Thuyết Bốn Ðế – Phần V

PHỤ LỤC BÀI DIỆT ÐẾ

NIẾT BÀN LUẬN

Phân tích ngữ căn của từ Niết Bàn : (S. Nirvana)

Có hai cách phân tích:


1) Nirvana : NiR + va + na.

2) Nirvana : Nir + vana.

I. Nirvana: Nir + va + na (hình dung từ) :

Có các nghĩa thổi tắt, tiêu diệt, tịch diệt.

a/ Nir : ra xa, ra ngoài, A. out, forth, away; va : thổi ; Nirva : thổi (như gió thổi), dập tắt.

b/ Nir : không có (A. whithout). Nirvana : một đất nước không có rừng, nghĩa bóng là một nơi không còn có (rừng) phiền não nữa.

II. Nirvàna (Nir + Vana)

1) Nir : không, không có; va; nơi ở, đi, phiền não, dệt, người dệt.

2) Vana : có 5 nghĩa :

– khô, quả trái.

– hành vi dệt, may vá.

– lỗ hổng trên tường.

– người có trí.

– ngườl có trú xứ trong rừng.

3) Vana :

– thổi ,

– đi.

III. Nir – va : (động từ) thổi, tiêu diệt, tiêu mất.

1) Nirvanayati : tiêu (đẩy ngã)

2) Nir vanayiayati : tiêu hủy, tiêu tán (thêm chủ ngữ).

Vana : hình dung từ.

1. Nirvana : (không còn củi nữa)

2. Nibbana (pali) ; tiêu hủy, hủy diệt, dập tắt (theo tự điển của Childers)

Như vậy từ Nirvana có thể hiểu theo hai nghĩa tiêu cực và tích cực. Nếu là tiêu cực thì viết Nirvàna (nir + va + na). Nếu là tích cực thì viết Ni-rvana. Sự khác nhau là chỗ sau ngữ căn và của động từ, thêm danh từ Na, bèn dọc thành âm lưỡi, và danh từ thành ra có nghĩa tỉêu cực.

Ngược lại, nếu sau và, có nà không đọc theo âm lưỡi thì ý nghĩa chuyển thành tích cực. Hơn nữa, nếu sau ngữ căn động từ, mà thêm na như là vĩ ngữ (terminal suffix) Na mà thành Vàna thì có thể dùng như hìnhdung từ.

Trên đây là sự giải thích từ Nirvana của học giả Nhật Bản Tự Bổn căn cứ vào ý kiến của hai nhà Sanskrit học Williams và Childers.

Nói chung lại, Niết bàn có hai nghĩa tiêu cực và tích cực. Nhưng các học giả phương Tây thường chỉ nhấn mạnh một chiều ý nghĩa tiêu cực của Niết bàn, lại không hiểu nghĩa tiêu cực này của Niết bàn một cách đến nơi đến chốn. Trái lại, cái kinh và luận của Phật giáo đều chú trọng cả hai nghĩa tiêu cực và tích cực của Niết bàn. Như Luận Ðại Tỳ Bà Sa nói có 30 loại Niết Bàn (Ðại Tỳ Bà Sa luận cuốn 26, Ðại Chính cuốn 27 tr. 147). Trong số này, các loại Niết Bàn 1, 2, 3 là theo nghĩa tiêu cực. Từ 4 dến 13 là các loại Niết Bàn theo nghĩa tích cực. Theo loại thứ 7, Bàn là dệt, Niết là không, nghĩa là không dệt phiền não, không tạo ra phiền não. Trong loại Niết Bàn thứ sáu, Bàn là rừng, Niết là ra khỏi. Niết Bàn là thoát ra khỏi rừng (phiền não).

Nói chung, các kinh Ðại thừa đều nhận thức và triển khai Niết Bàn chủ yếu theo ý nghĩa tích cực của nó. Như trong kinh Niết Bàn, quyển 33 có câu : “Này thiện nam tử, đoạn phiền não không phải là Niết Bàn, không sanh ra phiền não nữa mới gọi là Niết bàn.” Chữ Tây Tạng, Niết Bàn là Mya-nam-boas. Có các nghĩa : “Vượt qua mọi nỗi khổ sanh tử”, “giải thoát khỏi mọi phiền não và ác hạnh” , “giải thoát khỏi ba giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới”.

Tiến sĩ Nhật Bản Xích Chiều Trí Thiên, trong cuốn “Nghiên cứu Phật giáo nguyên thủy, có làm một bản liệt kê những từ ngữ đồng nghĩa với Niết Bàn, nhưng âm khác, và xếp theo hai loại nghĩa tiêu cực và nghĩa tích cực.

A. Từ ngữ có dạng phủ định, thiên về nghĩa tiêu cực:

1) Vô vi : asamskrta

2) Vô biên : Anta, Ananta

3) Vô lậu : Anasrava, Anasrava.

4) Vô lão suy : Ajaijara

5) Bất kiến : Apalokita

6) Vô hiển thị : AnidassaNa

7) Vô đình trệ : Nippapa

8) Bất tử : Amata (cũng dịch là Cam lộ)

9) Vô hữu : Abbhuta (cũng dịch là vị tằng hữu)

10) Vô họa : Anitika (cũng dịch vô uổng)

11) Vô họa pháp : Anitikadhamma (cũng dịch vô tai)

12) Vô bịnh : Ayyapajja (cũng dịch vô tổn)

13) Vô trú ốc: Analaya (cũng gọi là vô trú)

14) Vô sanh : Ajata

15) Vô tác : akata

16) Vô sắc : Arupa (cũng dịch vô đọa)

17) Vô tự : Ankhara

18) Vô tử : Accuta

19) Vô tác giới : Asankhatadhatu

20) Bất quần : Apavagga

21) Vô hiểm : Anupasagge

22) Vô hiểm pháp : Anupassaggadhamma

23) Vô đẳng : Asama

24) Vô thượng : Anuttara

25) Vô tỷ đẳng : Appatisama

26) Vô tránh : Arana

27) Vô thất : Anangana

28) Vô nghi hoặc : Akaca.

29) Vô luợng : Appamana

30) Vô sở hữu : Akincana

31) Vô hý luận : Appananca

32) Niết Bàn : Nibbana.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.