Châm Cứu và Thang Dược

8) Tả tâm thang (Kim qũy)

Đại hoàng 20g Hoàng liên 10g Hoàng cầm 10g

a) Phép dùngcho 3 vị vào nước 3 thăng, sắc còn 1 thăng, uống hết.

b) Công dụng: trị Tâm khí bất túc, ói huyết, chảy máu mũi, Tâm thọ tích nhiệt, sàm ngôn, phát cuồng, leo tường, leo lên nóc nhà… Trị phụ nữ bị sùi bọt mép dưới Tâm có bĩ khối. Trước hết nên trị bọt mép băng Tiểu Thanh long thang, sau đó dùng thang này để trị “bĩ”.

c) Luận phương: hoả tà thịnh sẽ làm bức huyết, huyết sẽ theo kinh loạn hành vong hành. Huyết là Tâm dịch, vì thế nếu huyết bị thương thì không lấy gì để dưỡng Tâm, khiến cho khí của Tâm Âm bị bất túc. Vì thế phải nói “Tâm khí bất túc”, chứ không nói là “Tâm Dương chi khí bất túc”. Dùng vị thuốc khổ hàn của “cầm và liên” để nhập Tâm làn thanh Hoả, bồi dưỡng Tâm khí, dùng Đại hoàng làm khử ứ sinh tâm huyết. Đây gọi là “nhất bổ nhất tả”.

Ngoài ra còn có Tả tâm thang của Tiền Ất, của sách Chứng trị chuẩn thằng phương…

9) Lý trang hoàn

Nhân sâm

30g

Cam thảo

30g

Bạch truật

30g

Can khương

30g

a) Phép dùngcả 4 vị đem tán nhỏ, luyện mật làn thành hoàn to bằng tròng đỏ trứng gà, dùng vài chung nước sôi hoà 1 hoàn, tán nát ra, uống âm; ngày uống 3 lần, đêm uống 2 lần. Nếu trong bụng vẫn chưa ấm (nóng) tăng  lên làm 3-4 hoàn. Tuy nhiên, uống hoàn không bằng uống thang. Vẫn dùng y 4 vị trên, đong cân lượng, cho vào nước 8 thăng sắc còn 3 thăng, bỏ xác, uống ấm 1 thăng, ngày 3 lần. Phép gia giảm:

  • Nếu trên rốn bì máy động, đó là Thận khí động, bỏ truật, gia thêm quế (nhục quế) 4 lượng.
  • Nếu ói nhiều, bỏ truật, gia sinh khương 3 lượng.
  • Nếu xổ nhiều, vẫn dùng lại truật.
  • Nếu khát muốn uống nước, gia thêm truật 4,5 lượng.
  • Nếu trong bụng bị đau, gia thêm Nhân sâm đến 4,5 lượng.
  • Nếu bị hàn, gia Can khương lên 4,5 lượng.
  • Nếu bụng đầy, bỏ truật, gia 1 củ Phụ tử.

Sau khi uống thuốc xong, đợi 1 lúc sau, ăn hơn chén cháo nóng, làm cho hơi ấm, đứng cởi bỏ áo chăn.

b) Công dụngđây là thang của Thương hàn luận, trị Trung tiêu Tỳ Vị bị hư hàn, không thể vận hoá được, ẩu thổ, tiết tả, không uống không ăn, ngực bị tý, bị vĩ, âm, tự lợi không phát; hàn hoắc loạn thổ tả, tứ chi quyết lãnh, tự hạn, mạch hư, tiểu ra huyết, huyết ly, phụ nữ có thai bị hư hàn…

c) Luận phươngtrung tiêu là nơi phải được ôn hòa, được vậy mới có thể vận hoá thủy cốc, sinh phát trung khí. Nếu Dương khí của Tỳ Vị hư sẽ làm cho trung khí mất đi cái năng lực tuyển phát… ngũ tạng sẽ thọ bệnh. Trong phương, Nhân sâm phò được Vị, Bạch truật phò được Tỳ, dùng Cam thảo để hoà cả 2, dùng Can khương làm ổ, được vậy trung khí sẽ sung hòa, Dương khí ở Trung tiêu được “kiên” vận, ngũ tạng lục phủ nhận được tinh khí của Thủy cốc, đó là ý nghĩa của chữ “Lý trung”, nói lên quyền hành ở Trung tiêu…

10) Kiến trung Thang                                                                                                                                                                                                                                   

Quế chi 30g Cam thảo 20g Đại táo 12 quả
Thược dược 60g Sinh khương 30g Di dưỡng 1 tháng

a) Phép dùngđây là thang của Thương hàn luận. Quế chi bỏ bì sần sùi, sinh khương cắt miếng, Thược dược tẩy rượu. Tất cả 6 vị cho vào 7 thăng nước, sắc còn 3 thăng, bỏ xác, khi cho Di đường vào để lửa riu, đường tiêu tan, uống ấm 1 thăng, ngày 3 lần. Chứng “âu” thì không nên uống “Kiến trung” vì vị ngọt của nó.

b) Công dụngtrị thương hàn biểu chưa giải, Dương mạch sắc, Âm nạch huyền, Tâm trung phiền, hồi hộp, trong bụng cấp thống, hoặc bị hư lao cấp thống, mộng thất tinh, tứ chi đau buốt, tay chân phiến nhiệt, miệng khô.

c) Luận phươngthang này chính là Quế chi thang gia Thược dược và Di đường . Thương hàn lúc sơ khởi, tà khí còn tại biểu chưa kịp chuyển vào lý. Khi hồi hộp thì Dương hư, khi phiền thì Âm hư, vả lại, kinh toại, huyết mạch luôn luôn lưu hành không nghỉ. Khi hàn khí nhập vào Dương lạc thì Dương mạch sắc, nhập vào Âm lạc thì Âm mạch huyền. Khi trong bụng bị cấp thống, vinh vệ bất túc thì biểu hư, Mộc nhập vào trong Thổ thì “lý cấp”, biểu hư mà lý cấp, phải lấy thang này làm chủ. Thang danh là “Tiểu Kiến trung” ý nói nó có vai trò “kiến lập” “tiểu tiểu: nho nho” cho vùng trung khí. Ý nói rằng tuy “trung” có hư, biểu vẫn chưa hòa, không dám đại “bổ”, vì thế chỉ dùng vị khổ toan của Thược dược để “ích” cho Âm, nó có khả năng lấy việc tả Mộc trong Thổ làm “quân”, lấy cái ôn của Di đường, Cam thảo bổ Tỳ, dưỡng Vị làm “thần”. Thủy có thể nương theo cái thế của Mộc để mà khinh lờn với Thổ, ta dùng cái tân nhiệt của Quế chi để “phù trợ” cho Dương, đuổi hàn thủy. Ta lại lấy vai trò tân ôn của sinh khương và đại táo để phát tán Dương khí, để Dương khí vận hành đến tận kinh lạc bì mao làm “sứ”…

11) Bát trân thang

Đương qui

4g

Xuyên khung

4g

Bạch thược

4g

Thục địa

4g

Nhân sâm 4g Bạch truật 4g Phục linh 4g Cam thảo 4g

a) Phép dùngđây là phương của sách Lục khoa chuẩn thằng. Bạch thược sao rượu, có phương nghi là Sinh địa thay vì Thục địa, Bạch truật sao, cam thảo chích. Dùng 2 chung nước cho vào 3 miếng gừng tươi, 2 trái táo, sắc còn 8 phân, uống trước bữa ăn.

b) Công dụng: điều hoà vinh vệ, tư dưỡng huyết khí, trị Âm hư nội nhiệt, Tỳ Vị hư tổn, cơ nhục gầy gò, phụ nữ thai sản bị băng lậu, khí huyết đều hư…

c) Luận phươngthang này là sự hợp dụng giữa 2 thang Tứ vật và Tứ quân, chuyên về bình bổ khí huyết.

12) Đại thanh long thang

Ma hoàng 60g Quế chi 20g Cam thảo 20g Hạnh nhân 50 hột
Sinh khương 30g Đại táo 12 trái Thạch cao một khối to bằng trứng gà

a) Phép dùngMa hoàng bỏ mắt, Quế chi bỏ bì, Cam thảo chích, Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, Gừng cắt miếng, Đại táo xẻ ra, Thạch cao nghiền nát. Dùng 9 thăng nước nấu.

b) Phép dùng: đây là phương của Thương hàn luận. Ma hoàng bỏ mắt, Hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, Gừng cắt miếng, Đại táo xẻ ra, Thạch cao nghiền nát. Dùng 9 thăng nước, trước hết nấu Ma hoàng cạn độ 2 thăng, vét vỏ bọt rồi cho các vị kia vào, sắc còn 3 thăng, bỏ xác, uống ấm 1 thăng cho ra mồ hôi nhẹ. Nếu mồ hôi ra nhiều thì dùng ôn phân xoa vào. Nếu uống 1 lần mà đã có mồ hôi thì thôi, vì nếu uống ra nhiều mồ hôi sẽ vong Dương, trở thành hư chứng, sợ Phong, phiền táo, mất ngủ.

c) Công dụng: phương này lấy ý nghĩa của “long: rồng” và “vân vũ: mây mưa”. Bởi vì trị Phong không gì ngoài Quế chi, trị Hàn không gì ngoài Ma hoàng. Khi hợp cả Quế chi lẫn Ma hoàng làm thành phương, đó là nhằm vào sự trúng thương bởi Phong và Hàn. Cả 2 chứng đều không có mồ hôi, cho nên giảm Thược dược mang tính giáng thu của khổ toan; nếu 2 chứng đều gây phiền táo, gia thêm Thạch cao thì phải theo Ma hoàng, Quế chi các bán thang vậy. Trong phương tễ trị biểu, trong Cảnh lại gia thêm những vị tâm cam đại hàn đủ cho chúng ta thấy sự phát nhiệt của chứng Thanh long kiềm luôn ở cơ và lý. Lúc Thái dương mới bị bệnh lại dùng Thạch cao, chính vị tân của nó có thể giải nhiệt ở cơ, vị hàn của nó có thể thanh hoả ở Vị; cam có thể sinh tân dịch, đó là dự phòng trước tiên bảo vệ cho Dương minh tôn được tân dịch, nếu nghi, sợ ấm không dùng nó thì nhiệt sẽ kết ở Dương minh… Như vậy đủ cho chúng ta thấy rằng Thạch cao chính là vị thuốc quan yếu trị được Thương hàn trúng Phong vậy.

13) Tiểu thanh long thang

Ma hoàng

30g

Thược dược

30g

Ngũ vị tử

nửa thăng

Cam thảo 30g Tế tân 30g Quế chi 30g

Can khương

30g

Bán hạ nửa thăng

a) Phép dùng: đây là phương của Thương hàn luận. Dùng 1 đấu nước, nấu trước Ma hoàng giảm 2 thăng, vớt bỏ bọt, cho các vị cò lại vào sắc còn 3 thăng, bỏ xác uống ấm 1 thăng… (tùy chứng gia giảm).

b) Công dụng: trị Thương hàn biểu chưa giải, dưới Tâm có thủy khí, ho suyễn cấp, Phế trướng, hung mãn, mũi tắc chảy nước trong, hoặc khái nghịch phải ngồi dựa để thở, không nằm được, hoặc tất cả các chứng làm cho Phế khí không tuyên thông, đàm ẩm đinh tích, bì phu bị trướng thủy thũng, nên phát hãn…

c) Luận phương: đây là 1 phương trị Thương hàn Thái dương biểu chưa giải, để phải động đến thủy ở “lý”. Thái dương đình ẩm gồm 2: Trúng Phong biểu hư có mồ hôi, dùng Ngũ linh tán làm chủ; Thái hàn biểu thực không có mồ hôi, dùng Tiểu thanh long thang làm chủ… Thang này có tên là Tiểu Thanh long có ý nói rằng tác dụng của nó ví với con rồng đang muốn lướt sóng bơi lội để quay về chốn sông biển mà thôi, nó không muốn cưỡi mây lên Trời để tạo thành những con mưa lớn tầm tã (dâm vũ)… (tùy chứng gia giảm…)

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.