100 Cây Thuốc….

3. CÁC LOẠI CÂY LỚN

 20. CHANH

Tên khác: Ninh mông

Tên khoa học: Citrus limonia, Citrus medicinalis

1. Tính vị: Trái vị chua, thơm, tính mát. Lá, vỏ, quả: vị cay, te, thơm. Tính ấm AA

2. Hoạt chất: Trái có citric acid, sinh tố C. Lá và vỏ quả có tinh dầu, pectin.

3. Dược năng: Giải khát, thanh nhiệt, trị độc tôm cua cá biển.

4. Chủ trị: Trừ nôn ói, giúp ăn ngon, dễ tiêu hóa, loại trừ chất mỡ dư trong cơ thể, trừ độc tôm cua cá biển, sò hến. Lá, vỏ quả trị ho hen, khó thở, bổ huyết, hoạt huyết, tiêu đàm; trị đau mắt, nhức đầu, sản phụ tắc sữa, sưng vú.

5. Xử dụng: Lá tươi nấu nước uống mỗi ngày. Rễ và vỏ quả cũng dùng như lá chanh.

6. Toa thông dụng:

*TRỊ RẮN CẮN: Rễ chanh 10gr, hạt chanh 5gr, gừng sống 5gr giã nát, pha với 3gr phèn chua trong một ly nước sôi, (50ml) uống 2 lần trong ngày cách nhau 2 giờ, mỗi lần uống 2 thìa canh.

*TRỊ SỐT RÉT: 30gr lá tươi thái nhỏ, chế với 25ml rượu, phơi sương 1 đêm, sáng uống lúc lòng không, uống xong sẽ ói nước vàng và khỏi bệnh.

  21. CỐI XAY

 Tên khác: Chàng xay, Toàn mộc, Quýnh ma

Tên khoa học: Abutilum Indicum

1. Tính vị: Vị đắng, không độc, tính bình. Rễ tính mát D

2. Hoạt chất: Có pectin, các chất khác đang nghiên cứu…

3. Dược năng: Tiêu viêm, trừ thũng, sát trùng.

4. Chủ trị: Lá trị tiểu buốt, đái đường, sạn thận, hạ huyết áp. Rễ chữa nhức đầu, nóng sốt, huyết bạch. Hạt đánh tan tà khí, trừ tê thấp, thông kinh, trị xích bạch lị, đau mắt màng mộng.

5. Xử dụng: Lá hạt rễ nấu tươi nấu khô uống đều tốt. Bệnh ngoài da, giã nát, đắp chỗ đau.

6. Toa thông dụng:

*HẠ HUYẾT ÁP VÀ XUNG HUYẾT: Hạt lá rễ cối xay 15gr, dền tía 15gr, lá vú sữa 15gr, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 lần, trong 5 ngày.

*TRỊ SẠN THẬN: Cối xay khô 30-50gr, râu ngô tươi 15gr, nấu nửa lít nước, uống ngày 2 lần.

 22. DÂU TẰM

 Tên khác: Tầm tang, Tang diệp

Tên khoa học: Morus alba

1. Tính vị: Lá vị ngọt, chát, tính mát. Rễ vị đắng, tính ôn AA

2. Hoạt chất: Có carotene, tanin, ít tinh dầu, sinh tố C, cholin, adenin, glucose…

3. Dược năng: Giải nhiệt, lọc máu, an thần, tán khí.

4. Chủ trị: Trị cảm mạo: ho nhiệt, nhức đầu, đỏ mắt, đau họng. Trừ phong nhiệt, bệnh mất ngủ. Đặc biệt trị các chứng đau dạ dầy và sạn thận, nước tiểu đục, thổ huyết, máu cam.

5. Xử dụng: Lá non nấu canh ăn rất ngon. Có thể phơi khô, nấu nước uống. Nấu tươi, nên sao vàng.

6. Toa thông dụng:

*AN THẦN, ĐAU DẠ DẦY, SẠN THẬN: Lá dâu tươi 45gr (khô 15gr), cam thảo 5gr, nấu nửa lít nước, uống ngày 2, 3 lần trong một tuần.

*CẢM NẮNG, MÊ MAN BẤT TỈNH: Lá dâu tươi giã lấy nước cốt, pha chút muối, uống, rồi trải lá dâu tươi dưới chiếu giường người bệnh, sẽ công hiệu ngay.

 23. QUẢ KÉ

Tên khác: Ké đầu ngựa, Thương nhĩ tử

Tên khoa học: Xanthium strumarium

1. Tính vị: Vị ngọt, thơm, có chút độc. Tính ôn DD

2. Hoạt chất: Có chất béo, glucoside, xanthostrumarin, nhiều iode, có sinh tố C.

3. Dược năng: Sát trùng, tiêu độc, mát gan mát thận.

4. Chủ trị: Trừ thấp khí, hắc lào, mờ mắt, đau răng, sổ mũi, tiểu đêm. Trị các chứng phong: chân tay co quắp, nhọt độc, lở ngứa. Cai rượu rất tốt.

5. Xử dụng: Lá, quả sao vàng, sắc uống: mỗi lần 10-15gr.

6. Toa thông dụng:

*TRỊ ĐAU RĂNG: quả ké 20gr nấu 1 ly nước, canh cho đặc sệt, ngậm 5 phút nhổ đi. Làm như vậy nhiều lần 1 ngày.

*TRỊ NHỨC ĐẦU, SỔ MŨI: quả ké khô sao vàng 15gr, hương nhu 4gr, nấu nửa lít nước, uống ngày 2 lần.

*CAI RƯỢU: 300gr quả ké ngâm 1 lít rượu, trong 1 tuần, uống như thường, tự nhiên sẽ chán rượu.

  24. KEO

Tên khác: Keo giậu, Sản, Bình linh, Nam táo nhân

Tên khoa học: Acacia donnaiensis, Leucena glanca

1. Tính vị: Vị bùi, thơm, để sống thì mát. Sao vàng thì tính ôn D

2. Hoạt chất: Có tinh dầu, chất béo và leucenol.

3. Dược năng: Thanh tẩy, nhuận trường, sát trùng trong ruột.

4. Chủ trị: Trị các chứng ứ huyết, kinh thống. Đặc biệt loại trừ sán lãi và đờm tích.

5. Xử dụng: Hạt keo phơi khô, nấu uống, mỗi lần 5-8gr với 1 nửa lít nước.

6. Toa thông dụng:

*TẨY GIUN SÁN: Hạt keo sao vàng tán nhỏ, pha đường ăn hay nấu nước uống. Trẻ em 10-15gr, người lớn 30-40gr, mỗi buổi sáng lúc lòng không.

*KINH THỐNG: Hạt keo khô 10gr, thục đậu 15gr, cỏ mần chầu 10gr, nấu nửa lít nước uống mỗi ngày 2 lần, trong 3 ngày.

 25. MUỒNG TRÂU

 Tên khác: Muồng lác, Muồng lớn, Đại quyết minh

Tên khoa học: Cassia allata

1. Tính vị: Vị hơi đắng, mùi hôi hắc. Tính mát D

2. Hoạt chất: Có nhiều antraglucoside, acetic acid, chrysophanic acid.

3. Dược năng: Giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu, sát trùng.

4. Chủ trị: Trị chứng nhiều đàm, táo bón, đau gan, vàng da, hắc lào, lang ben và các chứng phù thủng.

5. Xử dụng: Lá làm chè, phơi âm can. Cành thái nhỏ, phơi khô. Rễ và quả cũng vậy. Để sống, thì nhuận tràng, sát trùng. Sao vàng, thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Mỗi lần dùng 5-10gr, nấu nước uống. Dùng 20-30gr thì xổ.

6. Toa thông dụng:

*BỆNH NGOÀI DA: Lá tươi giã nát, băng chỗ lở, hắc lào, lang ben.

*TRỊ RẮN CẮN: Lá hạt nhai, nuốt nước, bã đắp chỗ bị thương.

 26. TRE

Tên khác: Trúc- Trúc điệp

Tên khoa học: Bambusa arundinacea

1. Lá Tre (trúc diệp): Vị ngọt, tính mát. Có thể thanh lọc tim gan, tan đờm, hạ uất khí, chữa mê sảng. Đàn bà có thai bị thổ tả. Lá tươi 30-40gr nấu uống ngày 2, 3 lần trong 3 ngày.

2. Tinh Tre (trúc nhự): Vị ngọt, tính hàn. Tanh nhiệt, lọc máu, trị băng huyết.  Cạo vỏ xanh, rồi cạo lấy lớp tinh còn phơn phớt xanh, phơi khô, tẩm gừng, nấu uống, mỗi lần 15-20gr.

3. Nước Tre (trúc lịch): Vị ngọt, tính mát. Giải khát, tiêu đàm. Trị chứng cảm sốt, mê sảng, trúng phong cấm khẩu. -Vắt tre non lấy nước cốt, mỗi lần uống 1 ly nhỏ 25cc, pha thêm một nửa nước gừng càng tốt.

4. Măng Tre (trúc duẫn): Vị ngọt, không độc, tính hàn. Cầm khát, lợi thủy, tăng cường khí lực, tán nhiệt, tiêu đàm, trợ dạ dầy.

5. Rễ tre (trúc căn): Vị ngọt, không độc, tính bình. Trị phiền nhiệt, giải độc. Trị chứng nóng tim khát nước. Giã lấy nước cốt hoặc nấu uống.

6. Toa thông dụng:

*TRỊ SỐT RÉT KINH NIÊN: Dùng lá tre tươi 30gr, lá dừa tươi 30gr, cả 2 thứ sao vàng, nấu nước uống mỗi ngày 2, 3 lần, trong 10 ngày.

 27. VÔNG NEM

Tên khác: Dã đồng, Hải đồng bì Hải đồng, Ngô đồng

Tên khoa học: Erythrina Indica

1. Tính vị: Vị chát, nhạt, có chút độc. Tính mát A

2. Hoạt chất: Có alcaloide, chất kích thích erithrine, saponin…

3. Dược năng: Tiêu độc, sát trùng, thông máu, an thần.

4. Chủ trị: Trị các chứng mất ngủ, trĩ lậu, lở ngứa, nhọt độc. Đặc biệt trị rắn cắn. An thần kinh. Hải đồng bì khu phong, trừ thấp, trị đau lưng, nhức mỏi, đau răng, tắc kinh.

5. Xử dụng: Có thể ăn sống như gia vị, hay nấu tươi 30gr, nấu khô 15gr, uống đều tốt. Hạt dùng được nhưng phải phơi khô, sao vàng.

6. Toa thông dụng:

*TRỊ TRĨ NGOẠI: Nấu đặc xông dưới. Thường 100gr cho nửa lít nước.

*RẮN CẮN, LỞ LOÉT: Lá giã nát, băng bó chỗ bị thương.

Vỏ cây thì nấu đặc, rửa ngoài

*AN THẦN: Nấu một bát canh, ăn mỗi bữa cơm, ngủ rất ngon.

 28. VÚ SỮA

Tên khác: Từ nhũ

Tên khoa học: Chrysophillum Cainito

1. Tính vị: Trái vị ngọt, thơm, không độc. Lá vị chát, chua, không độc. Trái tính mát. Lá tính ôn. AA

2. Hoạt chất: Trái có nhiều glucose, tanin, sinh tố A, C. Lá có nhiều tanin, sinh tố K.

3. Dược năng: Trái giải khát, lợi tiểu, mát tim gan, trợ ruột, an thần. Đánh tan chất nhờn trong dạ dầy và ruột.

4. Chủ trị: Lá bổ máu, chuyên trị các chứng bệnh về máu: xuất huyết, hoại huyết, băng huyết, cao huyết áp, máu loãng, máu trệ, máu hư. Trị luôn cả đái đường đường máu, đầy bụng, no hơi và ợ chua.

5. Xử dụng: Trái ăn chín như thường. Lá để tươi sao vàng, nấu nước uống: Lá tươi 40gr, khô 15gr. Có hai loại: trái tím và trái trắng. Làm thuốc, dùng loại lá có trái tím tốt hơn.

6. Toa thông dụng:

*TRỊ CAO MÁU: Lá vú sữa khô 15gr, lá cánh cò 10gr, cam thảo 5gr, nấu nửa lít nước, uống ngày 2 lần.

This entry was posted in Tuyển Chọn. Bookmark the permalink.