Mười ba điều cần đưa vào thực hành

Dilgo Khyentse Rinpoche (Tib. དིལ་མགོ་མཁྱེན་བརྩེ་རིན་པོ་ཆེ་, Wyl. dil mgo mkhyen brtse rin po che) (1910-1991) — born in the Dergé region of Kham, Eastern Tibet, Dilgo Khyentse Rinpoche was recognized as the mind emanation of Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892), and was one of the closest disciples of Jamyang Khyentse Wangpo’s activity emanation, Jamyang Khyentse Chökyi Lodrö (1896-1959). Regarded by many as one of the greatest Dzogchen masters of the twentieth century, and the very embodiment of Padmasambhava, Dilgo Khyentse Rinpoche was the teacher of many of the important lamas of today. http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Dilgo_Khyentse_Rinpoche

MƯỜI BA ĐIỀU CẦN ĐƯA VÀO THỰC HÀNH
Dilgo Khyentse Rinpoche – Việt dịch: Tuệ Tạng

Mười ba điều cần đưa vào thực hành[1].

Này thiện nam tử, có mười ba chỉ dẫn.

Hãy quán chiếu về cái chết của chính con và của người khác như một sự thôi thúc cho việc tinh tấn trong tu học.

Thời điểm cái chết xảy ra là không thể chắc chắn, vì vậy hãy từ bỏ những hành động và dự định vô nghĩa trong cuộc đời này.

Vì Pháp, bạn cần một sự xác quyết và tinh tấn mạnh mẽ. Thậm chí nếu cuộc đời bạn đang lâm nguy, Pháp là thứ bạn không bao giờ được từ bỏ. Như người ta quất roi vào con ngựa cho nó chạy nhanh hơn, sự thúc đẩy chính của tinh tấn là quán chiếu về cái chết. Hãy nghĩ xem có bao nhiêu người trên thế giới này đã dành thời gian đi đánh bại những người họ coi như kẻ thù. Họ dành nhiều năm để tranh đấu, và thường chết trước khi thực sự chiến thắng. Với họ hậu quả cuối cùng là sinh vào địa ngục. Số khác dành thời gian chăm lo những sở thích của bạn bè và người thân, nhưng rất nhiều chết trước khi thành công. Và bởi vì sự tham luyến của họ, họ sẽ sinh làm loài ngạ quỷ. Nếu chúng ta có thể biết chính xác khi nào chúng ta chết, chúng ta sẽ có thể lên kế hoạch cho cuộc đời và tính chính xác chúng ta sẽ làm gì và khi nào. Nhưng sự thật đâu phải thế. Một vài người chết khi họ đi từ nơi này đến nơi khác. Số khác chết khi họ còn trong bụng mẹ. Một số chết trẻ, số khác chết già khi họ đã trải qua rất nhiều khó khăn, bệnh tật, và mọi khổ đau của tuổi già. Không gì chắc chắn khi nào chúng ta chết. Và mọi hoạt động thế tục là thực sự không quan trọng. Vì thế nếu bạn nghĩ trước tiên sẽ hoàn thành mọi công việc thế tục sau đó thực hành Pháp, bạn sẽ chỉ tốn thời gian thôi, và bạn cũng chẳng thể chắc chắn bạn có thể thực hành không. Người ta nói rằng, “Các hành động thế tục giống như trò chơi trẻ em. Nếu bạn từ bỏ chúng, sẽ chẳng có gì hơn để làm. Nếu bạn tiếp tục, chúng sẽ chẳng bao giờ kết thúc.” Hơn thế, nhận ra giá trị của Pháp và thấy rằng nếu bạn có cơ hội trong đời này được nghe các giáo Pháp và quán chiếu về chúng là rất quan trọng, đó duy nhất là kết quả của những công đức đã được tích tập từ quá khứ.

Thọ Pháp là quý giá và hiếm có ra sao được minh họa trong một vài cuộc đời trước của Đức Phật. Trong rất nhiều đời trước, ngài sinh ra là một vị vua ở nơi chẳng có Pháp. Mong mỏi được nhận giáo lý lớn đến nỗi ông đã bỏ ngai vàng cao quý ở cung điện của mình và dâng nó cho ai có thể đến và truyền Pháp. Vào một dịp, một vị thánh đã đến và nói rằng ông sẵn lòng truyền Pháp, nhưng ngai vàng là chưa đủ: ông ta nên sẵn sàng từ bỏ cả cuộc đời. Nhà vua đáp lại rằng ông sẽ vui vẻ làm điều đó. Vị thánh bảo nhà vua hãy cúng dường một nghìn ngọn đèn bằng cách đâm một nghìn lỗ trên cơ thể, đặt vào đó một ngọn đèn và một ít dầu trong mỗi lỗ. Không chần chừ, vị vua làm như vậy và đốt tất cả đèn. Vị thánh lên ngai và ban một đoạn giáo lý:

Từ bỏ những ác hạnh,
Làm nhiều việc tốt lành,
Chế ngự tâm mình,
Đó là giáo lý Phật Đà.

Sau đó, vị thánh hỏi nhà vua liệu rằng ông ta có hối hận không. Nhà vua đáp, “Tôi rất hoan hỉ khi nhận những giáo lý này.” Ngài đã biết ơn sâu sắc và không cảm thấy đau chút nào. Lúc đó, chư Thiên xuất hiện trên bầu trời và tán thán sự quyết tâm nhận giáo Pháp của nhà vua. Nhờ lòng chân thành tuyệt đối và sự hoan hỉ khi nghe các giáo Pháp, và việc ngài không hề hối hận khi hiến dâng cả bản thân, mọi vết thương của ngài được chữa lành một cách diệu kỳ.

Nhà vua đã phải trải qua những thử thách tương tự trong các đời khác, như là đóng một nghìn cái đinh lên cơ thể hay nhảy vào lửa. Trong mỗi lần như thế, ngài đều làm không chút do dự và mỗi lần, vì sự hoan hỉ khi nhận Pháp, ngài hoàn toàn được chữa lành. Chúng ta luôn luôn cố gắng tìm ra thức ăn và quần áo, nhưng Pháp thì hiếm có và quý giá hơn nhiều, vì vậy cần tôn kính Pháp sâu sắc.

Nếu con muốn vun bồi sự kính trọng sâu sắc, hãy quán xét những phẩm tính bên trong và ngoài của vị thầy.

Với chúng ta, vị thầy là ngọn nguồn của mọi phẩm tính tốt và những thành tựu. Bởi vậy, bạn nên quán chiếu ngài cẩn thận để thấy được sự hoàn hảo ở mọi phẩm tính bên trong và bên ngoài, và lấy đó làm tấm gương noi theo. Nhưng khi làm như vậy, bạn đừng bao giờ có những ý nghĩ sai hay quan điểm méo mó:

Tránh nghĩ về những thiếu sót.

Nếu bạn nghĩ thầy đã làm nhiều điều mà chẳng hề hoàn hảo, bạn nên nhận ra đó đơn giản là bởi cách quan sát sai lầm, giống như vị tăng Sunakshatra nghĩ Đức Phật chỉ dạy để lừa người. Thậm chí nếu bạn thấy một lỗi lầm nhỏ nhất, hãy nhận ra rằng đó là cách quán sát sai của chính bạn: loại bỏ khỏi tâm những ý nghĩ như vậy và vun bồi một sự quán sát thanh tịnh. Như trong lời ghi chú viết:

Nhìn thấy những lỗi lầm cho thấy sự nhận thức không thanh tịnh của bản thân.

Khi Guru Rinpoche đến Samye, mặc dù ngài đã là một vị Phật chứng ngộ tuyệt đối và đã thị hiện rất nhiều thần thông, vẫn có một vài bộ trưởng xấu xa có ý nghĩ sai về ngài. Họ nghi ngờ những phẩm tính của ngài và cố gắng ngăn cản các hành động của ngài. Thậm chí vua Trisong Detsen cũng có khuynh hướng nghi ngờ. Sau khi đã nhận các chỉ dạy từ Guru Rinpoche, ông đi đến Yamalung và thiền định trong động, thực hành nghi quỹ Phật Vô Lượng Thọ. Nhờ có lực gia trì của thực hành, Đức Vô Lượng Thọ xuất hiện trên bầu trời phía trước ông và truyền những quán đảnh từ chính bình trường thọ của ngài: nhà vua nhận được lực gia trì để có một cuộc đời bất tử. Sau đó khi ngài trở về Samye trên lưng ngựa và đến đúng lúc Guru Rinpoche đang ban quán đảnh trường thọ. Ngài sắp ban chất cam lồ trường thọ khi một trong số các bộ trưởng xấu xa thì thầm với nhà vua, “Ai mà biết liệu chất lỏng đó có trộn với thuốc độc?” Trong giây lát nhà vua chần chừ, tự hỏi liệu rằng nó đúng không, kết quả là sự kết nối đầy triển vọng đã bảo vệ lực gia trì mà ngài nhận được trước đó bị đứt. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc không được phép có thái độ sai hay những nghi ngờ khi thực sự không có điều gì sai.

Nếu con muốn những hành động của con hòa hợp với tất cả, đừng ngăn cản những nỗ lực của người khác.

Duy trì một sự hòa hợp hoàn hảo và những mối quan hệ tốt với các đạo hữu, anh chị em Pháp là rất quan trọng. Bạn nên giống như thắt lưng của họ, người ta đeo mọi lúc nhưng không cảm thấy gì. Bạn nên dễ dàng thích ứng, như muối dễ dàng tan vào bất cứ loại nước, dù là trong sạch hay bùn bẩn. Chỉ có mối quan hệ với vị thầy là không đủ; bạn cần phải đối mặt với những người khác. Nếu không thì, bạn sẽ làm những Mật nguyện suy giảm và vị thầy sẽ buồn. Trong mọi thứ bạn làm, hãy cư xử phù hợp với Pháp, và hòa hợp với mọi người. Bạn không thể trở thành một hành giả chân chính với mối quan hệ nghèo nàn với mọi người – làm mọi người buồn và hành động trái với mong muốn của họ.

Hơn thế, trong chín thừa của Pháp, hãy thực hành một thừa mà thực sự đúng với căn cơ của bạn. Đừng bỏ đi những thừa được gọi là thấp hơn, nghĩ rằng chúng quá thấp với bạn. Mỗi thừa đều có giáo lý giúp chúng ta tùy theo khả năng. Vì vậy bạn nên nhận và quán chiếu các giáo lý của Thanh Văn Thừa một cách đúng đắn, nhận ra chân lý trong đó và thực hành càng nhiều càng tốt. Tương tự, trong Bồ Tát thừa và Mật thừa, bạn nên học điều gì có lợi cho bạn và thực hành thật nhiều. Vì vậy, đừng phân biệt thừa thấp hơn hay mong muốn thực hành cái được gọi là các giáo lý cao cấp. Khi nhận ra rằng những giáo lý này không hề mâu thuẫn với nhau, hãy thực hành chúng theo cách mà chúng thực sự giúp bạn tiến bộ. Sau đó mọi thứ sẽ tăng trưởng cùng giáo lý. Đức Phật giảng dạy tất cả vì lòng bi mẫn của ngài, và chúng đều thấm nhuần trí tuệ của ngài: không một từ nào trong đó làm hại chúng sinh. Mỗi thừa đều có khả năng dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ và giải thoát. Bởi vậy đừng bộ phái mà nghĩ rằng, “Giáo Pháp của chúng ta là cao siêu hơn của các trường phái khác và truyền thống triết học.”

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.