Thuyết Bốn Ðế – Phần IV

III. Diệt Thánh Ðế, tức Niết Bàn :

Diệt thánh đế, từ Sanskrit là Dukkhamrodha ariyasacca, nghĩa là cảnh giới đã diệt trừ mọi khổ não. Một tên gọi khác là Niết Bàn. Từ Sanskrit là Nirvana. Từ Pàli là Nibbana, với các nghĩa dập tắt, thổi tắt. (Thổi tắt, dập tắt ngọn lửa phiền não).

Kinh Tăng Nhứt A Hàm viết: “nếu có vị đệ tử được chơn chánh giải thoát, tâm vị ấy vắng lặng (không thể xao động), việc làm, đã làm, không còn việc gì để làm nữa; nhiệm vụ cần làm đã làm, không còn nhiệm vụ gì phải làm nữa. Giống như tảng đá lớn gió thổi không động, sắc, thanh, hương, vị mọi cảm xúc đẹp đẽ cho đến mọi chuyện thích thú hay không thích thú đều không làm cho dao động. Vị ấy, có nội tâm kiên cố, thường trụ, giải thoát”. (Tăng nhất A Hàm 3-378-9)

Niết Bàn là mục tiêu tối hậu của đạo Phật. Nhưng Niết Bàn là gì? Không thể lấy tư duy và ngôn ngữ bình thường để mô tả trực tiếp được. Do đó mà sách Phật thường dùng các từ ngữ phủ định hay phản diện để nói về Niết Bàn như: Diệt tham, vô vị tịch diệt, vô tử… Niết Bàn đã là cảnh giới siêu thời gian và không gian, còn chúng ta thì dùng tư duy và ngôn ngữ thế gian, tất nhiên không thể nào dùng tư duy và ngôn ngữ đó để trực tiếp miêu tả Niết Bàn được.

Sau đây, trích một đoạn văn trong “Tương Ưng bộ Kinh” ghi lại lời Phật trả lời du sĩ Vaccha1 .

Vaccha hỏi Phật :

“Hi hữu Tôn giả, Ðức Thích Ca vĩ đại. Biển sanh tử kia, mênh mang không bờ, muốn vượt khỏi biển đó, phải dựa vào pháp môn của Phật.”

Con nay mong cầu, Bậc Nhất Thiết Trí, chỉ bày cho con, con đường giải thoát, để con hành trì và y chỉ, cầu vượt biển sanh tử.

Phật trả lời : “Luôn luôn giữ chánh niệm, quan sát rõ ràng, (thấy) bất cứ lúc nào, các pháp đều là không, nếu có quyết tâm, dựa vào (quan điểm) các pháp đều là không, thì có thể vượt qua biển lớn sanh tử.

Ðoạn trừ mọi dục lạc, không nói như câm, ngày đêm sáu thời, yên lặng nội quán, phát tâm dũng mãnh, đoạn trừ tham dục, công phu như vậy, tất yếu sẽ thoát khỏi sanh tử.”

Vaccha hỏi :

Nếu có bậc Thánh, đã đoạn trừ dục vọng, không thích dục lạc, tâm không còn ỷ lại, đã xả bỏ hết, đối với trần và cảnh, đã dược giải thoát, làm bậc tôn quý trong thế gian; bậc Thánh như vậy, còn thoái chuyển nữa hay không? Bậc ấy thường trú ở cảnh giới Thánh, còn có thể mất cảnh giới Thánh đó hay không ? …

Bậc Thánh như vậy, trú ở cảnh giới Thánh, mắt mẻ giải thoát trải qua nhiều năm tháng, không có thối thất. Bậc Thánh như vậy, có thần thức hay không? (chúng con) biết cảnh giới đó được hay không?

Phật trả lời :

“Như ngọn lửa kia, được gió thổi tắt, không còn thấy đâu nữa, bậc Thánh đắc đạo, thân tâm giải thoát, lặng lẽ vô vi, cũng không thể thấy được”.

Vaccha hỏi :

“Bậc Thánh đắc đạo, tịnh lặng vô vi, là không ư? là diệt ư? Hay là thường trú, không khổ, không tịch?”

Hy hữu Tôn giả, hãy chỉ bày cho con, cởi mở sự bế tắc, đoạn trừ mê lầm cho con. Pháp đó phải chăng là cảnh giới của chư Phật tự thân chứng nghiệm…

Phật trả lời :

“Các bậc Thánh ngộ đạo, vô vi tịch chỉ, khó mà nghĩ bàn, đó là cảnh siêu việt ý thức. Không có pháp nào thuộc về danh từ ngôn thuyết. Sau khi đã xả bỏ tất cả các pháp, thì cũng đoạn trừ ngôn ngữ, và mọi hành tướng của tâm, xa lìa mọi cảnh giới hý luận và phân biệt”

Trong đoạn văn trên, có thể nói, cái gì có thể nói được về Niết Bàn thì Phật đã nói đầy đủ rồi. Dưới dây, chỉ nêu lên vài điểm chủ yếu:

1/ Niết Bàn không phải là hư vô, mà là một sụ tồn tại tích cục, siêu việt mọi nghĩ bàn: Về sự tồn tại của Niết Bàn, Phật đã nhiều lần khẳng dịnh Phật nói: “Này các Tỷ Kheo, có pháp vô vi, bất sanh bất biến; nếu như không có pháp vô vi bất sanh bất biến này, thời các pháp có sanh có biến đổi và nhơn duyên sanh không thể nào giải thoát được”.

Ðó là những lời khẳng định tích cực và chánh diện đối với Niết Bàn. Trong các kinh điển Phật giáo khác, Niết Bàn thường được gọi là bất tử (amrta). Bất tử không phải là một khái niệm trừu tượng, mà là một sự thực sống động. Cũng không phải là một ý niệm chủ quan mà là một sự thực tồn tại khách quan. Trong kinh Phật, Ma Vương (Mara – Ba tuần) biểu trưng cho sự chết. Còn Niết Bàn là không chết, là bất tử, là sự chiến thắng và chinh phục cái chết. Trong các sách sanskrit, amrta còn có nghĩa là thuốc tiên, với nghĩa Niết Bàn là thuốc tiên, đem lại sự bất tử cho người nào có được thuốc tiên ấy. Niết Bàn là sự tồn tại vĩnh hằng. Người tu đạo, sau khi chứng ngộ Niết Bàn, trong sanh lý eủa họ, cũng có một sự thay đổi nhứt định. Trong kinh Phật bổn dưyên (Mahavastu), ghi lại sự kiện tôn giả Xá Lợi Phất, sau khi ngộ đạo, gặp tôn giả Mụe Kiền Liên trên đưòng đi. Tôn giả Mục Kiền Liên thấy ngài Xá Lợi Phất dung mạo khác thường, bèn hỏi :

“Này tôn giả Xá Lợi Phất ! Người bạn của tôi ! Dung mạo ông thanh tịnh, thần thái ông trang nghiêm, an ổn, khiến mọi người đều tôn kính. Này tôn giả Xá Lợi Phất! Phải chăng tôn giả đã uống được nước cam lồ bất tử (amrta), đã tìm được con đường lớn dẫn tới sự bất tử? Dung mạo tôn giả giống như là bậc đắc dạo, nó trong sáng như hoa sen nở, thần thái của tôn giả an tường và trang trọng. Tôn giả tìm dược ở đâu đạo bất tử khiến cho thần thái của tôn giả trong sáng như thế này?”

Ngài Xá Lợi Phất trả lời : “Này tôn giả Mục Kiền Liên, đúng vậy, tôi đã có được nước cam lồ bất tử, đã tìm ra đường lớn dẫn tới bất tử. (Mahavastu, 3,68 “Buddhist thought in India” )

2/ Bất tử : Vì là một thuộc tính quan trọng của Niết bàn, cho nên có đến 15 hình dung từ, có ý nghĩa tương tợ, cũng dùng cho Niết Bàn như :

(1) Vĩnh hằng.

(2) Kiên cố.

(3) Bất biến.

(4) Vô hoại (A-cyuta)

(5) Không biên giới (vô tế-an-anta)

(6) Vô chỉ (aty-antam)

(7) Vô sanh.

(8) Vô diệt .

(9) Vô khởi.

(10) Bát dị hoại diệt, không dễ bị hoại diệt.

(11) Phi sanh pháp, Apalokina-a-bhutam- không phải là pháp có sanh.

(12) Vô hành – không có tác nghiệp,

(13) Vô bịnh – không bịnh,

(14) Vô lão – không già.

(15) Vô tử (a-maranam) không chết.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.