Hành Thiền – Phần I

C. Chứng Sơ thiền cho đến Ðệ Tứ thiền

Ðức Phật giải thích rất tỉ mỉ bốn Thiền được chứng đắc, theo thứ tự trước sau, cùng với các Thiền chi:

“Sau khi đoạn trừ năm triền cái này, những triền cái làm ô nhim tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. Người ấy thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, như một hầu tắm lão luyện, hay đệ tử người hầu tắm, sau khi rắc bột tắm trong thau đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, trào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần”.

“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ nước, nước từ trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước phun ra, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước ấy với nước mát lạnh, không một chỗ nào hồ nước ấy không được mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ kheo, vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình, với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần”.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng, hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc r đều thấm nhuần, tẩm ướt, tràn đầy thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng cậy này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thầm nhuần”.

“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng che thấu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy ngồi, thấm nhuần toàn thân mình với thân thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được thuần tịnh trong sáng ấy thuấm nhuần”.

Với những đoạn kinh trên, chúng ta có một số nhận xét như sau:

Thiền là một tập trung tư tưởng trên một đối tượng, nhờ sức tập trung ấy nên có khả năng thay đổi năm triền cái Dục Tham, Sân, Hôn trầm thụy miên, Trạo hối, và Nghi, bằng năm Thiền chi, tức là Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm. Tầm thay thế cho Hôn trầm thụy miên, Tứ thay thế cho Nghi, Hỷ thay thế cho Sân, Lạc thay thế cho Trạo hối, và Nhất tâm thay thế cho Dục tham.

Tầm nghĩa là hướng tâm đến đối tượng. Tứ là gắn tâm trên đối tượng. Tâm không còn chạy theo đối tượng khác, nhờ vậy đối trị được hôn trầm thụy miên và nhờ tâm được gắn chặt trên đối tượng, nên nghi ngờ phân vân không còn nữa. Tiếp đến là hai Thiền chi Hỷ và Lạc, Hỷ là tâm thoải mái, và Lạc là thân thoải mái. Như vậy tu Thiền đem lại tâm thoải mái, thân thoải mái cho hành giả. Hỷ lạc này do ly dục sanh thấm nhuần cùng khắp thân của hành giả, không một chỗ nào không được thầm nhuần. Như bọt tắm được nhồi với nước thấm nhuần nước ướt. Như suối nước mát thấm nhuần tẩm ướt làm cho sung mãn tràn đầy hồ nước. Như các loại bông sen sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, từ r đến ngọn đều thầm nhuần nước ướt. Như một người ngồi dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu. Như vậy người hành Thiền được cảm giác hỷ lạc thấm nhuần toàn thân, và lý do này, Thiền được gọi là hiện tại lạc trú (Ditthadhammasukhavihàri). Ðiều có thể làm cho mọi người bất ngờ là Thiền đưa đến tâm thoải mái, khác với quan niệm của người đời xem Thiền là cái gì khắc khổ, dị thường, bí mật và trốn đời. Như vậy hai Thiền chi Hỷ Lạc sẽ thấm nhuần người hành Thiền như là trợ duyên tốt đẹp cho hành Thiền, và chính Hỷ và Lạc giúp đưa đến Thiền định như chúng ta sẽ thấy theo tiến trình sau đây:

Do hân hoan nên hỷ sanh. Do hỷ sanh nên thân được khinh an. Do thân khinh an nên lạc thọ sanh. Do lạc thọ nên định sanh” (Kinh Trường Bộ). Như vậy định sanh nhờ lạc thọ. Lạc thọ sanh nhờ thân khinh an, thân khinh an là nhờ tâm hoan hỷ, và tâm hoan hỷ là nhờ tâm hân hoan. Hân hoan, hỷ thọ, lạc thọ đóng một vai trò quan trọng phát khởi Thiền định, nói một cách khác, trạng thái hỷ lạc là một trạng thái hỷ lạc ấy đưa đến Thiền định. Do vậy, thật là kỳ lạ khi nghe nói đến trường hợp tu Thiền bị điên loạn, bị bại chân bại tay, bị nổ con mắt, v.v…. Vì làm sao mà trạng thái hỷ lạc lại đưa đến những kết quả tai hại như vậy? Ðây là điều không thể có!

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.