Châm Tê

3. Chọn huyệt

Châm tê phát triển trên cơ sở kinh nghiệm lâm sàng của châm cứu, cách chọn huyệt trong châm tê cũng dựa theo lý luận tạng, phủ, kinh lạc. Ngoài ra còn chọn huyệt theo lý luận sinh lý giải phẫu thần kinh.

a) Lấy huyết theo lý luận tang phủ kinh lạc

Theo lý luận này châm tê làm cho khí huyết vận hành thông suốt trong kinh lạc, tạng phủ trong cả quá trình mổ để đạt kết qủa không đau và khống chế rối loạn sinh lý. Vì vậy khi chọn huyệt, cần chú ý đến đường đi của kinh mạch, quan hệ giữa các tạng phủ kinh mạch với vị trí mổ.

  • Lấy huyệt theo kinh- chọn kinh: dựa trên nguyên tắc kinh mạch đi qua vùng nào có tác dụng phòng chống được bệnh tật hoặc đau đớn liên quan đến vùng đó, cho nên phải chọn những kinh mạch trên hoặc gần đường rạch và có quan hệ với tạng phủ sẽ động đến khi mổ. Ví dụ: mổ vùng mật cổ nên chọn kinh Dương Minh Đại trường ở tay, mổ dạ dày nên chọn kinh Dương Minh vị ở chân, mổ vùng hố chậu nên chọn kinh Dương và kinh Quyết âm can ở chân.
  • Chọn huyệt: nói chung mỗi huyệt có 3 loại tác dụng: tại chỗ, theo đường kinh và toàn thân. Người xưa đã phân huyệt làm nhiều loại. Những loại huyệt thường dùng trong châm tê có:
  • Huyệt Ngũ du (Tỉnh, Huỳnh, Du, Kinh, Hợp) còn gọi là hợp du của chính kinh do (Bản kinh). Trong số này nên nhớ, huyệt Du chống đau tốt, huyệt Hợp dùng trong mổ tạng phủ tốt.
  • Huyệt Nguyên và huyệt Lạcđôi huyệt Nguyên Hợp cốc và Thái xung thường được dùng trong nhiều loại mổ. Cũng có thể dùng đôi huyệt: Nguyên lạc của hai kinh có quan hệ biểu lý.
  • Huyệt Du ở lưng và huyệt Mộ. các huyệt Du ở lưng được dùng tương đối rộng rãi, còn các huyệt Mộ thường dùng là Chương môn, Quan nguyên, Trung cực.
  • Huyệt khích: trong mổ ngực, người ta thường hay dùng, Khích môn của kinh quyết âm tâm bào ở tay; trong mổ sản phụ khoa dùng huyệt Trung đô là khích của kinh quyết âm can ờ chân.
  • Huyệt hợp ở dưới: Túc tam lý, Thượng cự hư, hạ cự hư thường được dùng trong các cuộc mổ bụng vùng trên và bụng dưới.
  • Mổ mắt dùng huyệt của kinh Quyết âm can là hàm ý can khai khiếu ra mắt, mổ xương dùng huyệt của kinh Thiếu âm thận là hàm ý thận chủ xương. Trong quá trình mổ có thể có các phản ứng tim đập nhanh hoặc chậm lại, thở gấp, khó chịu, bồn chồn trong ngực do “tâm trí bị nhiễu loạn” có thể dùng thần môn, toàn liên ở loa tai hoặc nội quan.

b) Lấy huyệt theo lý luận sinh lý giải phẫu thần kinh

Tại vi trí Y học dân tộc gọi là huyệt, cơ quan nhận cảm dược phân phối nhiều hơn vùng kế cận; cơ quan nhận cảm đó, theo học thuyết thần kinh đó là cơ sở vật chất tiếp thu kích thích của huyệt; trong mổ châm tê, lượng kích thích đến từ huyệt và kích thích gây đau đớn từ nơi mổ được truyền vào trung khu thần kinh, qua phân tích và xử lý ở đó sinh ra hiệu qua châm tê. Dựa vào đặc điểm sinh lý giải phẫu thần kinh có mấy cách chọn huyệt sau đây:

  • Lấy huyệt ở tiết đoạn gần: chọn huyệt thuộc sự chi phối của cùng một tiết đoạn hoặc tiết đoạn gần với vị trí mổ. Ví dụ, nhổ răng có thể chọn các huyệt Hạ quan ,Giáp xa, Thừa tương, Nhân trung tùy theo vị trí răng bị bệnh, cắt các nang u bã ở da có thể chỉ cố định kim ở mặt da hoặc gài kim dưới da nơi mổ rồi thông điện để kích thích là được.
  • Có lúc huyệt chọn tuy ở mặt ngoài cơ thể có thể cách nơi mổ tương đối xa nhưng vẫn thuộc cùng một tiết đoạn hoặc tiết đoạn gần chi phối. Ví dụ mổ ở khoang ngực, khoang bụng có thể chọn huyệt Du ở lưng, huyệt Giao tích ở hai bên cột sống tương ứng để châm, mổ ngực, mổ tuyến giáp chọn Hợp cốc, Nội quan thuộc tiết đoạn tủy gần vị trí mổ.
  • Lấy huyệt ở tiết đoạn xa: quan sát lâm sàng và thực nghiệm cho biết huyệt châm có cảm giác đắc khí mạnh, hiệu quả chững đau thường tốt và phạm vi chống đau rộng. Do đó tuy không cùng tiết đoạn với cơ quan và vị trí mổ, người ta thường chọn số huyệt cảm ứng mạnh ấy hợp thành đơn, huyệt dùng cho nhiều loại mổ. Ví dụ: Hợp cốc, Nội quan có thể dùng gây tê mổ ở đầu mặt, cổ, ngực…Trong lâm sàng người ta thường phối hợp hai phương pháp lấy huyệt ở tiết đoạn gần và tiết đoạn xa với nơi mổ vì thấy cách này đưa đến hiệu quả tốt hơn so với chỉ lấy huyệt ở tiết đoạn xa. Tuy nhiên một đơn vị huyệt dùng được cho nhiều loại mổ cũng có lợi nhất định trong việc phổ cập châm tê.
  • Kích thích dây thần kinh: hiện nay trong mổ bỏ tứ chi, người ta hay dùng cách trực tiếp kích thích vào đây thần kinh chi phối vùng mổ. Ví dụ: trực tiếp kích thích rễ dây thần kinh thắt lưng 3- 4, dây thần kinh đùi, dây thần kinh hông để làm một số ca mổ ở chân kích thích đám rối thần kinh cánh tay (thông qua huyệt Thiên tỉnh, huyệt Cực tuyền) để làm một số ca mổ tay v.v… Trong mổ tuyến giáp trạng, mổ sọ não, có lúc người ta cũng dùng phương pháp kích thích dây thần kinh. . ..

c) Chọn huyệt ở loa tai

Thường làm như sau: huyệt quan hệ với da, phổi (nếu mổ qua da), huyệt quan hệ với cơ quan định mổ: huyệt thần môn (để an thần) huyệt giao cảm (nếu mổ nội tạng) ý nghĩa một số huyệt ở loa tai dùng trong châm tê. Thần môn có tác dụng làm yên tĩnh, gây ngủ, tiêu viêm, điều chỉnh hưng phấn, ức chế của vỏ não. Giao cảm có tác dụng giãn cơ trơn, giãn mạch, yên tĩnh, gây ngủ. Dưới vỏ não có tác dụng điều chỉnh hưng phấn, ức chế của vỏ não, yên tĩnh, tiêu viêm.

Một số nơi đã phối hợp huyệt ở thân thể với huyệt ở loa vai: dùng tổng hợp như vậy có hiệu quả hơn, hay dùng đơn thuần huyệt thân thể hoặc huyệt ở loa tai hơn, hiện nay chưa kết luận.

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.