲ Non Kỳ (Kỳ Sơn): núi Kỳ Liên, đời Hán, Hoắc Khứ Bệnh đánh rợ Hung Nô ở đấy
▲ Bến Phì (Phì Thủy): tên sông, Bồ Kiên, nước Tần, đem hàng trăm vạn quân đánh Tấn ở sông này, thua trận, quân sĩ mười phần chết mất tám chín, thây đắp thành gò
▲ Mạc mặt: vẽ ra nét mặt (dịch chữ “đan thanh” (đan: sắc đỏ, thanh: sắc xanh))
▲ Ban Siêu: danh tướng đời Hán, theo việc binh nhung ra xứ Tây Vực ở 31 năm, lập nhiều công lớn, khi về đã quá 80 tuổi
▲ Tên reo đầu ngựa (minh đích – minh: kêu, đích: mũi tên bịt sắt): tên nỏ bịt sắt, bắn đi vang ra tiếng
▲ Giáo dan (duyên can – duyên: leo, can: cán cây giáo): leo ngọn giáo mà lên mặt thành (duyên – doan)
▲ Vay: Tiếng đệm của câu than thở
▲ Vương tôn: con nhà giàu sang, ưa đi chơi không đoái hoài đến gia đình
▲ Quan san, hàn huyên (quan: ải, san: núi, hàn: lạnh, huyên: ấm): ý nói cách trở, không biết tin tức của nhau
▲ Ý nhi: chim én (yến) thường làm tổ trong mái nhà
▲ Đăng đồ: lên đường ra đi nơi xa
▲ Lũng Tây (Lũng Tây sầm): núi nhỏ mà cao (sầm) ở đất Lũng Tây
▲ Tiếng cầm: tiếng chim chóc
▲ Hán Dương: tên đất
▲ (Mộ trào – mộ: chiều, trào: nước): con nước lên buổi chiêu hôm
▲ Diễn khơi ngày ấy: từ ngày cách xa nhau
▲ Tiền sen: Dịch chữ “hà tiền” (hà: sen, tiền: đồng tiền), lá sen non nổi ở mặt nước như đồng tiền
▲ Hoàng Hoa thú: lính thú đời xưa, cứ tháng 9 thì cắt đi, đến tháng 9 năm sau mới đổi về. Tháng 9 là mùa hoa cúc nở, sắc vàng, cho nên gọi là “Hoàng Hoa thú”
▲ Lão thân: cha mẹ già
▲ Khuê phụ: người vợ ở chốn khuê phòng
▲ Phù trì: trông nom, ẵm bồng
▲ (Hán cung thoa): nhắc tích Hán Vũ Đế ban cho bà Triệu Tiệp Dư một cái thoa ngọc
▲ (Tần lâu kính): Tần Thủy Hoàng có cái gương lớn gọi là “chiếu đảm kính”, soi thấy mật trong thân thể, biết được người nào có tà tâm
▲ Nhẫn đeo tay, ngọc cài đầu (câu chỉ ngân, tao đầu ngọc): nhẫn đeo tay bằng bạc, trâm cài đầu bằng ngọc
▲ Lấy tích Tô Vũ xé áo lụa viết thư, cột vào chân chim nhạn thả bay về Hán
▲ Hồng tiện: nhờ nhạn đem thư buộc ở chân (hồng: chim nhạn trống, nhạn: chim mái
▲ Màn mưa trướng tuyết (hổ lang, trướng vi): trướng hổ, màn lang, chỉ những nơi đóng quân ở cõi ngoài
▲ (Cẩm tự đề thi): Đời Tấn, Đậu Thao đi lính, vợ là Thôi Huệ làm bài thi “hồi văn” dệt vào gấm dâng lên vua mà xin cho chồng về
▲ (Kim tiền vấn bốc): Gieo ba đồng tiền vàng khi bói quẻ
▲ Xiêm thắt: áo quần thắt nhỏ (thân thể gầy vì nhớ chồng)
▲ Rủ thác: bỏ rèm xuống, cuốn lên
▲ Hoa đèn: dịch chữ “đăng hoa” (đĩa đèn dầu xưa)
▲ Dây uyên, phím loan: hai sợi dây đàn như đôi chim uyên ương, hai phím đàn như đôi chim loan phượng. Chinh phụ không muốn lên dây đàn, sợ đứt dây hóa ra điềm xấu
▲ a b Non Yên: Núi Yên Nhiên ở đất ngoại Mông Cổ. Đời Hậu Hán, Đậu Hiến đánh đuổi rợ Hung Nô đến đấy, lên núi khắc công huân vào đá, rồi về
▲ Chức Nữ
▲ Hằng Nga
▲ Bến sông Ngân Hà, nơi Ngưu Lang – Chức Nữ gặp gỡ
▲ Hành dịch: đi làm nghĩa vụ (đi lính)
▲ Trống canh ở trại quân
▲ Khuê ly: Xa cách nhau lâu ngày
▲ Tân toan (tân: cay, toan: chua): nỗi chua cay
▲ Bui: tiếng cổ: duy, chỉ
▲ Dương Đài: tên núi. Vua Tương Vương nước Sở mộng gặp thần núi Vu Sơn ở đấy
▲ Tương Phố: Bến sông Tiêu Tương
▲ Nguyên là chữ “tỉnh ấp” (tỉnh: giếng, ấp: xóm): những nơi xóm làng
▲ Ngọc quan: tức Ngọc Môn quan, tên một cửa ải, nơi giáp giới xứ Tây Vực
▲ Gậy rút đất: Phí Trường Phòng học được thuật rút đất, hễ dùng cái gậy trỏ xuống đất thì nghìn dặm đường cũng thu lại ở trước mắt
▲ Khăn gieo cầu: Thôi sinh vào núi lấy được tiên nữ làm vợ, học được phép tàng hình, lẻn vào trong cung để tinh nghịch, bị đạo sĩ đuổi bắt. Chàng chạy về núi, còn cách con sông, tiên nữ hóa phép ném cái khăn biến thành nhịp cầu ngũ sắc cho chàng chạy qua
▲ Hai câu này dịch hai câu thơ của bài Khuê oán của Vương Xương Linh, thi sĩ đời đường: Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc/Hối giao phu tế mịch phong hầu
▲ Thiên chương: các vẻ trên trời, như: tinh tú, nhật, nguyệt…
▲ Khuê triền: độ đi của sao Khuê
▲ Sâm, Thương: sao Sâm (sao Hôm) ở phương tây, sao Thương (sao Mai) ở phương Đông, một ngôi hiện ra thì một ngôi lặn đi, không cùng trông thấy nhau. Ý nói sự ly biệt
▲ Lương thì: thời tươi đẹp
▲ Diêu hoàng, Ngụy tử: nhà Diêu Sùng có hoa mẫu đơn vàng (hoàng), nhà Ngụy Nhân Phổ có hoa mẫu đơn tía (tử)
▲ Văn Quân: giai nhân đời Hán. Trác Văn Quân, góa chồng, nghe Tư Mã Tương Như đàn khúc “Phượng cầu hoàng” ưng theo làm vợ. Sau Tương Như muốn lấy vợ lẽ, Văn Quân bèn làm bài “Bạch đầu ngâm”. Tương Như cảm kích, thôi không lấy lẽ, cùng Văn Quân ở đời đến già
▲ Phan lang: người con trai tuấn tú đời Tấn, tên là Phan An Nhân, mỗi khi ra đường, con gái hay ghẹo, ném quả đầy xe. Hai điển tích Văn Quân và Phan lang ý nói: một ngày kia hai vợ chồng cùng già
▲ Hứa quốc: Một lòng đem quân giúp nước
▲ Tý dân: Hết sức che chở nhân dân
▲ Thiền Vu: chúa của rợ Hung Nô
▲ Quắc: lỗ tai trái. Dâng đầu giặc ghi công chỉ cần xẻo lỗ tai trái đem về nộp
▲ Nhục Chi: tên nước xưa ở miền Tây Vực
▲ Đòng vác: gươm giáo
▲ Triều thiên: thiên triều, triều (đình) vua
▲ Nguyên là chữ “Vị Ương cung”: cung điện nhà Hán, chu vi rộng lớn, xây dựng luôn, hết cung này đến điện nọ không bao giờ rồi, cho nên đặt tên “Vị Ương” (chưa hết); cũng như: dạ vị ương (đêm chưa sáng)
▲ Tần, Hoắc: tức Tần Thúc Bảo, Hoắc Phiêu Diêu
▲ Gác Khói: Lăng Yên các (Lăng Yên: cao vượt trên tầng mây khói), vua Đường Thái Tông cho dựng để vẽ hình 24 công thần
▲ Đài Lân: Lỳ Lân đài, vua Hán Tuyên Đế cho vẽ tượng 10 công thần ở đấy
▲ Nguyên văn: “mao tư khoán” (mao: cỏ tranh, tư: cỏ gai, khoán: văn tự để làm tin). Đời xưa phong hầu, vua ban cho đất ngũ sắc có bọc mao tư, hoặc cho tấm thiết khoán (tấm sắt ghi công trạng). Dịch giả dùng “nền huân tướng” dịch từ ngữ này (huân công, huân nghiệp: công to nghiệp lớn)
▲ Đồng hưu: bởi chữ “dữ quốc đồng hưu thích” (cùng lo cùng vui với nước nhà)
▲ Tô phụ: vợ Tô Tần. Khi còn hàn vi, Tô Tần về nhà, người vợ cứ ngồi trên khung cửi, không thèm đứng dậy
▲ Lạc Dương: chỉ Tô Tần, người Lạc Dương, chủ trương đi du thuyết 6 nước hợp tung chống Tần

This entry was posted in Tuyển Chọn. Bookmark the permalink.