Châm Cứu và Thang Dược

Long đởm thảo 4g Sài hồ 4g Trạch tả 4g
Mộc thông 2g Xa tiền tử 2g Sinh địa hoàng 2g
Đương qui vĩ 2g Chi tử 2g Hoàng cầm 2g
Cam thảo 2g

a) Phép dùng: đây là phương của Lý Đông Viên. Long đởm thảo sao rượu, Xa tiên tử sao, Sinh địa hoàng sao rượu, Đương quy vĩ tẩm rượu, Chi tử sao, Hoàng cầm sao rượu, có phương không dùng Sài hồ và Chi tử, có phương thêm Xích phục linh hoặc Sinh khương. Dùng 3 ly nước sắc còn 1 ly, uống nóng xa bữa ăn.

b) Công dụng: trị Can kinh thấp nhiệt bất lợi, hông sườn thống, miệng đắng, tai điếc, tai sưng, tất cả đều thuộc chứng của Can hoả, Cân nuy Âm hộ bị thấp, nhiệt làm ngứa sưng Âm hộ, tiểu ra nước đục và huyết, tất cả đều là bệnh của Can kinh, vì thế dùng Long đởm thảo đẻ tả cái hỏa của Can và Đởm, lại dùng Sài hồ làm phép dẫn đạo, dùng Cam thảo làm hoà hoãn; dùng cầm, chi, thông trạch, Xa tiền làm “tá” để cho tiền Âm được đại lợi, tạo thành con đường để cho khí Thấp nhiệt đi ra ngoài. Tuy nhiên, tất cả đây chỉ là các vị làm tả Can, bệnh khỏi, nhưng Can cũng bị “thương”, vì thế nên dùng thêm Đương quy, Sinh địa bổ huyết, dưỡng Can. Ta thấy đây chính là 1 phương tả Can mà ngược lại, lại “bổ” Can, nó có cái vi điệu của vấn đề “tiêu bản”.

Ngoài phương của Lý Đông Viên nói trên, còn có phương của Chứng trị chuẩn thằng, của Y tông kim giảm…

27) Quy tỳ thang

Đương qui thân 4g Nhân sâm 8g
Bạch phụ linh 8g Hoàng kỳ 8g
Long nhãn nhục 8g Bạch truật 8g
Toan táo nhân 8g Can thảo 2g
Than mộc khương 2g Viễn chí 4g

a) Phép  dùng : đây là phương của Tế sinh. Đương quy thân tẩy bằng rượu; có bản thay Phục linh bằng Phục thần Hoàng kỳ sao; Bạch truật thổ sao; Toan Táo nhân sao rồi nghiên; Cam thảo chích; Viễn chí bỏ tâm. Có phương không dùng Nhãn sâm và Đương quy. Cho thêm từ 3 đến 5 miếng sinh khuâng và 1 đến 2 trái táo bổ ra, dùng nước sắc, uống ấm không kế giờ nào. Nếu thiếunhi bị nhọt nhiệt, cho cả mẹ con đều uống.

b) Công dụng : trị ưu tư thương Tỳ, huyết hư phát nhiệt ăn ít, thân thể mệt mỏi, hoặc Tỳ hư không nhiếp được huyết đến nỗi nó phải vọng hành, hoặc bị kiện vong, hồi hộp ít ngủ, hoặc Tâm Tỳ tác thống, tự hạn, đạo hạn, hoặc tay chân đau nhức, đại tiện không điều, hoặc phụ nữ kinh nguyệt không đúng kỳ, đàn bà có thai bị uất kết làm thương Tỳ, hoặc nhũ mẫu bị 2 kinh Tâm Tỳ có nhiệt, nhọt không kẻo vảy, hoặc vết nhọt ửng đỏ, hoặc môi bị nhọt.

c) Luận phương : tâm tàng thần và sinh huyết. Tỳ tàng ý và thống huyết, con người nhiêu tư lự thì cả 2 tạng sẽ bị “thương” làm cho huyết không quy kinh, Tâm huyết bất túc thì thích nằm, ít ăn, thân thể mệt mỏi, tứ chi bị đau. Nếu Tỳ không thống được huyết làm cho huyết bị vọng hành, nếu nặng thì khí uất làm cho Tâm Tỳ bị thoảng, nếu là ở phụ nữ thì sẽ làm cho có đái hạ và nguyệt kinh không điều. Phương này dùng tính cam ôn của sâm, linh, kỳ, truất và chính thảo làm bổ Tỳ. Dùng tính nhu nhuận của Long nhãn, Táo nhân, Quy thân, Viễn chí làm “dưỡng” Tâm. Dùng Mộc hương làm “tá”, đó là vì tư lự làm cho thương khí, khí của Tam tiêu bị trở tắc, dựa vào tính tuyên sướng của Mộc hương để điều khí, thực tỳ. Được vậy thì khí hòa, khí hòa thì huyết hòa, vả lại, bình Can có thể thực Tỳ, làm cho huyết đang tán ra ngoài sẽ “quy” vào trung châu, nghe theo sự thống nhiếp của kinh Thái âm. Đó là lý do tại sao gọi thang này là “Quy Tỳ” vậy.

28. Hoàng kỳ Kiến trung thang

a) Phép dùng : đây là phương của Kim quỹ yếu lược. Phương này chính là phương của Tiểu Kiến trung thang gia thêm Hoàng kỳ 1 lượng 5. Phép dùng cũng giống với Tiếu Kiến trung thang, nếu trong bụng bị mãn thì bỏ táo, gia thêm Phục linh 1 lượng 5. Muốn trị Phế bị hư tốn bất túc, bổ khí gia thêm Bán hạ 3 lượng.

b) Công dụng : trị các chứng bất túc do hư lao lý cấp.

c) Luận phương: tiểu Kiến trung thang là phép dùng cam ôn để phù trợ Tỳ Vi. Nó đi từ trung cung để người xưa còn lo chưa đủ sức vì thế mới cho Vị Hoàng kỳ là vị đại bổ nguyên khí nhằm củng cố lực lượng mạnh hơn. Tất cả các chứng ngũ lao thất thương, hư tổn sẽ nhờ đây mà phục hồi trở lại. Tuy nhiên, Hoàng kỳ lại là vị thuốc có tính “trệ”, nếu nó trệ ở Vị thì làm cho khí đoàn, hung mãn, vì thế gia thêm Sinh khương để làm cho nó vận hành, nếu trệ ở Trường thì cho bụng mãn, vì thế phải bổ táo và gia thêm Phục linh để cho nó thấm, nếu người có Phế hư sẽ làm cho khí phận càng suy và khó vận hóa, gia thêm Bán hạ để trợ. Như vậy là cả phương lẫn pháp đều hoàn bị vậy.

29) Hoắc hương chính khí hoàn

 

Hoắc hương 72g Đại phúc bì 72g Bạch chỉ 72g
Phục linh 72g Tử tô 72g Trần bì 72g
Bạch truật 72g Hậu phác 72g Bán hạ 72g
Khô cát cánh 72g Cam thảo 0,4g

a) Phép dùng : đây là phương của Thái binh Huê dân Hòa tế cuộc. Bạch truật thổ sao, Hậu phác chế gừng, Cam thảo chính. Đây là 1 phương có thể dùng ở dạng “thang”, “hoàn” hoặc “tán ‘ đều được. Mỗi lần dùng 5 tiền, uống không cần theo thời. Nếu sắc uống, ta dùng thêm 3 miếng gừng, 3 trái táo để sắc. Nếu nhiệt đa gia Hoàng liên, hàn đa gia Can khương, nếu bị thông trướng bỏ Đại táo, gia Đăng tâm, nếu đàm thực khí trệ bỏ Bạch chỉ; gia Mộc hương.

b) Công dụng : trị ngoại cảm lưỡng hàn, nội thương ấm thực, ố hoàn tráng nhiệt, đầu thống, ẩu nghịch, hung bứt rứt, bụng trướng, ho đàm, khí suyễn, thương lãnh, thương thấp, thương thử, hoắc loạn, thổ tả, sốt rét, lỵ, khí sơn lam chướng lệ, không chịu thủy thổ….

c) Luận phương : khí bất chính của 4 mùa, do từ miệng mũi đi đến Trường Vị, cho nên không cần dùng phép phát hãn để giải biểu nhưng dùng Hoắc hương để tiêu tán và dẫn đạo để làm hòa hoãn ở “lý”, kiêm dụng loại dược của trung thổ để phù trợ, do đó nó là loại phương thông dụng trị mọi thứ bất chính của 4 mùa…

30. Ngũ tử Dân Tông Hoàn

a) Phép dùng : đây là phương của Chủ Đơn khê. Tất cả phơi khô nghiền thành bột, luyện với mật thành hoàn, to như hạt ngô đông. Dùng đúng ngày mùa xuân dùng vào sửu vị; mùa thu dùng vào Nhâm quý, Hợi Tý; mùa đông dùng vào Giáp Ất, Dần Mão. Kỵ những vị sư, ni, quan (góa vợ), quả (góa chồng), và cũng đừng cho súc vật như chó gà trông thấy. Mỗi lần uống 90 hoàn lúc bụng trống, trước khi lên giường uống 50 viên với nước nấu chín, hoặc nước muối, mùa đông dùng rượu ấm để uống… Người thường di tinh thì bỏ Xa-tiền tử, thêm Liên-tử.

b) Công dụng : thiêm tinh, bổ tủy, ích Thận.

31. Ngũ vị di công tán

Nhân sâm Bạch truật Phục linh Cam thảo Trần bì

a) Phép dùng : phương này của Tiên Ất. Các vị trên dùng phân lượng đều nhau, sắc với nước uống. Nếu mẹ bị bệnh làm ảnh hưởng đến con thì cả mẹ con đều uống.

 b) Công dụng : trị tiểu nhi khí hư, khí trệ, Tỳ Vị hư nhiệt, miệng lưỡi sinh nhọt, hoặc lưỡi chảy nước bọt, giật mình ho đàm, lúc ngủ mắt bị lộ đồng tử ra, tay chân đều lạnh: ăn uống ít, thổ tả không ngừng.

32. Hoàn-đái thang

This entry was posted in Sức Khỏe, Đời Sống. Bookmark the permalink.