Thuyết Bốn Ðế – Phần VI

V.2. ÐỊNH HỌC

Nghĩa của từ Định

Ðịnh nghĩa là tâm không tán loạn, là nhất tâm.

Bốn cảnh giới định cúa Phật giáo Nguyên thủy:

Phật giáo Nguyên thủy nói về 4 cảnh giới định (gọi là bốn cấp thiền) như sau:

+ Cấp thiền thứ nhứt: (Sơ thiền) xa lìa dục vọng, xa lìa mọi pháp bất thiện, có tầm và tứ, Hỷ lạc nhờ xa lìa dục vọng và pháp bất thiện mà có.

+ Cấp thiền thứ hai: (Nhị thiền) ngưng chỉ tầm và tứ, nội tâm an tịnh, hỷ lạc nhờ định tâm mà có.

+ Cấp thiền thứ ba: (Tam thiền) xa lìa tâm hỷ, trú ở xả, thân trú ở lạc + Cấp thiền thứ tư: (Tứ thiền) bỏ khổ lạc, bỏ hỷ ưu, xả niệm thanh tịnh.

Các loại định : định là tâm an tịnh, thống nhất. Người còn ở Dục giới, thành tựu được tâm định tạm thời gọi là Dục giới định.

Các cảnh giới định ở sắc giới và Vô sắc giới mới gọi là căn bổn định.

Cần nhắc lại ở đây các khái níệm Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

Dục giới: (S.Kama dhatu) là cõi sống trong đó cảm quan có nhiều dục vọng, hướng tới sắc, thinh, hương, vị, xúc pháp, tức sáu ngoại trần.

Sắc giới (S.rupa dhatu): là cõi sống mà dục vọng của cảm quan không còn nữa, nhưng thân vật chất vẫn còn. Chúng sanh ở đây, luôn ở trong trạng thái thiền định từ sơ thiền đến tứ thiền.

Vô sắc giới (S. Arupa dhatu): là cõi sống ở đây chúng sanh không còn có thân vật chất nữa mà chỉ sống cuộc sống thuần túy tinh thần mà thôi.

Cũng như Sắc giới, Vô sắc giới có 4 cấp thiền, gọi theo thứ tự từ thấp đến cao:

1. Không Vô biên xứ,

2. Thức Vô Biên xứ.

3. Vô sở hữu xứ

4. Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Các thuật ngữ liên quan tới Ðịnh học:

Samadhi dịch là Ðịnh:

o định ý;

o tam muội;

o tam ma địa;

o đẳng trì;

o chánh thọ

dhyana, jhana Hán dịch là Thiền:

o thiền na;

o tĩnh lự;

o Tư duy tu

Samapati Hán dịch là Ðịnh, tam ma bát đề, đẳng chí

samatha Hán dịch là chỉ, xamatha.

S. Cittankragrata, P.Cittegaggata Hán dịch là tâm chuyên một cảnh.

Yoga Hán dịch âm Du già.

Samadhi: là danh từ chung nhứt, bao gồm các loại định thế gian hữn lậu, cũng như xuất thế vô lậu hữu tâm dịnh, vô tâm định, toàn là các định trong ba giới.

Dhyana: chỉ loại định của sắc giới mà thôi, không có định của Dục giới, và của Vô sắc giới.

Samapatti: là loại định của riêng Sắc giới, và Vô sắc giới không bao hàm định Dục giới. Như vậy, nó bao gồm 9 cấp định từ Sơ thiền sắc giới cho tới Tứ thiền Vô sắc giới, kể cả diệt thọ tưởng định. Gọi chung tất cả là Cửu thứ đệ định (chín cấp định xếp theo thứ tự từ thấp tới cao).

Samatha: hay dùng đồng thời với Vipasvana, vipassana (quán Tỳ bát xá na). Samatha là chỉ, Samatha vipassana là chỉ quán. Chỉ là nội tâm vắng lặng, Quán là quan sát. Dùng hai từ chỉ quán là muốn nói hai môn định học và tuệ học cần phát triển cân bằng.

Yoga là từ ngữ có trước Phật giáo, cũng chỉ cảnh giới nội tâm thống nhứt. Phật giáo cũng dùng từ Yoga (Du già) trong các khái niệm như Du già hạnh, Du già sư, bộ phái Du già (yogacara) cũng gọi bộ phái Duy Thức.

Samahita Hán dịch âm Tam ma sất da, Hán dịch nghĩa Ðẳng dẫn, nhập định.

Samapanna : Hán dịch âm Tam ma bác ra, dịch nghĩa căn bổn định.

Hiện pháp lạc trú: S. drstadhanoma-suk-havihara

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.