Niềm Tin Tam Bảo

Triết lý ấy không phải là duy triết lý nên mới nói ‘’ Vượt thời gian, đến để mà thấy, thiết thực hiện tại ’’.Thời gian là khuôn định, không duy là vượt thời không, là hiện tại, khoảnh khắc huy hoàng của sự sáng tạo. Duy là chấp. Không duy là trực nhận: Sự kiến chiếu thông hạn, “Lý sự vô ngại pháp giới’’. Trạng thái Không Duy ấy được biểu hiện cụ thể qua lời dạy ở kinh Kim Cương:

‘’ Tri ngã thuyền pháp như phiệt dụ giả, chánh pháp ưng xả hà huống phi pháp ’’.

Thếï nên, tin pháp Triết lý âu là quá trình lần lối bằng tự đôi chân gầy guộc cất bước về chốn cố hương; nơi ta chưa hề sinh ra cũng chưa từng mất đi mà ta vẫn sống, ăn uống, tươi cười giọng non trẻ.

Nếu điểm lại những lời dạy của Đức Phật trong các Kinh e chắc sẽ làm bật diện được cách tin pháp triết lý như con đường, mà qua đó ïcuộc lang thang của chính Đức Thế Tôn đã nói lên; chưa bao giờ ló dạng một sự cứu độ theo nghĩa cứu vớt ngoài sự thật duyên khởi tính, con đường duyên khởi tính.

Như trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Tín giải, sự kiện Đức Phật thọ ký sẽ thành Phật cho Tôn giả Xá Lợi Phất đã làm dấy động tâm lý Thánh chúng đếïn kinh ngạc trong hoan hỷ và sung phấn’’. Chúng ta cũng có thể đạt được Phật trí như Tôn giả Xá Lợi Phất.

Chẳng khác lạ gì, mặc dù trước đây các vị đã từng dự kiến. Nhưng bởi như kẻ cùng tử, chấp nhận sống đời nhan nhản quanh gốc cây mà căn nguyên của nó là sự rơi vào các ngã tưởng tế nhị : xem Phật quả như là kết quả của một quá trình nổ lực nào đó bị ràng buộc bởi thời không, tuổi tác. Lần này, trước con người già lụn cũng được thọ ký mang theo những nhân tố như là phản lực với tâm lý Thánh chúng.

Già lụn cũng thành Phật .

Sẽ thành Phật tại đây và bây giờ.

Và hậu quả đem lại từ phản lực ấy là sự rơi rụng tức khắc (tiệm ngộ ) các lọn tơ nhân tố ngăn che Phật tính. Sự rụng đổ ấy bộc bạch quá trình quy hồi phản tỉnh đã được hun đúc bấy lâu (đốn ngộ). Có nghĩa, rơi : từ từ, hay đổ : tức khắc đều là cách nói của thời gian nói lên sự chín mọng hay ươm vàng của con đường ‘’ Quy hồi phản tỉnh’’, hay “Kiến tính thành Phật ‘’.

Vậy là đến đây, từ trong sâu thẳm của con đường ‘’Quy hồi phản tỉnh’’ nói lên rằng: “Chư vị có thể đắc được Phật quả tại đây và bây giờ ’’. Lòng xác tín chắc thật có mặt khi có vương chủ trí tuệ thông rõ Phật quả không gì khác chính là thể nhập pháp giơí tính – vô ngã tính. Thời gian cũng vô ngã, không gian cũng vô ngã. Một trí tuệ biết rõ như vậy, lòng sinh hoan hỷ chưa từng có mà tín thọ.

Như thế rõ ràng ‘’TÍN” ở đây một mặt xuất hiện như là nguyên lực làm trung tâm chuyển tiếp giữa hai mặt từ Ngộ đến Nhập, từ Nhập trở lại Ngộ. Mặt khác nó biểu thị cho sự thể ngộ thực tính vạn hữu, là điểm mà trong ‘’Đại Thừa Khởi Tín Luận’’ của Mã Minh, gọi là Khởi Tín là sự thức tỉnh một ý thức mới- ý thức nhận ra bản giác, để từ dó trở về với chính mình, bản thể của chính mình, và điều này chẳng dính líu gì với điều mà ta gọi là sự hiện hữu khách quan của Chúa.

Cụ thể và minh xác hơn là lời dạy của Đức Phật trong kinh Kim Cương:

’’ Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng ’’.

Hướng ngoại để tin, để tìm cầu chân lý là sỡ hữu tướng.Vô minh tương nghĩa với chấp ’’Tôi là, của Tôi, và tự ngã của Tôi’’. Bởi vì cơ sở căn bản để hướng ngoại không gì khác hơn là cái ’’Bạn đang có và đang la ì’’, cái bị giới hạn trong thời không. Cho nên, tri giác và tri thức về thực tại luôn không phải là thực tại chính no,ï mà chỉ là chủ nhân của mọi sự lừa bịp trong sự phát hiện Phật tính. Nên nói: ‘’Không nên thấy Như Lai qua 32 tướng quý’’, thì càng không nên tin Như Lai qua 32 tướng quý ấy.

Từ lời dạy này dẫn khởi đường hướng tu tập hướng nội. Và duy chỉ trong nội soi ta mới có đủ cơ hội dọn dẹp mọi ô uế tập nhiễm (bát tưởng) của tâm thức.

Chủ trương thiết lập Nhân gian Tịnh độ cũng sản sinh từ đây. Có nghĩa tự trong tâm thức mỗi chúng sanh vốn đầy đủ tính chất của cõi Tịnh độ và vấn đề còn lại là thức tỉnh, trở về nhận lại cái khả năng thiêng liêng ấy.

Bước ngoặc thức tỉnh là dấu ấn của Ngộ, nhận lại là Thêí nhập và trở về chính là Tín – sự tương tác giữa hai mặt Ngộ Nhập. Tùy thuộc năng lực trung gian này mà vấn đề cơ cảm được biểu hiện khác nhau, toàn diện hay đơn điệu.

Thế nên, không ngộ mà tin là quáng. Ngộ mà tin là tín giải. Và tin để nhập rồi trở lại làm cho ngộ gọi là nan tín- điều mà chư Phật trong mười phương tán dương Đức Thích Tôn đã làm công việc hy hữu nhất trong đời ác ngũ trược này.

Nhưng dù nói thế nào, khác với chúng hội đó, nghe pháp mà đều sinh tâm hoan hỷ tín thọ. Sự lệch lối của chúng ta đêïn với Phật pháp qua cảm tính xuất phát từ sự rung động bởi con tim. Aïi, hậu quả cho sự hiện hữu của chúng ta- mầm mống của mọi khổ não. Có lẽ vì lẽ đo ïmà Kinh Di Đà trưng dẫn cụ thể và chi tiết cảnh trí của cõi Tịnh Độ thật hoa lệ và mỹ mãn để từ đó vạch ra một thể cách tu tập giản dị nhưng sung tích, hợp với tâm lý của đại đôìng.

Sơ khởi, bình giản chỉ là ‘’Chấp trì danh hiệu A Di Đà” (nghĩa của giữ Giới), tư ì‘’Nhược nhất nhật… nhược thất nhật ’’, mà ‘’Nhất tâm bất loạn” (Định ), và điều kiện sau cùng ’’Thị nhơn chung thời tâm bất điên đảo’’ ( là Tuệ ), khi đó mới ’’Tức đắc vãng sanh ..Cực lạc’’.

Ơí đây tất thảy không có sự cứu rổi. Theo nghĩa biểu tượng, A Di Đà là: Vô Lượng Quang, biểu tượng cho trí tuệ giải thoát. Vô Lượng Thọ : đại định, và vô lượng công đức : biểu tượng cho Thánh Giới uẩn giải thoát.Với quan điểm đó, một khi phát khởi công phu ’’Chấp trì danh hiệu A Di Đa ì’’ là đánh dấu một sự thể ngộ ‘’Ta là Phật sẽ thành’’ (Tín giải ). Nhờ sự tín giải vào khả năng thiêng liêng ấy, công phu thực hành được kiên cố, chuyên nhất, và từ công phu ấy nói lên rằng: Tịnh độ thế giới không gì khác hơn là vô lượng nghĩa, vô tướng và vô tác. Nói chung là thế giới của những tâm thức toàn nhập vô ngã, không kia, không đây nhưng hiển hiện ra vô lượng xứ và diệu dụng.

Quay sang Nikàya, cũng một thế, Đức Phật luôn luôn xác định trước chư Tỳ kheo cũng như tất cả mọi giới qúa trình thăng bậc, sự toàn diệt khổ đau, phải là ngõ lộ thực hành của Giới, Định và Tuệ (Kinh Pháp môn Căn bản, TB I ). Đó là ba bước đi căn bản của Phật giáo, không đi ba bước đi này là ngoại đạo.Và người con Phật là người tin, hiểu con đường chánh đạo ấy, để từ đó thực hành sống đúng với chánh pháp. Sự thực hành ấy nói lên lập trường kiên cố của hành giả vì nó được knh qua (tự tri) và cảm nghiệm (tự giác) trong cuộc giao thoa giữa hai mặt chân tục, lóe lên môt tia sáng (tự tín) chói lọi nhất bước hành giả băng qua những chông gai thử thách của đời thường. Bước đi như là những tiếng rống của sư tử dẹp tan muôn thú, âm hưởng mãi vang vọng khắc sâu vào lòng chiến sĩ:’’ Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Tự làm hải đảo… Ta là kẻ chiến thắng, chiến thắng trong tự nội, không ai khác là người có thể cho ta chiến thắng…’’.

Chỉ có những gì được kinh qua và cảm nghiệm, ấy là tiếng lòng. Từ đó chúng ta mới đủ sức để đối diện với những dục vọng, sợ hãi…để đánh đổi một lần, một lần thôi cho dứt khoát. Và rõ ràng hơn, cuộc đánh đổi của Thái tử Si đat Tha và chư vị đệ tử Ngài là một minh xác hùng hồn rằng:

’’ Không ai khác có thể là chổ nương tựa cho ta. Ngoài Ta, ngoài pháp chân chính mà ta đã chứng ngộ, ta hãy cung kính, đảnh lể và sống y chỉ pháp ấy

(Tương Ưng Bộ Kinh III)

” Không ai khác có thể là chổ nương tựa cho ta’’, là tín tâm, tin ở khả năng giải thoát giác ngộ , có thể thành Phật . Và, đó là sự trở về sống với cung cách của bậc Thánh:

’’ Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã qua rồi,
Tương lai thì chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,…’’
( Kinh Nhất dạ Hiền giả ).

‘’ Không ai khác có thể là chỗ nượng tựa cho Ta, ngoài pháp mà Ta đã chứng ngộ…’’, là Tín giải- cấp bậc chuyển thái của sự thể nhập thực tại vô ngã’’.

‘’ Ta hãy sống cung kính , đảnh lể và sống y chỉ pháp ấy,…’’ đó là tín nguyện và tín hạnh, như tinh thần Bồ Táït của Đại thừa- y cứ chân không mà hóa hiện ra muôn ngàn sai biệt vi diệu ( Diệu hữu), làm lợi ích cho quần sinh:

‘’ Nhược hữu chúng sanh, đa ư dâm dục, thường niệm cung kính, Quán Thế Âm Bồ Tát, tiện đắc ly dục…”

( Kinh Phổ Môn).

Cho nên nói: ‘’Thâm tín chư Phật tất giai sung mãn’’ là thế. Phật chính là thực tại vô ngã, là Như Lai Tạng.

Thâm tín chư Phật” là tin ở thực tại vô ngã này, và đã là vô ngã thì làm gì có kia- đây, …mà là ‘’Nhất niệm thông tam giới’’, chỉ trong một niệm cũng dung thông cả tam giới. Hết thảy thời gian, không gian đều quy về một mối, nhập cuộc vào cái khoảnh khắc đang là uyên nguyên tròn đầy mà tiết ra những tinh anh cho đời mãi tươi sáng,

’’Nguyện vi nhất trích dương chi thủy, sái tác nhân gian tịnh đế liên’

Nhất niệm tương nghĩa với ‘’Nhất tâm’’ trong Khởi Tín luận. Chúng sanh dữ Phật đồng. Sở dĩ có sự sai biệt đôi bên; giác- bất giác là do có sự phân biệt, vọng chấp pháp ngã. Tuy nhiên, tự tánh (bản lai diện mục) chẳng sinh ,chẳng diệt, chẳng phải khởi, chẳng phải không khởi. Và ‘’ Khởi tín ‘’ chính là khơi nguồn tuệ giác ở đích điểm thâm sâu cùng cốc ‘’Nhất niệm tâm tánh đang la ì’’ này. Trong Tứ Niệm Xứ, nó được diễn đạt sang một ngôn ngữ khác là Vô ngã niệm.

Pháp hành truyền thống của Đức Phật rằng :’’Ngồi kiết già, lưng thẳng, để niệm trước mặt, chánh niệm tỉnh giác, theo dõi hơi thở…”, pháp hành ấy nói lên đời sống có ý nghĩa thực thụ phải là con đường khai mở tự tâm (nhất tâm), vì thế giới không gì khác hơn là biểu hiện của tâm (Kinh Lăng Già ). Và khởi tín hay chánh tín chính là chánh niệm tỉnh giác,

’’Tác hữu trần sa hữu.
Vi không nhất thiết không.
Hữu không như thủy nguyệt.
Vật trước hữu không không ‘’.

Thế nên tin Pháp triết lý lại cũng là một cách nói gắng gượng và duy chỉ được đón nhận bởi những hạng mà căn tánh đang còn chậm lụn, vì rằng, ngoài những biểu hiện của tướng, chiều hướng triết lý ra thì hàng phu tử khó bề đón nhận được những gì mà thực tại vô ngôn thyết, trong khi thực tại sống động diệu hữu lại diễn thuyết một cách phi logic, để từ đó thầm nhủ cho những ai chuyên đường hý luận, hợp lẽ, đó là nạn, gọi là thế trí biện thông.

TIN TĂNG

Âúy là đời sống thực nghiệm tâm linh và sự thoát xác ra khỏi những triền phược.Vì dó là thể tính của Tăng.

Trong cái sai biệt muôn trùng giữa màn đời vớ vẫn âu cũng xuất từ cái không sai biệt, hệt như khí tiết của trời đất bốn mùa xoay chuyển mà bản chất của nó cũng không ra ngoài đặc tính âm dương. Con người ta cũng thế, hay nói rộng hơn, tất cả chúng sanh đều hiện hữu từ cái bất dị ấy. Nhìn trên biểu tướng nó luôn thiên chuyển và phủ nhận chính nó như sự phủ nhận cái ấu trĩ của tầng lớp già nua. Nhưng sự phủ nhận ấy không có nghĩa là khước từ thực tính mà là xác định lại tính chất đặc thù của tất cả hiện hữu trước cái thiên chuyển không đồng. Cái đặc tính ấy, Phật giáo gọi là Tăng, có nghĩa là hòa hiệp.

Và thế, Tăng không còn là điểm nhìn quy ngưỡng nơi những cá thể, đoàn thể được gọi là Tăng già.

Vật gì làm căn bản để từ đó vô số bánh được tạo nên ? Bột.

Có vô lượng cách ăn, kiểu ăn, sở thích về món ăn, nhưng ta cũng cùng chung nhau một hành động, đó là hành động ăn.

Mỗi chúng ta đều khoác những chiếc áo khác lạ ra chào đời nhưng ta vẫn có thể hàn huyên ở chổ ngồi chật hẹp nhất trên trần thế, ấy là nhờ đặc tính của Tăng. Đặc tính ấy có thể gọi là Tăng tính, Hòa hợp tính, Vô ngã tính hay Phật tính cũng được vậy.Chính nhờ đặc tính ấy mà ta có cơ may để nhận ra bộ mặt thật của mình bấy lâu ham dong ruỗi, la cà khắp xó chợ. Nhờ đặc tính ấy mà ta có thể thoát khỏi những hệ lụy, đau khổ trần ai bằng cách sống chung thủy với nó bất luận ở đâu và lúc nào…

Đây là ý nghĩa của lời dạy ‘’Y pháp bất y nhơn’’.

Như vậy tin Tăng là tin ở khả năng của chính mình có thể tự giải thoát bản thân ra khỏi những khổ não, đồng thời cùng giúp cho tha nhân hướng về đời sống an lành, Thánh thiện…

QUY KẾT

Chúng ta mạn phép cắt xén thực tại ra từng mảnh nhỏ, phân tích và tìm hiểu. Bởi vì thấu thị của chúng ta không đủ sức để nhìn thực tại như chính nó, nhưng qua phương cách độc nhất ấy cũng sơ phát được một cái nhìn tạm ổn.

Và thế là, ta có thể nói: Phật tính, Pháp tính, Tăng tính là Vô Ngã Tính cũng không sao vậy.

Đó là điểm xuyên suốt của giáo lý Phật Đà, đó là một ‘’Pháp nhĩ như thị’’.

Nhưng dù sao, với chúng ta, niềm tin vẫn là căn bản, là tiên quyết, đây cũng là một “Pháp nhĩ như thị” nữa.

Nên, với những ai sống có ý nghĩa, hãy tạo cho mình một niềm tin : Tin Tam Bảo, tin Ông Bà hay tin bất luận ở lãnh vực nào, điều quan yếu là niềm tin không hại mình, không hại người, không hại cả hai mà lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Ấy là một diễm phúc lớn vậy.

http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/niemtin.htm

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.