Chuyển Pháp Luân Và Tứ Diệu Đế – Phần 7

PHỤ ĐÍNH

VỊ TRÍ CỦA PHÁP HÀNH “TỨ NIỆM XỨ” TRONG PHẬT GIÁO

Lý thuyết “Tứ Diệu Ðế” ví như một kỳ quan đã phô bày những kiến trúc và nghệ thuật phi thường suốt một thời gian rồi bị lãng quên trong lòng đất. Lúc sau đó, nhờ trí óc khôn ngoan và công phu đào xới của nhà khảo cổ mà nó được tái xuất trước sự hân hoan chào đón của mọi người. Những Ð?ng Toàn Giác trong các thời đại đều căn cứ theo Tứ Diệu Ðế để xây dựng Giáo lý.

Tứ Diệu Ðế cũng như nền móng của một đền đài lộng lẫy nằm sâu dưới đất nhưng rắn chắc để nâng đở hàng cột tinh anh là “Bát Chánh Ðạo”. Tuy nhiên ngôi đền chỉ thành hình với mái nóc tuyệt mỹ cao vọi hướng thẳng lên tận không gian là “Tứ Niệm Xứ.”

Ðức Phật gọi Bát Chánh Ðạo là con đường siêu việt. Con đường ra khỏi thế gian, con đường Giác Ngộ, con đường chấm dứt khổ đau, con đường đưa tới an vui tuyệt đối… cho những ai quyết chí noi theo. Tứ Niệm Xứ (Sati Patthàna) hay là Chánh niệm (Sammà Sàti) thuộc chi thứ 7 của Bát Chánh Ðạo và được sắp vào phần “Ðịnh học”. Chánh niệm là nòng cốt, là chúa tể gây ảnh hưởng sâu rộng đến 6 chi đầu của con đường siêu việt.

Trong kinh Trường A Hàm (Dìgha Nikàya), đức Thế Tôn có thuyết:

“Hởi này chư Tỳ Khưu! Phương thức duy nhất để tiến tới tư cách hoàn toàn trong sạch, để vượt ra khỏi sự ưa phiền, chấm dứt khổ sầu, để mở đường chân chánh đi đến đạo quả Niết Bàn, phương thức đó là “Bốn Pháp Niệm Căn Bản” (Tứ Niệm Xứ).”

Tu tưởng là quan trọng nhất trong sự sanh hoạt con người. Vì nó là nguyên tố tạo nên nghiệp khiến chúng sanh phải quay quần trong vòng sanh tử. Lẽ đó, niệm tưởng chân chánh là con đường duy nhất để chấm dứt nguồn thống khổ.

Tứ Niệm Xứ được chia ra làm 2 phần:

– Niệm Thân thuộc về phần vật chất (Sắc).
– Niệm Thọ, niệm Tâm, niệm Pháp thuộc về phần tâm lý (Danh)

Ðức Phật sắp niệm Thân trước hết là một thể thức rất qui củ để cho người hành đạo dễ bước lần từ thấp lên cao. Niệm thân có tánh cách đơn giản hơn 3 pháp niệm tiếp theo về tâm lý, nhưng đó là đường lối rất thực tế và trọng đại. Bởi cơ thể là đề mục dính liền với bản ngã của con người. và nếu không ghi nhớ được những gì ở cận bên mình thì rất khó bề nghĩ đến chuyện xa vời. Theo tinh thần Phật Giáo, niệm Thân là nhằm mục đích để khám phá mục đích giả tạm của 4 nguyên tố (Tứ Ðại) tạo thành cơ thể con người, loại trừ ngã chấp hầu đi đến giải thoát.

Phương pháp luyện thân “Hatha Yoga” bên Ấn Ðộ khác hơn pháp niệm Thân của Ðạo Phật, vì người tín đồ của pháp môn này chú trọng về những tư cách phi thường hoặc mong thành hoặc đạt phép lạ hơn là tìm đường giải thoát. Hành giả Hatha Yoga có thể điều khiển cơ thể mình theo ý muốn, như nhịn ăn uống, ngưng hơi thở, chận đứng huyết mạch, chuyển động gân cốt, chịu đựng nổi tuyết giá hay sức nóng cháy da, giữ yên một oai nghi rất lâu, v.v…

SỰ LIÊN QUAN GIỮA CÁC HƠI THỞ VÀ PHÁP HÀNH THIỀN ÐỊNH

Ðức Phật dạy hành giả hành Pháp Tứ Niệm Xứ phải bắt đầu chú tâm vào hơi thở vô ra của mình. Mà tại sao vậy? Vì trong hoạt động của cơ thể, sự hô hấp là thường xuyên và liên tục dễ ghi nhớ hơn các cử động bất thường khác.

Về khía cạnh khoa học, thở là điều cần thiết cho mỗi sanh vật. Sinh khí còn vô ra thì còn sự sống và khi ngừng thở thì sự sống chấm dứt. Hơi thở nhẹ nhàng êm dịu giúp hệ thống dẫn huyết hoạt động bình thường khiến con người được khoẻ mạnh, minh mẫn, sống lâu, cũng như trong bộ máy cơ giới xăng nhớt chạy đều.

Trong thời thượng cổ, thanh khí trên không gian rất dồi dào và thuật hô hấp loài người tinh vi nên ít bệnh hoạn và trường thọ. Những loài thú như rùa, rắn hay sanh vật khác không đi kiếm ăn được khi bị hạn hán, tuyết băng, nhưng vẫn sống được lâu ngày nhờ có bộ máy hô hấp đặt biệt của chúng.

Theo Hatha Yoga, nếu biết luyện hơi thở cho đúng cách thì nó di chuyển trong khắp châu thân, thông qua bộ thần kinh và thanh lọc những huyệt (chakra), tẩy trừ các độc tố (toxine) trong máu, đem lại sức khoẻ và trí tuệ cho hành giả. Nên cần biết lối thở bất thường của chúng ta hằng ngày không đủ năng lực để sa thải hoàn toàn những độc tố đó. phương pháp Hatha Yoga có hơn 10 cách thở khác nhau nhưng khác hơn về thể thức của Phật Giáo.

Ðức Phật dạy hành giả khi thở vô ra dài vắn, mau chậm cần phải biết rõ. Hành giả cần phải nhận thức tình trạng của tâm, xem coi nó xao động hay yên tĩnh. Vì nhịp độ của trái tim tuỳ thuộc vào nơi thở mau hay chậm. Và khi khi biết rõ tình trạng đó, hành giả phải điều chỉnh hơi thở lại cho vừa phải tuỳ theo bản chất và khả năng hô hấp của mình có cảm giác dễ chịu và vui thích trong khi thở chớ không phải chủ tâm vào hơi thở mau chậm, dài vắn rồi cứ để cho bộ máy hô hấp tư do tiếp tục hoạt động không bình thường như thế.

Việc chú tâm và sắp đặt hơi thở cho điều hoà như vậy lâu năm chầy tháng trở thành thói quen, dường như cơ động tự nhiên dù trong lúc hành giả đang tham thiền về một đề mục nào hoặc hành pháp Minh Sát. Các vị thiên sư nói rằng hơi thở trong trường hợp này ở về phía hậu tuyến để nâng đở hành giả cho mau kết quả.

Tinh thần chỉ có thể trở nên trong sạch trong một xác thân được thanh lọc và khoẻ mạnh. Lẽ đó, Ðức Phật sắp đề mục niệm hơi thở đứng đầu trong pháp niệm thân và đó cũng là yếu tố tiền phong của pháp môn Tứ Niệm Xứ.

Thọ thuộc về tâm lý nhưng có phần giản dị hơn niệm Tâm và niệm Pháp. Khi hành giả có mức độ cao về tập trung tư tưởng và ghi nhớ biết mình thì hành pháp niệm Thọ rất dễ dàng.

Sau khi niệm Thọ hoàn tất, hành giả vào được bên trong ngôi đền “Tứ Niệm Xứ” để quan sát cung điện của hoàng thành. Từ đây phận sự của hành giả trở nên hết sức khó khăn tế nhị vì người đã biết qua giai đoạt phức tạp của “Minh Sát Tuệ” với 2 đề mục niệm Tâm và niệm Pháp. Người phải dày công tu luyện, giới đức viên dung, căn duyên tròn đủ mới mong tới được điện ngọc là Niết Bàn.

Nhờ thực hành pháp Tứ Niệm Xứ, người tu Phật mới thấu rõ bản chất vô thường của Ngũ uẩn và tư cách sanh diệt của chúng, để sau cùng phá vỡ sợi dây nhân duyên “Paticca Samuppàda” (duyên sinh) và thoát khỏi vòng sanh tử.

Cái tinh hoa tuyệt diệu của Phật Giáo như thứ cây ăn trái: những rễ bám sâu dưới đất là “Tứ Diệu Ðế”, cái thân cây hùng vĩ bên trên là “Bát Chánh Ðạo”, và cành lá trên ngọn cây đơm bông trổ trái là “Tứ Niệm Xứ.”

SOẠN GIẢ HUỲNH VĂN NIỆM

-ooOoo-

PHẬT NGÔN

“Cố công hành đạo, giới đức thầy Tỳ Khưu ngày thêm hoàn hảo. Các tật xấu được thanh lọc tẩy trừ, giờ đây người đã sẳn sàng bước lên đường thánh vức, như nén vàng ròng được người thợ khéo làm ra nhiều món nữ trang.

Thầy Tỳ Khưu tự do thong thả lướt gió tung mây, không gì ngăn cản như chim hạc bay thẳng cánh tận trời cao.

Thầy Tỳ Khưu trở nên bình thản, an tịnh, lạnh lùng trước những pháp thế gian huyền ảo.

Người không còn sợ hải lo âu như đức vua Badhya hoan hô khi tham thiền dưới cội cây: “Hạnh phúc thay! Hạnh phúc thay! Trước kia ngự tại hoàng cung, được quan quân che chở, tường thành kiên cố, nhưng ta nào đâu yên giấc … Hiện nay ta chẳng còn lo sợ gì cả cho bản thân và cuộc sống. Bất cứ ở đâu ta cũng được bình yên”. — MAJJHIMA NIKAYA

-oOo-

“Trước khi diệt xong các chướng ngại, thầy Tỳ Khưu ví như người mắc nợ, mang bệnh, bị tù đầy, đi lang thang trong vùng hẻo lánh…

Nhưng khi tẩy trừ được các điều trở ngại đó thì người cũng như đã xong món nợ, được bình phục thong thả ra khỏi nhà lao, chẳng còn gặp điều chi nguy hiểm.

Thầy Tỳ Khưu rất toại nguyện vừa lòng, tâm tư tràn ngập nguồn hạnh phúc” — DÌGHA NIKAYA.

“Hành pháp môn “Tứ Niệm Xứ”, người giới tử luôn luôn sống trong tình trạng “Minh Sát” về thân thể, trắc nghiệm những tình cảm và quán xét các hiện tượng (pháp) phát sanh.

Người thường xuyên dũng mãnh, châm chú biết mình và gạt bỏ tất cả phiền muộn cả thế gian”. — DÌGHA NIKAYA

-oOo-

“Bậc Thanh tịnh (Muni) thản nhiên không sân hận, khổ sầu, không tham vọng vì các pháp thế gian tương phản (tốt, xấu, lớn, nhỏ, sang, hèn…) và đã thoát qua khỏi thảm họa tử sanh, già nua, bệnh tật rồi vậy.” — ANGUTTARA NIKAYA-III

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.