100 Cây Thuốc….

7. CÁC LOẠI ĐẬU

61. CÂY ĐẬU ĐEN

Tên khác: Hắc Đậu

Tên khoa học: Vigna nigra, Vigna cylindrical

 1. Tính vị: Vị bùi, thơm, đặm. Tính mát D

 2. Hoạt chất: Có chất bột, chất béo, nhiều protide, glucide.

 3. Dược năng: Giải nhiệt, mát máu, nhuận tràng.

 4. Chủ trị: Bổ thận thủy, trừ phong thấp, đau bụng nóng, uất khí. Đặc biệt bổ dương, tăng khí lực. Trị táo bón. Thục đậu cũng giúp điều hòa các vị thuốc.

 5. Xử dụng: Nấu chè, nấu xôi ăn, hoặc phơi khô sao vàng, nấu nước uống. Chế thục đậu: Phơi khô, mỗi ngày xôi (đồ) cho chin, đổ ra phơi nắng ngày hôm sau lại xôi tiếp và phơi nắng, nhưvậy đủ 9 lần. Sau sao chín cho thơm.

 6. Toa thông dụng:

*TRỊ PHONG THẤP: Thục đậu 15gr, Địa căn bì (vỏ khoai mì) 15gr, nấu nửa lít nước, uống hằng ngày.

*NHỨC-MỎI: Thục đậu 1 ký sao chín, khi còn nóng đổ vào 1 lít rượu ngâm độ 3 ngày, lấy ra uống cho say, đắp chăn cho ra mồ hôi.

*MẤT NGỦ: Lá đậu đen nấu canh ăn.

62. ĐẬU LẠC

Tên khác: Đậu Phụng, Lạc Hoa Sinh

Tên khoa học: Arachis hypogoea

 1. Tính vị: Vị ngọt, bùi, thơm, không độc. Tính mát AA. Dầu: D

 2. Hoạt chất: Có nhiều tinh dầu, protein, chất béo và các acids: oleic, linoleic, palmitic, stearic, hexacosanic và arachidic.

 3. Dược năng: Nhuận trường, điều hòa khí huyết tiêu viêm.

4. Chủ trị: Trị các chứng cước khí (sưng ngứa chân), sản phụ thiếu sữa, thần kinh suy nhược, táo bón. Bổ tì vị và phổi, bồi dưỡng cơ thể.

 5. Xử dụng: Luộc chín hay rang ăn. Có thể ép lấy dầu hoặc tán nhỏ, làm thuốc tán thuốc viên như kẹo.

 6. Toa thông dụng:

*TRỊ TÁO BÓN: 

mỗi bữa cơm, thêm 50gr lạc rang hay luộc. Có thể giã nhỏ làm muối ruốc ăn với cơm như muối mè.

*TRỊ GHẺ LỞ, NHỌT ĐỘC:

Dầu lạc 25ml, nhựa thông 20gr, tro tóc rối 3gr, hạt na 10gr. Tán nhỏ, trộn đều, dán trên chỗ sưng đau.

63. ĐẬU NÀNH

Tên khác: Đậu trắng, Bạch đậu

Tên khoa học: Phaseolus radiatus

 1. Tính vị: Vị ngọt, bùi, không độc. Tính bình AA

 2. Hoạt chất: Có hydrate-carbone, chất béo albumin, nhiều protein.

 3. Dược năng: Giải nhiệt, lợi khí, tăng lực.

 4. Chủ trị: Điều hòa được ngũ Tạng, bổ được nguyên khí, thông lợi đủ 12 kinh mạch. Đặc biệt chống tà khí, trợ ruột, giúp ấm tì vị, nhất là bồi bổ tim thận và trị bệnh thận.

5. Xử dụng: Lá nấu canh ăn ngon lại an thần. Hạt có thể luộc ăn. Tốt hơn có thể xay thành bột, uống mỗi lần 100gr.

6. Toa thông dụng:

*BỔ CHUNG: Bột đậu nành 30gr, hạt kê 30gr, Ý rĩ 40gr, nấu sôi, hòa với sữa, uống hằng ngày.

*BỔ THẬN: Bột đậu nành 30gr, hạt Sen 50 hạt nấu sôi thật kỹ, pha chút Cát căn (bột Sắn), chế thêm đường, ăn mỗi ngày 1, 2 lần.

*GIẢI KHÁT, DƯỠNG SỨC: Sữa đậu nành là thứ nước giải khát tốt nhất và có thể dưỡng sức sau đường xa hoặc công việc nặng nhọc.

  64. ĐẬU XANH

Tên khác: Lục Đậu, Thanh Tiểu Đậu

Tên khoa học: Phaseolus aureus

1. Tính vị: Vị ngọt, bùi, không độc. Tính bình A

2. Hoạt chất: Có tinh bột, chất béo, chất đạm và cellulose.

3. Dược năng: Giải nhiệt độc, giải khát, giải phản ứng mọi thứ thuốc, chất độc.

4. Chủ trị: Điều hòa âm dương và nóng lạnh trong cơ thể; cầm cảm sốt, các chứng phát nhiệt và phù thũng. Đặc biệt trị các bệnh Ruột và Dạ dầy, và các chứng ứ đọng.

5. Xử dụng: Có thể để sống, giã nát, lấy nước cốt uống mỗi lần 100gr. Tốt hơn để cả vỏ nấu nhừ ăn mỗi lần 100gr. Nấu xôi ăn cũng ngon.

6. Toa thông dụng:

*TRỊ BỆNH DẠ DẦY:

Đậu Xanh 100gr, Cam thảo 10gr (bọc trong vải), nấu thật nhừ, ăn mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày.

*TRỊ TÁO BÓN: Trước khi đi ngủ, ăn một ly cháo Đậu Xanh nấu nhừ (50-80gr).

  65. VỪNG (MÈ)

Tên khác: Hồ Ma, Chi Ma

Tên khoa học: Mè trắng: Sesamum orientalis

 đen: Sesamum indicum

1. Tính vị: Vị ngọt, bùi, thơm, không độc. Tính bình D

2. Hoạt chất: Có 50% tinh dầu, protein, calcium oxalde, nhiều acids: arachidic, stearic, palmitic, oleic, lininic và sesamin, chất béo.

3. Dược năng: Bồi bổ, nhuận trường, lợi sữa.

4. Chủ trị: Bồi bổ cho 4 Tạng: Can, Phế, Tì, Thận. Bổ huyết, bổ não, bổ gan. Cường dương tráng khí. Chủ trị cảm nóng, hư nhưọc, mờ mắt, táo bón. Bác sĩ Ohsawa dùng vừng làm đồ ăntrường sinh với gạo lứt.

5. Xử dụng: Cách dùng phổ thông: rang chín, giã với muối, ăn với cơm.

6. Toa thông dụng:

*TRỊ ĐAU MẮT, SƯNG MẮT: Hoa vừng ngâm nước hay vò nát ra, đắp trên mắt. Mỗi ngày thay một lần.

*ĐEN TÓC, MỌC TÓC: Lá và rễ cây 200gr nấu nước gội đầu.

*TRỊ TÁO BÓN: Ăn cơm hàng ngày với muối mè.

This entry was posted in Tuyển Chọn. Bookmark the permalink.