Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp – Ngọ-Ngũ -ngựa (phần 13)

Ngọ hay Ngũ  là chi thứ 7 trong thập nhị chi hay 12 con giáp. Biểu tượng của Ngọ là con ngựa dùng chỉ thời gian như giờ Ngọ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều (chính ngọ là đúng trưa, giữa trưa hay 12 giờ trưa), tháng 5 … và xác định không gian như hướng Nam. Phần này không bàn về khái niệm thời không gian hay Ngũ Hành/kinh Dịch của Ngọ mà chỉ chú trọng vào các liên hệ ngữ âm của Ngọ và ngựa so với mã (tiếng Hán Việt/HV cũng chỉ con ngựa). Phần sau sẽ cho thấy mã là tiếng Hán có gốc Hán Tạng, khác hẳn với ngựa tiếng Việt – và liên hệ trực tiếp của Ngọ và ngựa cho thấy tên chi này có nguồn gốc Việt (Nam) chứ không phải Trung Quốc/TQ cũng như tên gọi của 11 con giáp còn lại …

Ngựa tiếng Thái là maH ม้า, năm Ngọ là maH-mia  มะเมีย hay bpee mah-mia  ปีมะเมีย. Điều này cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của TQ (mã là ngựa) cũng như dạng Ngọ HV của tiếng Việt. Tiếng Lào1 cũng có dạng maH chỉ con ngựa cho thấy vay mượn từ TQ, sa-nga (ngựa) là một dạng khác trong tiếng Lào có thể là tàn tích của một nhóm ngôn ngữ liên hệ đến tiếng Ahom (shi-nga), tiếng Lanna (sa-nga)… Các dữ kiện như tiếng Thái, Lào, Hán Việt … sẽ không có trích dẫn nguồn (vì rất dễ kiểm tra lại) so với những bài viết hay tài liệu ngôn ngữ đặc biệt hơn.

Giọng Bắc Kinh/BK bây giờ được ghi bằng pinyin (bính âm) rất phổ thông, so với các số sau vần chỉ thanh điệu như ma3 (mǎ BK) hay mẫu tự như H (High,  chỉ thanh điệu cao như tiếng Thái maH) – không nên lầm với các số cho phần ghi chú thêm.

1. Giới thiệu tổng quát

Hình ảnh loài ngựa rất thường gặp trong văn hóa Á Đông, khắp nơi trên thế giới vì các khả năng chuyên chở, săn bắn và chiến lược cũng như loài ngựa khá dễ thuần hóa.

1.1 Ngựa trong văn hóa TQ

Lão kí phục lịch : chỉ người có chí lớn

Lão mã thức đồ : chỉ người thông minh lịch lãm

Long mã tinh thần : hàm ý có tinh thần phấn đấu vượt hiểm nguy

Thiên mã hành không : hàm ý ung dung tự tại phóng ngựa phi nhanh …

Mã đáo thành công, Mã đáo công  thành : việc làm thành công sớm – thời xưa khi quân đội xuất chinh thì thường chúc nhau là đánh một lần thì thành công. Thành ngữ này xuất phát từ Nguyên khúc tuyển, Sở Chiêu Công, chiết 1 … Thành ngữ này rất thông dụng ngay cả bây giờ trong tiếng Việt

Thiên quân vạn mã : chỉ thanh thế mạnh mẽ (hùng mạnh)

Tái ông thất mã (ông già cửa ải mất ngựa) : hàm ý phúc họa không ai biết trước được hay trong điều xấu có thể có điều tốt …

Hồ mã Việt điểu : ngựa Hồ phương Bắc và chim Việt phương Nam khi ở Trung Quốc vẫn nhớ đến quê cũ

Mã cách quả thi : da ngựa bọc thây (trích từ Hậu Hán Thư, câu nói của danh tướng Mã Viện trả lời Hán Quang Vũ về ý chí làm trai thà chết nơi chiến trường).

Mã thượng khán hoa : cưỡi ngựa xem hoa, hàm ý chỉ xem qua loa mà thôi

Mã giác ô bạch (sừng ngựa quạ trắng), mã giác ô đầu (sừng ngựa đầu quạ) … đều hàm ý chuyện không thể xẩy ra, không thể thực hiện được (ngựa không có sừng, quạ không thể có màu trắng …)

Mã bất bội chủ : ngựa không phản lại chủ, hàm ý trung thành

Phi lư phi mã : chẳng phải lừa và chẳng phải ngựa, không giống con giáp nào cả …

Mã nhĩ đông phong (gió đông qua tai ngựa) : vào tai này ra tai kia, không chú ý hay tập trung, nước đổ đầu vịt …

Mã công Mai tốc (công phu như Mã và nhanh nhẹn như Mai) : mọi người đều có khả năng riêng

Mã mã hổ hổ : lè phè, làm việc không cẩn thận …

Mã ngưu khâm cư : trâu và ngựa mặt quần áo người, thiếu tư cách … Cách trang điểm phải thích hợp – so với câu ‘cái răng cái tóc là gốc con người’ trong văn hóa Việt Nam

Mã thượng bất tri mã hạ khổ : người đi ngựa không biết nỗi khổ của người đi bộ (hoàn cảnh khác nhau khó thông cảm)

Hại quần chi mã : con ngựa làm hại cả đàn, hàm ý một cá nhân làm hại cả tập thể …

Mã đằng vu tào, nhân huyên vu thất : ngựa chạy trong chuồng và người nói trong phòng – hàm ý một nơi (cơ sở) to lớn

Mã kháo an trang, nhân kháo y thường : cái yên làm nên con ngựa và quần áo làm nên con người – hay ‘người đẹp  nhờ lụa, ngựa nhờ yên’2

Mã bất đình đề : ngựa chạy không nghỉ, hành trình không nghỉ …

Thiên lý mã : ngựa giỏi, nổi bật. Ngựa xích thổ của Quan Công thời Tam Quốc có thể đi rất xa (nên còn gọi là thiên lý câu) nhịn ăn mà chết theo chủ cho thấy tính trung thành của loài ngựa …

Án đồ sách kí : xem tranh để chọn ngựa

Hãn mã công lao : giải quyết thành công việc nước

Phong mã ngưu bất tương cập : ngựa và trâu có đuổi nhau cũng không gặp, hàm ý hai vật gì không có liên quan với nhau

Mã thủ thị chiêm : đầu làm gì đuôi theo nấy, khi đánh trận phải xem hướng đầu ngựa của chủ Tướng chỉ huy (tới, lui hay ngừng …) hàm ý vui vẻ hòa thuận và tuân lời chỉ huy

Đao thương nhập khố, mã phóng Nam Sơn : đao thương cất vào kho và cho ngựa ăn cỏ ở núi Nam Sơn, thái độ tiêu cực không phòng bị dễ thất bại (dễ bị kẻ địch phản công).

Mã đề đao biều lý thiết thái – trích thủy bất lậu : bần tiện như thái rau cải bằng móng ngựa – xài nhỏ giọt, keo kiệt …

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã : người cùng bản tính thường tìm đến nhau …

còn là một họ TQ, như Mã Viện (danh tướng đời Hán). Tổ tiên Mã Viện giỏi thuần ngựa nên có danh hiệu là Mã Phục Quân (người giỏi thuần ngựa).

…v.v…

Đúng ra ta cần cả một cuốn sách dầy2 viết về hình ảnh của loài ngựa trong văn hóa TQ và VN, tuy nhiên phần này chỉ tóm tắt những câu thường gặp cho thấy ảnh hưởng sâu xa của loài vật này qua thành ngữ tục ngữ TQ.

1.2 Ngựa trong văn hóa Việt Nam

Loài ngựa đã gắn bó với loài người từ thời Thượng Cổ, không chỉ có ở Việt Nam. Do đó ta cũng có nhiều ca dao, tục ngữ, khẩu ngữ có hình ảnh loài ngựa – không những thế ngựa đã đóng góp trong quá trình giữ nước qua truyện thánh Gióng3 hay Dóng, Đổng .

Truyện Kiều có ít nhất 24 câu ‘dính dáng’ đến loài ngựa như

Ngựa xe như nước áo quần như nêm (câu 48) Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (câu 378
Vó câu thẳng ruổi nước non quê người (câu 1602)

…v.v…

Một số ca dao thành ngữ Việt Nam cho thấy ảnh hưởng của TQ như ‘bóng ngựa (câu) qua cửa sổ’ hàm ý thời gian qua nhanh, từ câu nói của Trang Tử (Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên chi dĩ) và

Bây giờ kẻ Bắc người Nam
Ngựa Hồ chim Việt biết làm sao đây
Và Ngựa ai buộc ngõ ông Cai
Hoàn ai mà lại đeo tai bà Nghè
Ngựa ai buộc ngõ ông Nghè
Gà ai lại thả trước hè ông Cai
v.v…

So với các thành ngữ tục ngữ khác như ngựa non (con) háu (sáo) đá, lên xe xuống ngựa, ngựa quen (theo) dấu (đường) cũ, chạy như ngựa, được đầu voi đòi đầu ngựa, mồm chó vó ngựa, như ngựa bất kham, một con ngựa đau cả tàu chê cỏ, thẳng (như) ruột ngựa, thiếu voi phải dùng ngựa, thân (kiếp) trâu ngựa, ngựa long-cong ngựa cũng đến bến – voi thủng-thỉnh voi cũng đến đò, ngựa dập (xéo) voi giày …v.v…

Ảnh hưởng của loài ngựa rất sâu đậm trong văn hóa dân gian TQ và Việt Nam như đã thấy bên trên; Thành ra để thấy rõ nguồn gốc chữ Ngọ từ nền văn hóa cổ điển nào thì ta phải đi vào chi tiết của cách thành lập chữ và âm Ngọ.

Nếu mãđược dùng cho chi thứ 7 thay vì Ngọ thì không ai đặt vấn đề nguồn gốc phi-Hán của tên 12 con giáp làm gì, nhưng khi xem kỹ lại nguồn gốc thành lập chữ mã từ thời giáp cốt văn, kim văn, chữ triện … ta thấy rõ ràng là chữ mãtượng hình con ngựa – xem thêm trang mạng của Richard Sears (cập nhật 2008) http://www.chineseetymology.org/CharacterASP/CharacterEtymology.aspx?characterInput=%E9%A9%AC&submitButton1=Etymology

Seal Characters (chữ triện)

Bronze Characters  (kim văn)

Oracle Characters  (giáp cốt văn)

Còn chữ Ngọcó nguồn gốc rất khác chữ mã; Xem hình thì ta có thể đoán là một cái chày giã gạo, liên hệ đến chữ (xử) . Vì cách dùng đặc biệt của Ngọ là chi thứ 7 nên sau này chữ mới được tạo ra để chỉ cái chày – xem thêm trang mạng của Richard Sears (cập nhật 2008) http://www.chineseetymology.org/CharacterASP/CharacterEtymology.aspx?characterInput=%E9%A9%AC&submitButton1=Etymology

Seal Characters (chữ triện) Ngọ

Bronze Characters   (kim văn)

Oracle Characters   (giáp cốt văn)

…v.v…

Nguồn gốc hình thành chữ Ngọ qua các thời kỳ giáp văn, kim văn, chữ triện … như trên cho ta thấy ngay là Ngọ không có liên hệ gì đến con ngựa như mã HV. Thêm vào đó là sự vắng bóng của loài vật này trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của TQ cổ đại : như không có mặt trong nhóm tứ linh (bốn con vật linh thiêng là long, ly, quy, phượng) hay tam sinh (bốn con vật thường được dâng cúng là trâu, dê, lợn). Văn hóa du mục của phương Bắc tận dụng loài ngựa nên ta không ngạc nhiên khi thấy chúng xuất hiện nhiều trong các thành ngữ tục ngữ liên hệ đến chiến tranh, ngay cả Thuyết Văn Giải Tự (Hứa Thận soạn thời Đông Hán) cũng gói ghém tư tưởng này trong cách ghi ‘Mã, nộ dã, võ dã’!

Như vậy nếu Ngọ có nghĩa là ngựa thì chữ Ngọ đã được người Hán dùng để ký âm một ‘tiếng ngoại quốc’ nào đó (so với chữ mã đã có sẵn) – các tương quan ngữ âm phần sau sẽ cho ta thấy ‘tiếng ngoại quốc’ này chính là tiếng Việt (Cổ).

2. Phụ âm đầu ng- của Ngọ/Ngũ

Thật ra âm Ngọ hay Ngũ đã là âm Trung Cổ của âm wǔ BK bây giờ, dạng Ngọ rất gần với các dạng của phương ngôn miền Nam TQ như Quảng Đông, Hẹ, Phúc Kiến … Hiện nay giọng BK không còn phụ âm đầu ng- nữa. Trích từ các tài liệu âm vận Trung Cổ của chữ Hán ta thấy cách đọc của Ngọ là   [唐韻】【集韻】【韻會】【正韻】疑古切,音五 [ Đường Vận ] [ Tập Vận ] [ Vận Hội ] [Chánh Vận ] nghi cổ thiết , âm Ngũ – đều cho thấy phụ âm đầu là ng- (phụ âm vang gốc lưỡi). Các tác giả như Axel Schuessler4 (2007) và William Baxter5 (1992) đều phục hồi âm Ngọ Thượng Cổ với dạng *nga?, nhưng theo người viết và dựa vào dạng *mangơơ của tiền Việt-Mường-Pakatan theo Michel Ferlus4 thì âm Ngọ Thượng Cổ có thể là *ngwa hay *ngua. Dạng *ngwa đã cho ra âm ngựa tiếng Việt và Mường (Bi) bây giờ. Tiếng Việt không có các dạng ngua, ngụa, ngúa, ngủa …

3. Nguyên âm o và u của Ngọ/Ngũ

Ít người biết rằng Ngọ còn có thể đọc là Ngũ (xem phần 2 bên trên). Chính vì vậy mà ta thường nghe nói đến Ngọ Nhật (ngày Ngọ) là ngày mồng năm tháng năm âm lịch hay còn là tết Đoan Ngọ (Đoan Ngũ). Tương quan giữa hai nguyên âm sau (back vowels) o, u  khá rõ nét qua các cặp võ vũ, trong trung, tòng tùng, tông tung, dong dung, thong (dong) thung (dung), dõng dũng, khom khum, mồng mùng, xông xung …v.v…

Một cách khác để xem những âm đọc của Ngọ khi xưa ra sao là phân tích các chữ Hán dùng chữ Ngọ làm âm phù. Cũng như các chữ Hán ký âm tên 12 con giáp, Ngọ cũng được dùng làm thành phần hài thanh/HT trong quá trình cấu tạo chữ Hán suốt chiều dài lịch sử – ta hãy xem vài chữ Hán có thành phần HT là Ngọ và các dạng biến âm trong tiếng HV, Việt :

3.1 Ngự viết là hay (chữ này dựa vào bộ sách, làm mất đi các liên hệ ngữ âm của ngự – ngựa). Nghĩa nguyên thủy của ngự là người cầm roi hay cương ngựa để điều khiển (xem giáp văn, kim văn), sau mở rộng nghĩa là phòng ngự (phòng ngừa). Ngừa chính là một dạng cổ của ngự. Có tác giả6 dựa vào chữ ngự (dây cương) này để liên kết Ngọ với ngựa trong hệ thống ngữ âm thuần Hán, nhưng lý luận từ cụm từ dây cương dẫn đến danh từ ngựa không hợp lý vì ngựa hiện diện trước dây cương (dụng cụ kiểm soát ngựa, chế ngự) nên quá trình thành lập chữ phải là ngựa > dây cương. Tương tự như vậy, tên 12 loài vật cụ thể phải có trước khi chúng được dùng để chỉ khái niệm thời gian như năm sinh hay các khái niệm bói toán trừu tượng hơn! Đây cũng là lý luận gà-hay-trứng-gà (chicken or the egg) giai đoạn nào có trước và rất dễ đi vào vòng lẩn quẩn …

3.2 Hứa viết là còn đọc là hổ, hử theo Tập Vận, Vận Hội … Biến âm từ Ngũ Ngọ thành hứa có thể giải thích dựa vào vị trí phát âm cuối họng (yết hầu) của ng- và h- cũng như u/o thành -ưa

3.3 Ngỗ viết là , , … đều cho thấy âm Hán Cổ của thành phần hài thanh Ngọ Ngũ 午 … Ngỗ nghịch (không nghe lời) thường gặp trong tiếng Việt, cho thấy phần nào nghĩa mở rộng từ các hoạt dộng điều khiển, kiềm chế (chế ngự) loài ngựa. Quá trình mở rộng nghĩa từ cụ thể đến trừu tượng còn thấy trong cách nói ‘thua ngựa một cái đuôi’ (hàm ý dâm dật, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị – 1895); Bây giờ tiếng Việt vẫn còn dùng tiếng lóng (chửi tục) như ‘ngựa bà’ cùng một ý.

Từ phân tích ngữ âm trên : *Ngọ – ngự – ngừa, *Ngọ – hứa , Ngọ – ngựa … Ta có thể xác nhận tương quan giữa âm Ngọ Ngũ và ngựa tiếng Việt7. Ngoài ra, tương quan u – ư – ưa còn thấy rất rõ nét khi nhìn rộng ra cho hệ thống âm thanh HV qua các cặp từ HV và Việt sau đây :

Phù bùa, phụ bụa (quả phụ – góa bụa), phô phố – búa (chợ búa), phủ búa – bừa, vụ mùa, vũ múa, vô mô mựa (không), thâu thú thua, lư lừa (con lừa), lữ lứa (đôi lứa), trừ chừa, trữ chứa, cự cựa, cứ cưa, sơ thưa, dũ (dữu, ) vựa, trú trưa ban ngày), tự chùa, chủ chúa, chú chua (chú sách), du dua (a dua, nịnh hót), tu râu, tua tủa …v.v…

Chính vì sự vắng mặt của nguyên âm đôi -ua trong tiếng Hán mà tác giả Paul Benedict còn đề nghị kỵ (kị) (qí BK) cũng có nguồn gốc phương Nam – để ý tiếng Việt còn duy trì âm cổ là cưỡi hay cỡi, tiếng Thái cưỡi ngựa là ขี่ม้า kèe máa (qí mǎ  騎馬 giọng BK – nhưng Axel Schuessler4 lại cho rằng  kỵ đã nhập vào các ngôn ngữ ở Đông Nam Á).

Tóm lại, ta có cơ sở rất vững chắc để thành lập liên hệ Ngọ Ngũ và ngựa – tên gọi loài vật này trong tiếng Việt. Liên hệ này không hiện diện trong tiếng Hán qua các thời đại hay các ngôn ngữ khác trong vùng8, giải thích được khả năng nguồn gốc tên con giáp Ngọ hay Ngũ này là từ tiếng Việt (Cổ).

Các tương quan ngữ âm Tý-chút-chuột, Mão-Mẹo-mèo, Hợi-gỏi-cúi, Sửu-tlu/klu-trâu, Ngọ-Ngũ-ngựa … Tiếng Việt cho ta thấy ngay tương quan mật thiết giữa các tên 12 con giáp và tên gọi các loài vật liên hệ. Điều này không hiện diện rõ ràng như vậy khi phân tích tên 12 con giáp trong tiếng Hán hay các ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á – người Hán có lúc phải dùng hai từ đi chung để hiểu nghĩa của chúng như丑牛Sửu ngưu, 卯兔 Mão thố, 亥豕Hợi thỉ, 午馬Ngọ mã … Nhờ vào các mối dây âm thanh mà dấu ấn vẫn còn rất đậm trong tiếng Việt (khẩu ngữ) và sự chuyên cần ghi nhận của người TQ (qua các tài liệu cổ bằng chữ Hán) mà ta có thể cảm nhận được phần nào chủ đề của loạt bài viết này

Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

This entry was posted in Văn Hóa, Đời Sống. Bookmark the permalink.