Con Đường Thánh Gồm Tám Yếu Tố

V. LẬP NGHIỆP CHÂN CHÁNH (SAMMAA-AAJ… VA // SAMYAGAAJ… VA)

Lập nghiệp hay nghề nghiệp chân chánh (sammaa-aajiiva) được định nghĩ là các nghề nghiệp phù hợp với luật pháp, thể hiện qua các nỗ lực chân chánh, không có hại cho phúc lợi và sự an lạc của con người và các loài động vật. Nó bao gồm các phương tiện sinh nhai không đem lại các kết quả xã hội tồi tệ, xấu xa, về phương diện đạo đức và nhận thức. Các nghệ nghiệp bao gồm hoặc liên hệ đến lừa đảo, dối trá, luồn cúi, dấu diếm, bỏn xẻn, tham lam không đáy[56] được xem là các phương tiện sinh nhai bất chánh (micchaa aajiva).[57] Như vậy phương tiện sinh nhai bất chánh liên hệ đến những nghề nghiệp có hại hoặc những cách thức lừa đảo, dối trá, không trung thực trong làm ăn hay mua bán. Theo tiêu chí này, các nghề buôn bán vũ khí (sattha va.nijjaa), buôn bán người (satta va.nijjaa), buôn bán động vật (ma’msa va.nijjaa), buôn bán rượu và các kích thích tố có hại cho sức khoẻ và tâm trí (majja va.nijjaa), và các chất độc nói chung (visa va.nijjaa), đều là các kế sanh nhai bất thiện mà người Phật tử cần phải xa lánh.[58] Buôn bán nô lệ, đỉ điếm, bóc lột sức lao động, nghề săn bắn, nghề chài câu, nghề cắt mổ v.v. . . đều được liệt vào các nghề không chân chánh. Các nghề đó có thể dẫn tới sự tiêu diệt sự sống hàng loạt, hay dẫn tới một lối sống tôn thờ vật chất và suy thoái đạo đức cá nhân và xã hội, vốn có hại cho sự duy trì và phát triển đạo đức nhân sinh. Nói chung, đạo Phật luôn phản đối chiến tranh, chạy đua vũ khí, và các hình thức bất công xã hội.

Các phương kế sinh nhai không chân chánh cũng còn bao gồm các hình thức lừa đảo, gian dối, không trung thực trong thương mãi, dù cho bản thân của các nghề nghiệp đó không có gì là bất thiện. Nói cách khác, đạo Phật không chỉ kêu gọi và ủng hộ các nghề nghiệp chân chánh, phù hợp luật pháp, và có lợi đạo đức, mà còn nhấn mạnh đến “cách thức” buôn bán chân chánh. Nghề nghiệp là một phương tiện để sinh tồn, để có được một đời sống tốt hơn về đạo đức (dhammacariya). Đạo Phật không khuyến khích quan điểm “tồn tại để thương mãi,” bởi lẽ quan điểm này có thể dẫn đến các hình thức cạnh tranh ác độc và thủ tiêu lẫn nhau để chiếm thị trường tiêu thụ, thậm chí dẫn đến các tình trạng bất chấp luật pháp và đạo đức xã hội. Nói cách khác, nghề nghiệp chân chánh hay làm ăn có đạo đức có thể trở thành một phương tiện để ủng hộ một đời sống tốt của các cá nhân, của các đoàn thể, cộng đồng và của các xã hội trên thế giới. Nghề nghiệp nào khuyến khích và nâng cao đời sống lành mạnh, sự an tịnh của tâm, sự thanh tịnh hành vi, sự chánh hạnh, phúc lợi, hạnh phúc, lợi ích tâm linh cho mình, người khác và cả hai, là các phương tiện sinh nhai thiện (sammaa aajiiva). Như vậy, trong Phật giáo, phương kế sanh nhai nào thoát khỏi các tiêu hướng tham lam, ích kỷ và có hại đều được khuyến khích và nên theo đuổi. Người sống với nghệ nghiệp chân chánh không quá bận tâm về số lượng sỡ hữu có được, nghèo hay giàu, nhưng chính yếu là quan tâm về phương cách và đạo đức của nghề nghiệp mà mình đang liên hệ mà thôi.

VI. NỖ LỰC CHÂN CHÁNH (SAMMAA-VAAYAAMA // SAMYAGVYAAYAAMA)

Một cách bao quát, nỗ lực chân chánh (sammaa-vaayaama) là các cố gắng nhằm chấm dứt các quan niệm sai lầm (micchaa di.t.thi), tư duy sai lầm (micchaa sa”nkhappa), lời nói bất thiện (micchaa vaacaa), hành vi sai trái (micchaa kamanta), nghề nghiệp xấu ác (micchaa aajiiva), ý thức sai lệch (micchaa sati) thiền định tà vạy (micchaa samaadhi). Một cách cụ thể, nỗ lực chân chánh có thể được chia thành bốn nhóm, tùy theo chức năng và bản chất của chúng, đó là, nỗ lực ngăn ngừa (sa’mvara-padhaana), nỗ lực từ bỏ (pahaana-padhaana), nỗ lực phát huy (bhaavanaa-padhaana), và nỗ lực duy trì (anurakkhanaa-padhaana).[59] Nói chung nó bao gồm những nỗ lực hướng đến và hoàn thiện đời sống đạo đức (dhammacariya), đời sống thánh thiện (brahmacariya) hay đời sống không còn đau khổ.

Nổ lực ngăn ngừa (sa’mvara-padhaana) là nhằm khơi động năng lực ngăn chặn sự phát sanh của các động cơ và hành vi bất thiện và không có lợi ích.[60] Đó thực ra là cách huyến luận các quan năng cảm giác và làm chủ chúng. Tiến trình huấn luyện các quan năng cảm giác được mô tả như sau. Khi mắt nhìn thấy các đối vật, tai nghe các âm thành, mủi ngửi các mùi, lưởi nếm các vị, thân xúc chạm vật thể và tâm nhận thức các hình ảnh hay khái niệm nội tại, chúng ta không nên vướng mắc vào các đặc điểm chung và riêng của chúng. Do không chấp mắc vào các khái niệm của thực thể (nimitta) và đặc tính (anubya~njana), chúng ta đạt được sự làm chủ các giác quan trong việc ngăn ngừa không cho các động cơ và hành vi bất thiện phát sanh.

Nỗ lực từ bỏ (pahaana-padhaana) là năng lực hay ý chí triệt tiêu, huỷ bỏ, chấm dứt sự hiện hữu mới của các động cơ và ý niệm bất thiện đã khởi lên, chẳng hạn như tư duy về khoái lạc giác quan (kaama-vitakka / sa”nkappa), tư duy đầy dẫy sân hận và hiềm thù (byaapaada-vitakka / sa”nkappa), và tư duy bạo động và sát hại (vihi’msaa-vitakka / sa”nkappa).[61]

Nỗ lực phát triển (bhaavanaa-padhaana) là năng lực hay ý chí vun bồi các động cơ thiện chưa được phát khởi từ bảy yếu tố giác ngộ (satta-bojjha”nga // sapta-bodhya”ngaani), đó là, chánh niệm (sati-sambojjha”ngo // sm.rti-bodhya”ngaa), phân biệt chánh tà (dhamma-vicayasam-bojjha”ngo // dharma-pravicaya-bodhya”ngaa), nỗ lực (viriyasam-bojjha”ngo // viirya-bodhya”ngaa), hỷ (piitisam-bojjha”ngo // priiti-bodhya”ngaa), khuynh an thân tâm (passadhisam-bojjha”ngo // prasrabdhi-bodhya”ngaa), định (samaadhisam-bojjha”ngo // samaadhi-bodhya”ngaa), và xả trước các biến cố trong đời (upekkhaasam-bojjha”ngo // upek.saa-bodhya”ngaa).[62] Trọng tâm của những nỗ lực này được dựa trên sự ly tham (viraaganissita), hướng đến sự chấm dứt (nirodhanissita) và kết thúc ở thiện ích (vossaggapari.naami).[63]

Nỗ lực duy trì (anurakkhanaa-padhaana) là năng lực hay ý chí lưu giữ các đối tượng thiền định có lợi ích và thiện ích (bhaddaka’m samaadhi-nimitta’m) bằng sự nhận thức hay quán tưởng (sa~n~naa) các sự kiện thật ghê rợn, như đầu sọ hay thây ma.[64]

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.