Phần IV: DIỆT ĐẾ (Nirodha Dukkha)

IV. GIÁ TRỊ DIỆU DỤNG CỦA 4 CÕI THÁNH

Bốn quả tháng của Thanh văn trên đây, đều là những kết quả giải thoát hiển nhiên của công phu tu tập. Không cứ căn cơ nào đều có thể ở ngay trong cảnh giới củ mình (kinh gọi là tự địa, tự giới), mà tu tập để đạt đến bốn quả vị ấy. Hễ đoạn trừ mê lầm được chứng nào thì chứng quả đến chứng ấy, chứ không phải chờ sanh qua thế gian khác mới chứng quả kia đâu.

Khi chứng đến quả Tu đà hoàn thì gọi “Kkiến đạo sở đoạn”. Ở đây, ý thức đã tương ứng với Huệ tâm sở, sáng suốt, trực nhận đạo lý một cách rõ ràng. Còn các vị sau, thuộc về “Tu đạo sở đoạn”, nghĩa là sau khi đã gội rửa các chủng tử mê lầm (tư hoăc) của A lại da thức mới chứng được. Do sự dứt trừ phiền não sâu hay cạn đó, mà diệu dụng của mỗi quả vị khác nhau.

Ở địa vị “Kiến đạo sở đoạn” là thành tựu được năm phép thần thông (công dụng tự tại không bị chướng ngại).

a) Thiên nhãn thông: Nhãn lực soi thấy khắp muôn loài cùng sự sanh hóa trong thế gian bao la hiện tại.

b) Thiên nhĩ thông: Nhĩ lực nghe khắp mọi nơi, đủ các tiếng tăm đồng loại và dị loại.

c) Tha tâm thông: Tâm lực biết được tâm niệm, sở cầu của kẻ khác.

d) túc mạng thông: Trí lực hay biết các kiếp trước của mình.

đ) Thần túc thông: Có hai nghĩ: một là được thần thông tự tại như ý muốn, hai là trong giây lát muốn đi đâu liền được như ý muốn, không bị sự vật hữu hình làm chướng ngại.

Năm phép thần thông nầy, tuy có đặc biệt hơn nhân loại nhiều, song chưa phải là điểm quan trọng của người tu hành cầu giải thoát. Điểm quan trọng nhất của người tu giải thoát là “Lậu tận thông”. Lậu tận thông là được trí tuệ thông suốt cả ba đời, không còn bị các phiền não hữu lậu làm ngăn ngại, nghĩa là giải thoát sanh tử. Chỉ những vị A La Hán mới được qủa nầy.

V. DIỆT ĐẾ TỨC LÀ NIẾT BÀN

Kinh Niết Bàn dạy: “Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi cũng gọi là Niết Bàn”.

Như các đoạn trước của bài nầy đã nói, đến bốn quả Thánh thì phiền não nông cạn và sâu kín đã tuần tự bị tiêu diệt. Vậy chứng được bốn quả Tháh ấy, tức l;à đã chứng được Niết Bàn. Nói một cách khác, Diệt đế tức là Niết Bàn.

Niết Bàn hay Niết Bàn na hay Nê hoàn là do dịch âm chữ Phạn Nirvana mà ra. Niết Bàn có nhiều nghĩa như sau:

Niết (Nir) là ra khỏi; Bàn (vana) là rừng mê, Niết Bàn là khỏi rừng mê.

Niết là chẳng; Bàn là dệt. Còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử, không phiền não thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết Bàn là không dệt ra sanh tử luân hồi.

Chữ Bàn cũng có nghĩa là không ngăn ngại. Niết Bàn còn có nhiêu fnghĩa khác nữa, song tóm lại không ngoài ba nghĩa: Bất sanh, giải thoát, tịch diệt.

Bất sanh, nghĩa là không sanh ra, không sanh các thứ mê lầm tội lỗi.

giải thoát, nghĩa là thoát ra ngoài sự ràng buộc, không mắc vào các huyễn ngã, huyễn pháp.

Tịch diệt, nghĩa là vắng lặng, dứt sạch. Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất cả nguòn gốc mê lầm.

Vì lẽ Niết Bàn có nhiều nghĩa như thế, nên trong kinh thường để nguyên am mà không dịch nghĩa.

Theo định nghĩa của chữ Niết Bàn nầy, thì bốn quả vị trên kia đều gọi Niết Bàn cả. Song vì đã hoàn toán hay chưa hoàn toían mà chia ra làm hai thứ:

1. Hữu dư y Niết Bàn: (Niết Bàn chưa hoàn toàn). Từ quả vị thứ nhất Tu đà hoàn đến quả vị thứ ba A na hàm, tuy đã đoạn trừ tập nhân phiền não, những chưa tuyệt diệu, tuy đã vắng lặng an vui, nhưng chưa viên mãn, tuy an vui chưa hoàn toán, vì phiền não và báo thân phiền não còn sót lại, nên gọi là nb hữu dư y. Vì phiền não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh tử trong năm bảy đời; song ngã chấp đã phục, nên ở trong sanh tử mà vẫn được tự tại, chứ không bị ràng buộc như chúng sinh.

2. Vô dư y Niết Bàn: (Niết Bàn hoàn toàn). Đến quả vị A La Hán, đã đoạn hết phiền não, diệt hết câu sanh ngã chấp, nên hoàn toán giải thoát cả khổ nhân lãn khổ quả. Sự sanh tử không còn buọc ràng vị nầy được nữa, nên gọi là Niết Bàn vô dư y. Đây là quả vị cao tột của hàng Thanh văn. Đến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn toàn tắt hết, và trí vô ngại hiện ra một cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế, nên được tự tại giải thoát ngoài vòng ba cõi: Dục, Sắc, và Vô sắc giới.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.