Thương Và Ghét – Không Thương Ghét

THƯƠNG VÀ GHÉT

Bạn khuyên mình ” Ta đừng thương hay ghét “
Cố hành thâm trong HỶ XÃ TỪ BI
Biển cả bao dung mọi lúc mọi thì
Nhưng không phải không biết gì là sai hay đúng !!!!

Cũng chớ cần sự chở che ân sủng …..
Của một ai dưới bất cứ thể dạng nào
Chất trực, chân thành đầu sẽ ngẫng cao
Vì thương ghét đều…. nhân duyên giả lập

Thế giới này vẫn nguyên như thế,
…. …. …. Bạn ơi, khó làm sao để mà tu tập
Đều vận hành bởi tham dục vô minh
Dù ghét thương cùng gây họa cho mình
Còn vướng mắc… là còn tạo nghiệp !!!

Sẽ luôn nhớ…. ” đừng khởi tâm thương ghét “

Huệ Hương


Nhân chi sơ, vì đâu… gây thương / ghét ???
Kẻ qua đường, có lẽ bận… tâm chi !!!
Do nợ… duyên, nên khiến đổi nghĩ suy
Thương… Ấu tròn, ghét rồi… làm sao đúng …

Như… gió mưa, cho mùa màng được trúng…
Mà mấy ai, mong ước xẫy… đến đâu
Lúc nóng hạn, thì khấn vái… nguyện cầu
Khi ướt lạnh, than van liền tới tấp

Càng thương lắm, hận… ghét càng khó lấp
Vấy tràm thì… cũng khó rửa… trắng tinh
Gắng tu thân, tránh… dẫn bởi vô minh
Tâm tỉnh lặng… sẽ không còn phân biệt

Thương ghét đâu ràng ta mua… thêm nghiệp…

tp



Họa bài “Thương và Ghét”

Đôi lúc cũng muốn bình thường tự tại.
Nhưng đã làm người thật khó quá ai ơi.
Dốc một lòng trì pháp Phật thảnh thơi.
Nhưng sao mãi còn vấn vương Thương Ghét.

Pháp Phật dạy thâm sâu diệu vợi
Khai trí mở đường đi tắt không quanh
Có phước phần mới được ngộ tinh anh
Hãy cùng nhau tiến trên đường tu học

Đã là bạn phải duyên bao tiền kiếp
Gặp lại đây hãy nắm chặt đừng buông
Học hỏi cùng nhau pháp lý vô thường
Ghi nhớ lời bạn thân thương nhắc nhở.

Diệu Phước


Không Thương Ghét

Tri kiến sai lầm từ đâu mà có.
Nhìn mọi người qua màu kính ta mang.
Rồi xét người, xét việc, quá nghiêm trang.
Có đôi lúc ta Thế Thiên Hành Đạo.
Nếu quán chiếu Như Thị trên mọi việc.
Tâm từ bi thấu hiễu mới thương người.
Đời Vô Ngã, không chấp thuyết Nhị Nguyên.
Thương Ghét chi cho tâm mình mệt mỏi.
Quán Chiếu Đi
Thương Ghét chẳng bận lòng.
Ta duỗi thẳng chân ngủ
Thân An, Tâm Lạc

Viên An

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.