Câu Chuyện Luân Hồi Một Thời Gây Chấn Động Thế Giới

Câu chuyện luân hồi nổi tiếng này xảy ra ở Ấn Độ. Cho dù sự kiện luân hồi trên thế giới có rất nhiều và muôn màu muôn vẻ, nhưng đây là sự kiện đặc biệt điển hình, đã từng được điều tra, khiến những người tham gia điều tra phải thay đổi quan niệm của họ, thừa nhận luân hồi chuyển kiếp là có thật.

Thiếu nữ Ấn Độ chuyển kiếp

Sự kiện thiếu nữ Ấn Độ chuyển kiếp

Ngày 18/1/1902, một gia đình ở thành phố Mathura thuộc Ấn Độ sinh hạ một bé gái, lấy tên là Lugdi Bai. Lugdi là tín đồ ngoan đạo, từ thời nhỏ đã nhiều lần đi hành hương. Có lần trong lúc đi hành hương Lugdi đã bị thương và phải trị liệu ở thành phố Agra. Năm lên 10 thì Lugdi được gả cho Kedarnath Chaube, chủ một cửa hàng nhỏ tại địa phương.

Anh Kedarnath Chaube lấy Lugdi là cuộc hôn nhân lần thứ hai, vợ đầu của anh đã qua đời. Kedarnath Chaube sở hữu tiệm vải ở Mathura và Mahad. Khi Lugdi lên 10 tuổi thì đính hôn với ông chủ tiệm này. Lần đầu Lugdi mang thai đã bị sẩy thai, lần thứ hai người chồng lo gặp nguy hiểm nên gửi đến bệnh viện ở Agra. Ngày 25/9/1925, Lugdi sinh hạ được một người con bằng phương pháp sinh mổ. Nhưng 9 ngày sau, vào ngày 4/10 thì tình trạng sức khỏe của Lugdi ngày càng tồi tệ và qua đời.

Ngày 11/12/1926, gia đình ông Babu Rang Bahadur Mathur ở Chirawala Mohulla hạ sinh một bé gái đặt tên là Shanti Devi. Bề ngoài của bé Shanti Devi cũng bình thường như những bé gái khác, tuy nhiên đến tận 4 tuổi Shanti Devi vẫn không biết nói. Nhưng đến một hôm bất ngờ bé Shanti Devi nói chuyện và đã khiến cả nhà ai nấy hoảng hốt, vì bé nói về “chồng” và “con”, dường như biến thành một người hoàn toàn khác.

Bé gái 4 tuổi nói chuyện kỳ lạ

Bé kể người chồng của mình ở Mathura có một tiệm vải, họ đã có con. Lời của Shanti Devi khiến cả nhà khiếp vía, nhưng cha mẹ của bé đều cho rằng con mình nói nhảm nhí. Thế nhưng Shanti Devi lại thường xuyên nhắc lại chuyện này, thậm chí còn kể chi tiết quá trình sống cùng chồng, câu chuyện càng ngày càng khiến cha mẹ của bé lo lắng.

Một lần trong bữa ăn, bé nói: “Khi sống cùng chồng ở Mathura bé được ăn nhiều loại kẹo”. Có khi mẹ đang giúp bé mặc đồ thì nghe bé nói hồi xưa cũng từng mặc bộ đồ kiểu này. Bé nhắc đến ba đặc điểm của người chồng mình trong kiếp trước: nước da rất trắng, ở má phải có u, mắt kém nên thường phải đeo kính. Bé còn nói tiệm vải của người chồng ở trước cái miếu Dwarkadhish và kể về quá trình từ khi mình sinh em bé cho đến khi qua đời.

Khi bé 6 tuổi, cha mẹ bé vì quá lo lắng nên đi hỏi một bác sĩ người bà con, vị bác sĩ này khi nghe nhắc đến người con 6 tuổi lại có khả năng kể tỉ mỉ quá trình phẫu thuật ngoại khoa phức tạp thì cũng cảm thấy bàng hoàng. Từ đây cha mẹ của bé Shanti Devi bắt đầu cảm thấy có thể là con mình nhớ lại tiền kiếp.

Vợ chồng hội ngộ

Bé Shanti Devi mỗi ngày một lớn và bắt đầu đòi cha mẹ dẫn về nhà của người chồng kiếp trước. Nhưng cho đến tận năm 9 tuổi bé chưa từng nhắc đến tên người chồng này. Ở Ấn Độ có phong tục là vợ không được gọi tên chồng. Không để cha mẹ hỏi, Shanti Devi nói vẻ e thẹn rằng, bé có thể nhận ra anh ta.

Một hôm, người thầy giáo dạy trung học Babu Bishanchand nói rằng, nếu Shanti Devi nói ra tên của người chồng thì sẽ dẫn cô bé đi Mathura. Nghe thế cô bé đã lấy hết can đảm nói ra tên người chồng. Thế là thầy giáo Babu Bishanchand liền viết một bức thư cho Kedarnath Chaube kể lại chi tiết câu chuyện và mời anh ta đến Delhi gặp mặt.

Sau khi anh Kedarnath Chaube nhận được thư đã viết thư trả lời khẳng định những nội dung trong thư hoàn toàn chính xác, đồng thời nói rằng anh có người thân tên Pandit Kanjimal sống ở Delhi, hãy cho cô gái gặp người thân này trước đi. Trong lần gặp gỡ, Shanti Devi nhận ra ngay Pandit Kanjimal là anh trai của người chồng trong tiền kiếp của cô. Cô kể lại cho anh Pandit Kanjimal một vài chi tiết trong ngôi nhà ở Mathura và chỉ ra một nơi mà cô bé Shanti Devi từng giấu nhiều tiền. Thế rồi họ cùng nhau đi đến Mathura.

Mẹ con gặp lại, nước mắt như mưa

Cuộc gặp khiến ông Pandit Kanjimal cảm thấy bàng hoàng, ông quyết định đi Mathura thuyết phục người em Kedarnath Chaube đến Delhi gặp mặt. Ngày 12/11/1935, anh Kedarnath Chaube dẫn theo người vợ (lấy sau khi Lugdi Bai chết) và người con của Lugdi Bai đến Delhi.

Ngày hôm sau, dưới dẫn dắt của ông Pandit Kanjimal, họ đến nhà của Shanti Devi. Ông Pandit Kanjimal cố ý giới thiệu Kedarnath Chaube là anh của chồng Lugdi Bai. Sau khi Shanti Devi nghe thì xấu hổ đứng sang một bên.

Khi được hỏi vì sao phải như thế thì cô bé trả lời bình thản: “Không, anh ấy không phải anh của chồng tôi, mà chính là chồng của tôi”. Sau đó cô bé lại kể với mẹ: “Không phải con đã nói rồi sao? Anh ấy có da trắng, có cái u ở má trái”. Thế rồi cô bé nhờ mẹ làm cơm cho khách. Người mẹ hỏi phải làm món gì, cô nói chồng mình thích khoai tây, bánh kếp và bí ngô. Vừa nghe, anh Kedarnath Chaube ngẩn người: đúng là những món mình thích.

Sau đó anh Kedarnath Chaube đề nghị cô bé kể lại nhiều chuyện khác. Kedarnath Chaube trả lời: “Trong cái sân ở sau nhà chúng ta có cái giếng, em thường tắm ở đó”. Thế rồi cô bé trông thấy đứa con trong kiếp trước của mình, cô vội tới ôm chầm lấy con (nhiều hơn cô một tuổi) nước mắt rơi lã chã.

Cô bé nói người mẹ mang tất cả đồ chơi của mình cho con cô. Nhưng rồi vì quá vui mừng, cô đã vội chạy đi lấy đồ chơi cho con. Anh Kedarnath Chaube hỏi cô làm thế nào mà nhận ra con, vì khi cô chết thì con chỉ mới có 9 ngày tuổi. Cô bé giải thích rằng, con là một phần linh hồn của mình, vì thế họ không có khoảng cách.

Không thể nối lại nhân duyên kiếp trước

Sau khi dùng bữa xong, cô bé Shanti Devi chỉ vào người vợ của anh Kedarnath Chaube hỏi: “Sao lại lấy cô ấy? Chúng ta đã thỏa thuận, anh không ai được tái hôn”. Nhưng anh Kedarnath Chaube không nói gì.

Trong thời gian ở Delhi, anh Kedarnath Chaube nhận thấy nhiều cử chỉ của cô bé rất giống với người vợ trước Lugdi. Vào buối tối hôm chuẩn bị rời khỏi Delhi, anh Kedarnath Chaube đã tâm sự với cô bé rằng, đến giờ thì anh đã hoàn tin cô bé Shanti Devi chính là người vợ cũ của mình…

Ngày 15/11, anh Kedarnath Chaube muốn trở về Mathura, cô bé Shanti Devi rất buồn. Cô cầu xin cha mẹ cho cô đi Mathura, nhưng bị từ chối.

Quá trình điều tra

Câu chuyện cô bé Shanti Devi có thể nhớ được tiền kiếp nhanh chóng được giới truyền thông đưa tin, cả nước Ấn Độ đều biết, nhiều người trong giới trí thức đã đặc biệt quan tâm.

Nhà hoạt động xã hội nổi tiếng Gandhi sau khi biết chuyện đã gọi điện thoại nói chuyện với cô bé Shanti Devi và mời cô đến nơi mình tu hành. Sau đó ông Gandhi đã thành lập một Ủy ban gồm 15 chuyên gia tiến hành nghiên cứu, thành viên có cả Nghị sĩ Quốc hội, một số lãnh đạo quốc gia và giới truyền thông. Họ thuyết phục cha mẹ của cô bé Shanti Devi đi cùng họ đến Mathura.

Ngày 24/11/1935, 15 thành viên ban nghiên cứu cùng gia đình cô bé Shanti Devi đến Mathura. Câu chuyện như sau:

Sau khi tàu chở mọi người tới Mathura, cô bé vô cùng vui mừng, cô nói khi tới được Mathura thì đền Dwarkadhish đã đóng cửa. Cô nói câu“Mandir ke pat band ho jayenge”. Đây là câu thổ ngữ điển hình của xứ Mathura. Sự kiện đầu tiên xảy ra khi cô bé Shanti Devi đang ngồi trong lòng người mẹ thì có một người già đi tới khiến cô chú ý, cha mẹ của cô bé nghĩ cô chưa từng gặp người đàn ông này. Khi hỏi cô có biết người già đó không, cô lập tức tiến đến khẽ chạm vào chân người đó rồi đứng sang một bên. Khi cha mẹ hỏi cô bé lý do, cô bé trả lời, người này là người anh trưởng của chồng cô.

Sau khi hỏi chuyện thì quả thật người kia chính là anh trưởng của người chồng kiếp trước của cô bé. Mọi người ai nấy đều sững sờ không dám tin.

Nhớ tiền kiếp không chút sai lệch

Mọi người cùng cô bé Shanti Devi ngồi lên chiếc xe ngựa, đi theo chỉ dẫn của cô bé. Trên đường đi cô kể lại cho mọi người những thay đổi so với trước đây, những lời cô bé kể đều hoàn chính xác. Cô nhận ra những biển báo giao thông quan trọng mà cô từng nhắc đến, cho dù trong kiếp này cô bé chưa từng đến đây. Khi xuống xe cô bé trông thấy một vị trưởng lão và nhanh chóng chạy tới ôm lấy ông và giới thiệu cho mọi người đây là bố chồng mình, thực tế đúng như vậy.

Tới ngôi nhà kiếp trước, Shanti Devi đi thẳng vào và tìm đến cái giường ngày xưa của mình. Cô nhận ra mọi thứ. Khi có người hỏi cô “jajroo” (nhà vệ sinh) ở đâu, cô lập tức chỉ đúng. Khi hỏi “katora” là gì? Cô trả lời là bánh kếp. Hai từ này đều là thổ ngữ của gia đình Kedarnath Chaube, người ngoài không thể biết được.

Mọi người yêu cầu đến gian phòng mà trước đây cô bé ở cùng chồng, cô bé Shanti Devi lập tức chạy tới. Một vị hỏi về cái giếng mà cô bé từng nhắc đến, cô bé nhanh chóng chạy ra cái sân phía sau, thế nhưng không thấy cái giếng đâu. Tuy nhiên cô bé khẳng định ở chỗ cô tới từng có cái giếng. Lúc này anh Kedarnath Chaube đi tới đẩy một phiến đá ra, thì ra bên dưới phiến đá đúng là cái giếng.

Khi mọi người hỏi cô bé tiền giấu ở đâu? Cô bé Shanti Devi đã dẫn mọi người lên lầu và chỉ vào một cái bình hoa, nhưng mọi người nhìn vào thì không thấy tiền bên trong. Cô bé quả quyết có tiền ở đó. Sau đó anh Kedarnath Chaube thừa nhận mình đã lấy số tiền đó đi. Tiếp theo mọi người lại đến nhà cha mẹ của Shanti Devi, ban đầu cô bé nhầm người dì là mẹ, nhưng rồi đã nhanh chóng sửa chữa sai lầm và nói là dì chứ không phải mẹ, rồi Shanti Devi ngồi lên đùi dì. Khi Shanti Devi gặp lại cha mẹ, cả hai đều không thể cầm được nước mắt.

Cô bé còn dẫn mọi người đến đền Dwarkadhish, mọi thứ cô kể đều hoàn toàn đúng. Sau đó Shanti Devi gặp vài người phụ nữ quen từ kiếp trước và hỏi tình hình của họ như thế nào. Cô bé vẫn nhớ như in cả tên của mọi người, mọi người đều thừa nhận hoàn toàn đúng… Câu chuyện khiến đoàn nghiên cứu không còn dám nghi ngờ gì nữa.

Phản ứng của cô bé khi gặp lại mọi người là rất vui, đặc biệt là cha mẹ. Mọi người ai nấy đều cảm thấy chuyến đi có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt với họ, nhưng cuối cùng họ cũng đành phải cho cô bé chia tay những người thân của kiếp trước. Ai nấy đều cảm thán: “Có thể quên đi tiền kiếp là điều hạnh phúc”.

Báo cáo điều tra sau đó đã gây chấn động thế giới, sau đó (thập niên 30 thế kỷ 20), hàng trăm nhà nghiên cứu nổi tiếng về hiện tượng luân hồi từ khắp nơi trên thế giới đổ về Ấn Độ nghiên cứu, trong đó có giáo sư hàng đầu Ian Stevenson, mọi người đều thừa nhận câu chuyện là sự thực.

Sự kiện chuyển kiếp được chứng thực

Tuy nhiên cũng có người đến phê phán là giả tạo, ví dụ có nhà bình luận nổi tiếng tên Sture Lonnerstrand, sau khi nghe thông tin đã đi từ Thụy Điển đến Ấn Độ để “vạch trần trò giả dối”, nhưng qua quá trình điều tra, người này đã kết luận: Sự kiện này hoàn toàn là thật.

Có thể nói, sự kiện chuyển kiếp của cô bé Shanti Devi đã được nhiều người điều tra kiểm chứng và không thể phản bác, chứng minh chuyện luân hồi chuyển kiếp là một thực tế.

(Bài viết của Tiến sĩ K.S.Rawat, chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về luân hồi chuyển kiếp tại Ấn Độ. Bài được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tâm Linh A.R.E vào năm 1997).

http://petrotimes.vn/cau-chuyen-luan-hoi-mot-thoi-gay-chan-dong-the-gioi-397236.html

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.