Nghiên Cứu Giáo Lý Tịnh Độ Khóa IV

IV.- Phương pháp thực hành:

Cũng như chúng ta biết, thuyền từ của Từ phụ A Di Đà luôn luôn chờ đợi chúng ta, Ngài và hai đại Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí luôn luôn đưa tay tiếp dẫn chúng ta, như mẹ muốn dắt dẫn con về cố hương mà con chẳng muốn về hoặc có muốn về mà không biết làm sao để lên thuyền, chính vì thế, Đức Thích Ca Mâu Ni đã khô cổ hết lời căn dặn những điều cần yếu, nếu chúng ta muốn về cõi An Lạc của Phật A Di Đà.

Trong tập Nghiên Cứu Tịnh Học I, chúng tôi đã nói rõ về nguyện, ở đây chúng tôi xin nhắc lại: Đại nguyện của Từ Phụ A Di Đà là một đạo luật áp dụng chung cho tất cả chúng sanh trong mười phương, đây là lòng từ bi triệt để như người cha đem thuốc hay về trị bệnh cho con, bệnh sẽ lành, nếu người con uống thuốc đúng theo lời cha dặn. Cũng thế người muốn được luật áp dụng và giúp đỡ, cần phải có đủ điều kiện tối thiểu, mà trong pháp môn Tịnh Độ gọi là nhập lưu có nghĩa là được vào bể đại nguyện của Phật.

Trong đại nguyện mười tám Đức Phật A Di Đà có phát nguyện: “Khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương hết lòng tin ưa, nguyện sanh về nước tôi, nhẫn  đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi không ở ngôi Chánh Giác. Trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp.” Qua đại nguyện trên, chúng ta thấy: Muốn tương ưng với đại nguyện chúng ta phải phát nguyện quyết tâm thực hành những điều kiện của đại nguyện như người tu theo đại nguyện trên cần có tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật thì cùng đại nguyện phù hợp. Để hệ thống hóa và đơn giản hóa hầu dễ dàng cho hành giả, Chư Cổ Đức thành lập tiến trình tu học như sau:

1.- Điều kiện vào bể đại nguyện: Như trên chúng tôi đã trình bày, muốn vào bể đại nguyện chúng ta phải thực hiện những điều kiện thích hợp, những điều kiện đó không ngoài đại nguyện trang nghiêm của Phật A Di Đà, để từ đó chúng ta thực hành chỉ thành tựu một đại nguyện là chúng ta có thể về cõi Cực Lạc. Đó là bước đầu mà ta phải biết.

2.- Những trợ hạnh: Muốn cho một hột giống được sanh sôi nẩy nở thì những trợ duyên đóng một vai trò rất quan trọng, như chúng ta có hạt giống tốt mà thiếu nước, thiếu phân, thiếu ánh sáng thì dù hạt giống có tốt đến đâu cũng không thể sanh sôi nẩy nở được. Cũng thế, người tu niệm Phật trước tiên chúng ta  phải có những trợ hạnh, mà trong Quán Kinh dạy là Tịnh nghiệp. Trong phần trợ hạnh nầy chúng ta tu thế gian thiện căn, trì giới thiện căn, xuất thế gian thiện căn và phương tiện Hân và Yểm. Trong Kinh A Di Đà Đức Phật dạy: “Không thể dùng ít căn lành, ít phước đức, ít duyên phần mà có thể sanh về Cực Lạc được?” Người tu các pháp trợ đạo nầy là người tự trang bị cho mình đủ căn lành, phước đức, duyên phần để sanh về cõi Cực Lạc.

3.- Chánh hạnh: Phương pháp chính của môn tu nầy là Ngũ Niệm Môn, căn cứ vào Vãng Sanh Luận của Ngài Thiên Thân rút ý chỉ từ Kinh Vô Lượng Thọ vạch ra năm phương pháp tu đó là: Lễ Bái Môn, Tán Thán Môn, Tác Nguyện Môn hay Nhất Hướng Chuyên Niệm Môn, Quán Sát Môn và Hồi Hướng Môn. Người nào chuyên tu theo Ngũ Niệm Môn nầy sẽ được vãng sanh về Cực Lạc. Đây là một phương pháp chính yếu được viết thành luận mà Cổ Đức đã công nhận là Luận lập tông, nên các Ngài thường gọi Ba Kinh Một Luận.

Tuy nói năm môn là Chánh Hạnh nhưng khi thực hành cũng có Chánh Hạnh và  Trợ Hạnh khác nhau. Người tu Tùy Nguyện Niệm Phật Tam Muội phải lấy nhất hướng chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà làm Chánh Hạnh. Vì sao lấy  Nhất Hướng Chuyên Niệm làm Chánh Hạnh? Vì Tác Nguyện Nhất Hướng Chuyên Niệm là dẹp trừ ý nghiệp. Tạo nghiệp tuy có ba là thân khẩu ý nhưng ý nghiệp luôn luôn là chủ tể. Trước khởi ý giết rồi sau thân mới giết hại chúng sanh, trước có khởi ý sân hận miệng mới nói lời hung ác. Diệt trừ được ý nghiệp thì các nghiệp khác không do đâu mà sanh. Thế nào là Nhất Hướng? Người tu Tịnh Độ thường lấy hướng Tây là hướng để về, lòng luôn luôn ghi khắc chẳng chút nào rời, như người viễn khách mong nhớ cố hương. Vì thế, Chư Cổ Đức Liên Tông  khi ngồi lưng không quay về hướng Tây, vì luôn luôn nhớ đó là điểm đến. Thế nào là Chuyên xưng danh hiệu Phật? Niệm Phật không phải khó mà khó nhất là niệm cho được nhất tâm, muốn được nhất tâm thì lòng phải chuyên chú vào danh hiệu Phật. Vì vậy, mỗi niệm cần phải rõ ràng, trong tâm mới hết chỗ vướng mắc.

Người thực hành Ngũ Niệm Môn ở  trên thì gọi là Chánh Hạnh, còn người tu thêm các hạnh khác như tu thêm Thiền, Mật, Luật, Giáo thì gọi là Tạp Hạnh. Người chuyên tu Chánh Hạnh thì quyết định mười người tu là mười người được vãng sanh, vì tương ưng với Phật nguyện, còn người tu Tạp Hạnh một trăm người tu khó có được một hai người giải thoát. Chúng ta cần phải suy nghĩ  kỹ.


V.- Kết quả tu chứng: Người tu theo phương pháp nầy có kết quả hiện tiền và kết quả khi đã vãng sanh.


1.- Kết quả hiện tiền:
Người tu Tịnh Độ không phải đợi đến khi lâm chung mới được Phật rước, mà trong hiện đời nếu niệm đến khi công sức thuần thục, một câu Nam Mô A Di Đà Phật không rời tâm miệng gọi là chứng được nhất niệm niệm Phật, trong giai đoạn nầy mà cầu sanh về Cực Lạc đều được về ngay, nên Cổ Đức thường dạy: “Di Đà sáu chữ niệm luôn, móng tay vừa  khảy Tây Phương đã về.” Hành giả cứ như thế  mà niệm tương tục đến khi tình trần dứt hẳn, vọng niệm không còn, tâm thể như như, thẳng vào chánh định là người chứng được niệm Phật Tam Muội. Khi được Tam Muội rồi thì hiện đời thấy Phật, hiện đời trong Tam Muội có thể dạo chơi cõi Cực Lạc Tây Phương, biết giờ biết khắc, biết rõ tánh linh, sanh tử  tự tại. Đó là những hành giả chứng được Tam Muội.

2.- Kết quả khi vãng sanh: Bất cứ một chúng sanh phàm phu nào sanh về cõi Cực Lạc đều được vào Chánh Định Tụ và Địa Vị Bất Thối Chuyển.

a. Vào Chánh Định Tụ: Trong Kinh Vô Lượng Thọ,  Đại nguyện thứ 11 Phật A Di Đà có nguyện: ” Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, chẳng trụ vào Chánh Định Tụ thì tôi không ở ngôi chánh giác.” Người được Chánh Định Tụ thì tâm định mỗi lúc mỗi tăng tiến mãi cho đến Phật quả. Cõi Cực Lạc không có Tà Định Tụ và Bất Định Tụ.

b. Chứng vị Bất thối:
Trong Kinh A Di Đà Phật dạy: “Lại nữa nầy Xá Lợi Phất! Người được sanh về nước Cực Lạc đều chứng quả vị bất thối, trong ấy có nhiều người một đời được bổ xứ làm Phật, số ấy nhiều đến không thể lấy con số mà có thể đếm biết được, chỉ dùng chữ vô lượng vô biên số (A tăng kỳ) mà nói đó thôi. Trong Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận nói: “Bồ Tát muốn được bất thối có hai cách khó và dễ. Người ở trong đời dữ năm trược, lại không có Phật, muốn được vị bất thối thật khó, như người đi bộ vượt núi băng rừng rất vất vả. Còn người tin lời Phật dạy, nguyện sanh về Tịnh Độ, do sức Phật gia trì liền vào vị bất thối, như người đi đường thủy, nương thuyền, nước xuôi gặp gió thuận, dễ đi mà mau đến.”

Tóm lại: Kết quả của người tu phương pháp Tùy Nguyện Niệm Phật Tam Muội, hiện tiền sẽ được thấy Phật, khi lâm chung được Phật và Thánh chúng đến tiếp dẫn mang nghiệp vãng sanh về cõi Phật. Về cõi Cực Lạc rồi liền vào Chánh Định Tụ ở vị Bất Thối, một đời làm Phật.

Trong Kinh có thí dụ: Có một chàng Cùng Tử, bản chất thật thà nhưng nhà nghèo phải đi làm thuê để sống. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gia đình sa sút, anh phải đi mượn nợ. Số nợ để càng lâu càng thêm nhiều lời, chẳng mấy chốc mà số nợ mỗi ngày mỗi thêm to, chàng Cùng Tử kể như suốt kiếp không tài nào trả hết nợ. Nhưng rất may! Một hôm có một vị Quốc Vương ở một nước khác đến viếng cảnh. Trong trường hợp ngẫu nhiên, nhà vua làm quen với chàng Cùng Tử. Thấy chàng Cùng Tử thật thà, thuật lại hết những điều khổ đau, nhà vua chấp thuận cho chàng Cùng Tử về nước với điều kiện tự lực, nhà vua không giúp gì cả. Chàng Cùng Tử theo nhà vua lên thuyền sang nước khác với số giấy nợ vẫn theo mình. Đến nước kia chàng Cùng Tử làm lại cuộc đời, chàng được rảnh rang không ai theo bức bách đòi nợ, cố gắng làm việc kiếm tiền, phần nhờ tánh cần kiệm đã quen nên chẳng bao lâu có được số vốn, phần đi theo nhà vua  trở về, nên mọi người đều nể nang và giúp đỡ. Khi đã có tiền rồi thì dễ dàng sanh ra nhiều tiền, chẳng mấy chốc chàng Cùng Tử trở nên giàu có. Chừng đó chàng trở lại cố hương, nhà giàu trả nợ, chỉ thoáng qua là nợ cũ đã trả xong, thành người Đại tự tại.

Có người niệm Phật tuy chưa được Nhất Tâm hoặc chứng Tam Muội, nhưng công phu niệm Phật tạm thuần, người ấy hiện đời cũng thấy Thánh cảnh, thân tâm khinh an, đến khi sắp lâm chung tinh thần minh mẫn, mang nghiệp theo Phật vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Cũng thế, chúng sanh ở trong đời dữ năm trược nghiệp lực chất chồng, mỗi lúc mỗi nhiều, như chàng Cùng Tử kia, suốt kiếp không làm sao trả hết nợ. Rất may, Đức Phật A Di Đà có đại nguyện rộng sâu, nguyện tiếp dẫn chúng sanh  trong 10 phương về cõi nước An Lạc của Ngài, nếu người nào muốn về cũng được “mang nghiệp vãng sanh”  như người Cùng Tử mang giấy nợ sang nước kia. Đã về cõi Cực Lạc rồi có đủ thắng duyên, chứng quả Bất thối, tu hành mỗi lúc phước đức càng tăng, chứng vào Bồ Tát Địa Thượng, chừng ấy, nguyện trở lại cõi Ta Bà độ thoát tất cả chúng sanh, như chàng Cùng Tử trở nên giàu có trở lại trả nợ, chẳng mấy chốc mà nợ nào chẳng hết, quả nào chẳng tròn. Tất cả đều nhờ tha lực mà được thành tựu.

Đại nguyện Đức Phật như chiếc thuyền lớn có thể chở hết mọi người sang sông, khi đã được lên thuyền là tức khắc được đưa đến bờ kia. Việc khó nhất của người tu theo phương pháp tùy nguyện niệm Phật Tam Muội là làm thế nào có đủ điều kiện để lên thuyền? Có năng lực nào đưa vật nặng ngàn cân nghiệp lực vào được lòng thuyền? Làm thế nào vận chuyển vật ấy vào chỗ đã định? Và khi đã đến bờ kia thì có được hiệu quả nào? Đó là những điều kiện ắt có và đủ của người muốn thành tựu Tùy Nguyện Niệm Phật Tam Muội.

Trân trọng kính mời Quý Liên Hữu cùng chúng tôi quán triệt từng bước thực rõ ràng, trước khi muốn hạ thủ công phu, nương theo đại nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc.

Câu hỏi:

1. Thế nào là điều kiện ắt có và đủ để hành giả có thể vào bể Đại Nguyện?

2. Người tu theo Pháp này có kết quả tu chứng như thế nào?

3. Quán Kinh có 16 phép quán đều do nhiếp tâm tu Tịnh, quán Phật tướng hảo hiểu rõ Chơn tâm mới làm thêm trang nghiêm Tịnh Độ. Vì sao tán tâm niệm Phật mà được vãng sanh?

4. Thân là gốc đạo, trói là nhân của giải thoát. Tại sao đốt ngón tay, thân mạng, nói vì đạo là trái đạo. Trong luật Tiểu thừa chỉ trích thực nhiều, đâu được gọi thiêu thân rút ra từ kinh Phật.

Thích Hồng Nhơn

Bài II – ĐI NGUYN VÀ T NGUYN LÀ LÒNG T Đ KHP CA CHƯ PHT

Đức Bồ tát Đại Thế Chí dạy: ” Người niệm Phật như con nhớ mẹ, như mẹ nhớ con. Con muốn về và mẹ muốn dẫn thì mẹ con đời đời khắn khít bên nhau. Trái lại, mẹ muốn dẫn mà con không muốn về thì dù có gặp mặt cũng như là không gặp.” Đức Từ Phụ

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.