Cuộc Đời Kẻ Mê Người Tỉnh

Mỗi hành giả phải nên hằng ghi nhớ trong tâm những điều sau đây: Nguyện cho tất cả chúng sinh đềuđược bình yên, hạnh phúc, an lạc, thái bình. Nếu chúng ta luôn giữ được lời nguyện này trong tâm thì chúng ta sẽ không bao giờ có những suy nghĩ, lời nói phê bình, chỉ trích hay chống báng lại một ai. Chúng ta cần hướng lòng từ biđến tất cả chúng sinh trong ba cõi sáu đường. Trước mắt, chúng ta chỉ thấy được loài người, các loài vật, còn những loài khác phải có thiên nhãn mới thấy hết chúng đang hiện hữu. Do đó, những gì ta không thể thấy nghe nhưng vẫn có thểhiện hữu trong bầu vũ trụ bao la này. Chúng ta luôn mong mỏi cho tất cảchúng sinh trên thế gian này đều được sống trong bình yên, hạnh phúc. Người Phật tử chân chính không bao giờ có tâm làm tổn hại đến một chúng sinh nào, ta luôn có tấm lòng vì tình người trong cuộc sống. Nếu chúng ta luôn biết suy nghĩ không làm tổn hại đến một ai thì ta sẽ được bình an, hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh và ta luôn nguyện không làm hại bất cứ một chúng sinh nào, không lừađảo, dối gạt người, cũng chớ bất mãn một điều gì và cũng đừng mong ai đau khổ.Hãy nguyện cho tất cả chúng sinh không sát hại lẫn nhau, đó là lời nguyện chân chính; luôn mong mỏi muôn loài vật sống biết đùm bọc, thương yêu, như người mẹhiền luôn hy sinh thân mạng để bảo vệ, che chở cho đứa con duy nhất của mình. Chúng ta nên nuôi dưỡng một tình thương như thế đối với tất cả chúng sinh trong bầu vũ trụ bao la này. Đức Phật dạy, nếu chúng ta có thể xếp được xương của tất cảnhững người làm mẹ, làm cha của mình trong hằng hà sa số kiếp nối tiếp nhau thì xương đó có thể chất cao thành núi đủ để bao quanh trái đất này.

Tâm từ có thể siêu việt đến cõi trời, ngạ quỷ hay cùng khắp trong vũ trụ. Tình thương được trãi rộng đến tất cả chúng sinh từ tâm rộng lớn, tâm không bị nhiễm ô, cấu uế làm vẩnđục. Đó là tâm tỉnh thức của những người biết buông xả mọi phiền muộn, khổ đau. Tâm phàm phu lúc nào cũng bị phiền não bức bách làm giao động, bất an, giống như chú chuột hay ngậm nhắm các thứ đồ đạc linh tinh. Kế đến là tâm không hẹp hòi, oan trái, Không hờn giận, căm thù. Người tu giận không quá một đêm huống chi là phải chất chứa tâm thù hận trong lòng. Dù ở đâu, đi đứng hay ngồi nằm thì ta cũng nên gieo trồng hạt giống lòng từ bi. Khi là cha, là mẹ, ta sẽkhông thấy khó khăn trong việc biểu lộ tình cảm với con cái của mình và cũng biết rõ tình cảm của mình đối với chúng ra sao, cũng như ta vẫn nhớ đến cách cưxử của cha mẹ mình lúc nào cũng thương yêu con cái hết lòng. Với những kinh nghiệm cá nhân này làm nền tảng, chúng ta có thể cố gắng để trãi rộng tình thương xa hơn nữa đối với những người chưa quen biết. Ta có một đời sống thánh thiện ngay nơi trong lòng mỗi người, điều này tạo cho ta cảm giác vui vẻ, yênổn trong mọi hoàn cảnh. Đó là một cách sống thánh thiện ngay trong hiện tại. Sống giữa đời trần tục nhưng ta không đam mê, dính mắc, ái nhiễm tiền tài, sắcđẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều. Mọi tham muốn luyến ái đều được chuyển hoá nên tâm ta an ổn, nhẹ nhàng. Muốn được như vậy, trước hết ta phải phát khởi tâm từ bi thương yêu đến tất cả chúng sinh như thể thương yêu đứa con duy nhất của mình. Đó là những điểm trọng yếu mà đức Phật đã hướng dẫn cho ta, những lời dạy rõ ràng làm tâm chúng ta luôn được trong sạch, sáng suốt.

Ngày xưa, có người tìm đến đức Phật đểthưa hỏi một vấn đề. Ông ta nói ai cũng nghe pháp của Phật trong nhiều năm nay, tại sao có những Tăng Ni đệ tử Phật nhờ nghe pháp mà hoàn toàn thay đổi tốtđẹp, trở nên hiền hoà, tử tế, từ bi đối với mọi người; nhưng cũng có những người không thay đổi được gì cả, thậm chí có người còn đánh mất lòng thương yêu chân thật trong khi tất cả đều là đệ tử Phật đà. Phật chỉ dạy, “Ta không phải là thần linh, thượng đế hay ban phước giáng hoạ, Ta chỉ là người thầy hướng dẫn, còn làm được hay không là do những người đó”.

Lòng từ bi là tình thương yêu chân thật, là kết quả của sự chuyển hóa tự thân với tấm lòng vô ngã, vị tha trong sự hiểu biết, cảm thông và tha thứ. Lòng bao dung hướng tâm chúng ta rộng mở để tiếp thu những ý kiến, quan điểm và niềm tin trong cuộc sống. Lòng tha thứ giúp ta bỏ đi cảm giác thua thiệt rồi gây ác cảm và thù hận khi người khác xúc phạm mình. Hiểu biết để cảm thông nghĩa là ta đặt bản thân vào hoàn cảnh khó khăn của người khác khi xảy ra xung đột. Những đức tính ấy giúp ta xoa dịu bớt nỗi khổ, niềm đau để mang lại tình thương yêu chân thành. Đạo Phật luôn lấy từ bi song hành với trí tuệ, như đôi cánh của một con chim. Trí tuệ ở đây là nhận ra chân lý của cuộc đời làm cho tâm được tự tại, giải thoát. Việc thực hành tâm từ bi trước hết là thực hành lòng vị tha, sự khoan dung và hiểu biết, cảm thông. Do đó, nó là cái vô cùng quan trọng để đạt đến sự giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Tâm từ bi cũng là liều thuốc giải độc hữu hiệu cho sự ganh ghét, tật đố, oán giận, thù hằn khởi lên trong tâm mỗi người. Chúng ta biết rằng, tinh thần tiêu cực có thể sản sinh ra những độc tố phá hủy sức khỏe, thân thể lẫn tinh thần. Trong những độc tốkhác nhau ấy, tâm hận thù bị dồn nén tạo nên sự hỗn loạn của tâm lý, là nguy cơ đưa đến chứng rối loạn thần kinh và bệnh trầm cảm.  Ngược lại, khi tình thương được tăng trưởng thì con tim và tâm hồn mở rộng để chấp nhận mọi tình huống với mọi người và xoa dịu nỗi đau bằng tình thương, đưa bàn tay thân thiện tiếp đón người khác khi họcần giúp đỡ. Từ bi là năng lượng đủ ấm áp để chữa lành được vết thương, đủ mạnh mẽ để vượt qua trở ngại. Đó là năng lượng tiềm ẩn cần thiết cho nhân loại, là nguồn năng lực quý giá bên trong mà tất cả chúng ta có thể trau dồi để phát triển và làm lợi ích cho mọi người. Để đạt được tỉnh thức trong cuộc sống ta cần phải tập phát triển tâm từ bi. Từ bi là biết chia sẻ niềm vui và nỗi buồn cho nhiều người khác. Phần nhiều các Phật tử cứ nghĩ ai hiền lành là dễ thương, còn kẻhung dữ thì dễ ghét. Như vậy, tâm mình còn thương người này, ghét bỏ người kia nênđâu thể gọi là lòng từ bi bình đẳng. Ta phải làm sao để người hiền mình vẫn thương mà người dữ mình cũng không ghét. Chúng ta khéo tu như vậy thì lòng từbi mới ngày càng rộng lớn.

Tại sao người hung dữ ta không ghét? Vì khi họ nổi nóng, nói lớn tiếng nạt nộ một ai đó là họ đã bị khổ đau hành hạrồi. Họ đã khổ nên ta cần phải thương họ, tìm cách giúp đỡ, an ủi, động viên đểlàm vơi bớt nỗi khổ niềm đau của họ. Cho nên, biết con cái mình dở thì cha mẹphải thương, phải khéo tìm cách này cách khác để khuyến dụ, dạy dỗ, nhắc nhở.Tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trường hợp mà giúp con cái hiểu biết để thức tỉnh. Từ bi trong đạo Phật là thương yêu bình đẳng tất cả chứ không phải chỉ thương người tốt mà ghét bỏ người xấu. Nhờ có tâm từ bi rộng lớn mà chúng ta mới có cơhội tạo được nhiều công đức. Cho nên, từ bi là tập thương người một cách bìnhđẳng, bất luận người hiền hay dữ ta cũng đều thương xót, giúp đỡ như nhau khi cần thiết. Người lỡ tạo những điều xấu xa, tội lỗi thì ai cũng ghét bỏ nên rất khổ sở vô cùng. Vì vậy, đối với người hung dữ chúng ta tìm cách nhắc nhở,khuyến dụ để họ trở nên hiền lành, như vậy mới thực là người có tâm từ bi không bỏ một ai. Nếu chúng ta cũng ghét bỏ như những người khác thì mình vô tình đẩy họ vào hố sâu tội lỗi không có ngày thôi dứt.

Như vậy, người biết tu tỉnh nhờ biết nhẫn nhục, nhờ có tấm lòng từ bi thương xót nên mới tăng trưởng công đức. Từ bi và nhẫn nhục đâu phải hao tiền tốn của gì mới có mà chỉ trong nội tâm mình phát ra. Cho nên, chúng ta phải làm sao tạo được những công đức và đó mới chính là tài sản lâu dài. Tất cảchúng ta vì thương mình, muốn lợi ích cho nhiều người thì phải cố gắng tu tạo đểphát triển tâm từ bi rộng lớn bởi đó là cái của mình, không ai có thể lấy được và không bị 5 nhà lấy mất. Chúng ta tu là phải tỉnh sáng chứ không thể mù tối hoàiđược. Nên vì vậy, những ai là người tu hành chân chính đều phải chuẩn bị cho mình điều này ngay trong đời này. Nếu gia đình và xã hội nào vợ chồng con cáiđều biết qui y Tam bảo, biết giữ 5 giới lành thì cuộc sống sẽ hiền lành, đạođức, không sợ trộm cướp, tà dâm hoặc thù hằn, ghét bỏ bởi ai cũng ý thức việc tu hành của mình. Người khéo biết tu thì tránh nhân xấu ác, như ngành y luôn khuyến khích ngừa bệnh hơn trị bệnh, đó là phù hợp với lời Phật dạy. Nhân xấu chúng ta không tạo thì quả xấu làm gì có, kẻ mê chờ quả khổ đến làm sao tránh khỏi, như người ăn trộm không biết sợ nhân xấu, đến khi bị bắt chịu tù tội mới sợ quả khổ. Đó là người sợ quả mà không biết sợ nhân. Khi hiểu rõ như thế,người tỉnh luôn sáng suốt không tạo nghiệp nhân ác nên chắc chắn không bị quảxấu. Phật nói, “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Bồ-tát biết nhân ác liền tránh nên không sợ quả xấu. Kẻ mê sợ quả vì khi vui chơi trác táng không sợ,tới khi gặp quả xấu thì than trời, trách đất. Cho nên, nói tới tu là nói tới người biết tỉnh sáng chứ không phải người ngu si, người mê vui trên sự đau khổcủa kẻ khác, người tỉnh chỉ vui cái vui chung của nhiều người biết làm việc tốt.

Ở đây, Phật dạy người đời khi được những món ngũ dục như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ nhiều hay sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp khi cảm thấy vừa ý, hài lòng thì cho là vui. Chẳng những người đời mà tất cả chư Thiên cũng thấy như thế. Người trời thấy ngũ dục là vui nhưng khi chúng bị hoại diệt, tức khi chúng mất đi thì chừng đó mới thấy khổ nên trong người hiện lên 5 tướng suy. Bậc Thánh thấy vui khi nơi thân này đoạn diệt được phiền não tham-sân-si là cái mầm dẫn đi trong luân hồi sanh tử. Cái vui khi dứt mầm sanh tử mới là cái vui chân thật, vĩnh viễn và lâu dài. Sau đây, chúng tôi sẽ nêu lên những cái vui của người biết tu tỉnh.

Người biết tu tỉnh thì không làm các điều ác mà hay làm các việc lành, lúc nào cũng luôn giữ tâm ý mình được thanh tịnh, trong sáng, lặng lẽ nên vui. Lúc ngồi dưới gốc cây nhìn trời mây, cây cỏ, hoa lá, tâm hồn thanh thản, an định, cảm nhận một niềm vui tràn ngập khắp thân tâm, cảnh vật. Người tỉnh tu khi tâm thanh tịnh sẽ vui trên sự bình yên, hạnh phúc của vạn vật, không làm tổn hại bất cứ loài vật nào. Người đời ở chỗ vắng vẻ thì buồn chán, thường vui thích ở nơi nhộn nhịp, ồn náo.

Lại nữa, người tu tỉnh vui khi phá được vô minh, phiền não tham-sân-si. Giả sử có người gièm pha, chỉ trích, nói lời nhạo báng Phật pháp thì người tu nghe qua khởi niệm bực bội, muốn nói lại cho đã giận thì liền tỉnh giác, biết giận là phiền não mê mờ, nói lời xúc chạm gây buồn khổ cho người là tội lỗi nên ngang đó liền thôi, cơn giận từ từ lắng xuống; sau đó tâm được bình an vì lòng vui sướng thấy mình chiến thắng được cơn sân giận. Nếu ta không thắng được cơn giận thì phát ngôn bừa bãi, nói ra những lời đau đầu, nhức óc, kẻ nói qua người trả lại, lúc đầu thìđấu khẩu, sau thì đấu đá tay chân… Như vậy, vô tình làm khổ đau cho nhau mà chẳngđược lợi ích gì. Giờ đây chúng ta tự phản tỉnh và thấy rõ từng tâm niệm của mình, niệm sân vừa khởi lên liền biết, không chạy theo nó. Đó là tự thắng mình, thắng được phiền não sân giận. Thế là mình được an ổn và mối quan hệ giữa mình và người bình thường, vui vẻ, không có chuyện buồn thương, giận ghét xảy ra. Thế cho nên người biết tu vui khi thắng được phiền não tham-sân-si, một cơn giận là một niệm buồn khởi lên liền biết dừng ngay, cứ như thế mà tu tỉnh từng phút, từng giờ, cho đến hằng ngày, hằng tháng, hằng năm thì sự an vui, hạnh phúc được trọn vẹn; ngược lại, hễ ai đụng tới là buồn giận, không biết tìm cách chuyển hoá chúng thì đau khổ dài dài. Như vậy, người tỉnh phá được vô minh, phiền não là gốc vui chân thật. Ngược lại, chúng ta để cho vô minh tăng trưởng, không điều phục nó là gốc của đau khổ. Vì vậy người  tu  phải  thường xuyên phản tỉnh, chế ngự phiền não để được an vui, hạnh phúc. Thếgian có nhiều người thật đáng thương, hễ ai nói hay làm điều gì trái ý thì họ lớn tiếng, nạt nộ trả lại cho bằng được mới vừa lòng.

Lại nữa, người tu tỉnh vui khi biết làm lợi ích cho nhiều người. Họ đi làm từ thiện xã hội, đem cơm áo, gạo tiền, thuốc men, đồ đạt… đến tận vùng sâu, vùng xa đưa tận tay cho những người nghèo khổ, thiếu thốn trong cơn hoạn nạn; hoặc họ hướng dẫn, sẻchia cho nhiều người có niềm tin trong cuộc sống, biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là chủ nhân ông của bao điều hoạ phúc. Người tu tỉnh càng làm lợi ích cho nhiều người thì càng giúp mình biết cách chuyển hoá nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại chứ không phải tìm cầu đâu xa.

Lại nữa, người tu tỉnh vui khi buông xả được phiền não tham-sân-si, nhận ra ông Phật của chính mình ngay nơi thân này. Trong mỗi người ai cũng có tính biết sáng suốt nương nơi mắt thì thấy biết rõ ràng không lầm lẫn, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, tai-mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế; giờ đây, biết khởi niệm chạy theo phải quấy, tốt xấu, đúng sai là vọng tưởng, là hư dối nên quyết định trở lại sống với ông Phật của mình thì được cái vui lâu dài.

Nếu chúng ta thấy tu là vui thì hãy nên cố gắng nỗ lực tiến tu để sống được với cái biết chân thật ngay nơi thân này. Chúng ta thấy ởthế gian này có ai giàu sang, nhiều quyền thế, thọ hưởng ngũ dục mà không khỏi đau bệnh, già yếu, chết chóc hay không? Khi nào chúng ta thoát ra khỏi cái khổ sanh tử thì mới được cái vui chân thật, lâu dài; nếu còn ở trong sanh tử mà có nhiều tiền lắm của thì cuối cùng cũng chỉ ra đi với hai bàn tay trắng. Chỉ có người tỉnh thức biết buông xả vô minh, phiền não mới thoát khỏi già-bệnh-chết và được cái vui lâu dài. Chúng ta thường thấy người thế gian không sáng suốt nên lấy cái khổ của người, vật để làm cái vui của mình. Người biết tu tỉnh luôn có lòng từ bi nên không bao giờ lấy cái vui trên sự đau khổ của người, vật. Tất cảchúng ta phát tâm tu là nguyện sống đời bình yên, hạnh phúc. Vậy người đã phát tâm tu theo đạo Phật thì suốt đời phải tinh tấn tu hành chứ không phải tu cầm chừng, nếu không lo tu khi cái chết đến làm sao trở tay cho kịp? Thế cho nên, người phát tâm tu chẳng những khi còn trẻ phải lo tu hành mà lúc về già lại càng phải tu nhiều hơn nữa, như thế mới có được nguồn an vui, hạnh phúc trọn vẹn. Được vậy, chúng ta sống trên cõi đời này không uổng phí chút nào, còn hơn sống bảy tám mươi năm mà chỉ lo ăn ngon, mặc đẹp, vui chơi, hưởng thụ, rồi khi già-bệnh-chết không biết mình đi về đâu . Vậy mà hầu hết những kẻ mê đều mắc kẹt trong đó. Chúng ta biết tu là người biết tỉnh thức, còn người không biết tu tỉnh tuy sống mà như kẻsay, vui trong cái mê muội trên sự đau khổ của người và vật. Vì vậy, chúng ta hãy mau sớm tỉnh thức, vui trong những việc làm thiện ích giúp người, cứu vật;được vậy khi sống cũng như lúc sắp lâm chung đều an ổn, nhẹ nhàng, bình yên, hạnh phúc.

Tóm lại, người biết tu tỉnh sẽ ý thức trong việc trau dồi, tích luỹ nhân cách, phẩm chất đạođức để hoàn thiện chính mình và còn mở lòng từ bi chia vui, sớt khổ trong tình thương yêu bình đẳng. Muốn được tỉnh thức trọn vẹn trước tiên chúng ta phải biết quy kính Tam bảo, phát nguyện giữ gìn những giới đức để không làm tổn hại cho người và vật; không phạm 5 giới cấm, thọ Bát quan trai, tu Thập thiện và biết cung kính bố thí, cúng dường hay giúp đỡ, sẻ chia bằng trái tim yêu thương và hiểu biết. Nhờ vậy ta luôn sống an ổn, nhẹ nhàng trong bình yên, hạnh phúc.

Nhiều người quan niệm tôi khỏi cần quy y Tam bảo nhưng vẫn giữ giới, tu Thập thiện và làm nhiều việc phước đức để hoàn thiện chính mình, quan điểm trên không phải là sai, nhưng có điều này chúng ta cần tham khảo để hiểu và thông suốt cho tường tận hơn. Người biết sống hiền lương đạo đức và hay thường xuyên giúp đỡ người khác mà còn biết tu mười điều thiện  thì dĩ nhiên sau nàyđược phước báo lớn lao là sinh về cõi Trời làm Thiên ma, hưởng thụ ngũ dục lừng lẫy, như ý, muốn gì được đó; nhưng vì không có quy kính Tam bảo nên làm Thiên ma chống lại Phật pháp vì nghĩ mình là chúa tể các loài ma. “Ma” ở đây là sựhưởng thụ ngũ dục đầy đủ; dư dã tiền bạc, của cải; danh vọng, quyền lực tối cao; có nhiều thiên nữ cung kính, hầu hạ; ăn món ngon, vật lạ và ngủ nghỉ thoải mái; chính vì vậy mà quên lãng việc tu hành của mình, chỉ lo thụ hưởng ngũ dục tối cao, đến khi phước hết vẫn bị đoạ lạc trở lại như thường. Nếu làm phước ít hơn thì được sinh làm người trở lại, tuỳ theo mức độ phước báo mà được làm lãnhđạo các cấp từ thấp đến cao; như tích lũy phước vừa thì làm chủ tịch xã, cao hơn một chút làm cấp huyện và cứ như thế tăng lên theo phước báo. Thường người có nhiều phước báo mới được làm quan, làm quan thì mọi quyền lợi vật chất đượcđầy đủ. Mỗi ngày bận bịu với công kia việc nọ và được sự chiêu đãi của kẻ dưới quyền nên tối ngày ăn uống, tiệc tùng, nhà cửa sang trọng, nệm ấm chăn êm; gia đình người thân cũng được lo riêng chu toàn như thế.

Làm lãnh đạo thì giúp xã hội, đất nước phát triển tốt đẹp nhiều mặt, nhưng vì không quy hướng Tam bảo, phát nguyện trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sinh, nên khi có quyền chỉ lo riêng cho gia đình, người thân; bên cạnh đó còn phải đối đầu với kinh tế, chính trị xã hội; vì phải bảo vệ quyền lợi, địa vị của mình mà bất chấp các thủ đoạn, dễ dẫn đến sát phạt lẫn nhau; chính vì vậy dễ sinh ân oán, thù hằn vay trả, trả vay không có ngày thôi dứt. Khi còn đương chức thì mình có thể giúp đỡ nhiều người, khi hết kỳ hạn thì người khác lên và sẽ tìm cách khống chế lại mình. Chính vì những quyền lợi về chính trị mà chúng ta có thể tàn sát lẫn nhau để giành quyền lợi cho đảng phái của mình, do đó mà thế giới này luôn có xung đột, tranh chấp, chiến tranh để giành quyền sống được đầy đủ, sung túc hơn.

Người lãnh đạo một nước nếu là Phật tử chân chính, thuần thành thì họ sẽ đóng góp, phục vụ, dấn thân vì lợi ích chung mà ngày càng làm tốt mọi công việc. Cụ thể như đất nước Thái Lan gần 40 năm về trước so với Việt Nam họ thua xa lắc về mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, đời sống an sinh xã hội; vậy mà giờ đây đất nước họ toàn thể người dân là Phật tử, kể cả những người lãnh đạo tối cao. Họ làm việc tôn trọng nhau trên tinh thần Phật pháp, nhờ vậy mà đất nước họ tiến bộ vượt bật vềmọi mặt từ vật chất cho đến tâm linh con người. Họ biết đưa Phật pháp vào thực tế cuộc sống từ trong nhà trường cho đến bao trùm cả xã hội. Chính vì vậy mà đất nước họ tiến bộ vượt bật về mọi mặt. Từ người dân bình thường cho đến ông vua cao nhất đều phải tu học Phật pháp và mỗi người thanh niên đều phải thực tập lời Phật dạy tối thiểu từ 1 năm cho đến 3 năm.

Đất nước Nhật Bản của ngày xa xưa là phát xít, có thể nói họ là những người tàn ác nhất hành tinh này. Họ thống trị Việt Nam chỉ một thời gian ngắn mà hơn hai triệu người bịchết vì đói, không có lương thực để sống. Sau khi bị người Mỹ ném hai trái bom nguyên tử và phải đầu hàng vô điều kiện, từ đó họ bắt đầu có suy nghĩ vận dụng, thay đổi chính sách và lấy Phật giáo làm nền tảng để áp dụng cho tất cả mọi công dân. Giờ đây, họ đã thay da đổi thịt, từ con người tàn ác trở thành con người hiền hoà, nhân hậu, có nền thông tin khoa học điện tử hiện đại, tiến bộnhất thế giới. Hình ảnh ấn tượng nhất để lại trong lòng người sau trận động đất là vô số con người thiếu thốn, đói khát phải sắp hàng đề chờ nhận phần ăn. Một chú bé khoảng 6, 7 tuối thân thể xanh xao, gầy còm, được người khác ưu tiên cho nhiều phần ăn nhưng em không nhận mà nói để dành cho những người đang thiếu thốn. Tiền bạc, của cải trôi lênh láng không phải của mình thì người dân đem giao cho nhà chức trách để trao lại cho khổ chủ. Tinh thần Phật pháp đã thấm nhuần trong lòng người dân nước Nhật nên khi họ gặp hoạn nạn, khó khăn như thếmà vẫn vui, vẫn chia sớt đầy đủ cho nhau không cần giành giựt.

Chúng tôi có biết một Phật tử đã đi hợp tác lao động tại đất nước này, anh ta nói sống ở nước Nhật khỏi phải lo nạn trộm cướp, giựt dọc linh tinh. Xe cộ để ngoài đường bình thường khỏi cần phải khoá vì ai cũng có lòng tự trọng cao, cái gì của mình mới xài, không phải của mình thì thôi, không tự ý lấy. Người dân ý thức cao như vậy nhờ biết giữ 5 giới của nhà Phật. Chúng tôi nhiều năm nay chuyên đi làm từthiện ở vùng sâu, vùng xa để giúp đỡ người hoạn nạn nhưng chưa bao giờ thấyđược những con người biết chia sẻ yêu thương với nhau thật sự. Họ lăng xăng, lao chao xúm lại giành giựt phần ít, phần nhiều. Rồi có những chỗ người có chức quyền ăn xén ăn bớt của người hoạn nạn công khai, chúng tôi nhìn những hình ảnhđau thương này mà hai hàng rơi lệ. Thật ra, nơi nào được Phật pháp thấm nhuần thì nơi đó có sự yêu thương bằng tình người trong cuộc sống với tấm lòng từ-bi-hỷ-xả và trái tim hiểu biết của họ tràn ngập khắp cả lòng người.

Chúng ta ai cũng có thể biết và hiểu những gì là xấu xa, tội lỗi làm tổn hại cho người và vật; nhưng một số người vẫn tán tận lương tâm, sống mất đạo đức lại còn chèn ép, bóc lột công khai của người khác. Người biết tu tỉnh chỉ vui khi thấy nhiều người cùng sống tốt đẹp, biết làm lợi ích cho xã hội trên tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Kẻ mê chỉ vui trên sự đau khổ của người và vật thì hỏi thếgian này sao không ngày càng mọc thêm những nhà tù để chứa những con người tệnạn đó. Chúng tôi khi xưa cũng là những kẻ đã từng mê muội, chưa từng biết khuất phục một ai; vậy mà từ ngày gặp được Phật pháp cho đến bây giờ chúng tôi cũng đã thay da đổi thịt để chừa bỏ những thói hư, tật xấu, tuy chưa hoàn toàn hết hẳn nhưng cũng giảm bớt đáng kể.

Chút tâm tình cùng chư huynh đệ pháp lữ gần xa, chúng tôi luôn nguyện cầu hồng ân Tam bảo thường xuyên gia hộ cho tất cả mọi người trên thế gian nàyđều tỉnh thức hết, lấy cái vui vì lợi ích cho tất cả chúng sinh mà sống an ổn, nhẹ nhàng trong bình yên, hạnh phúc.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

http://thuvienhoasen.org/

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.