Dâng sớ cầu an Cúng sao giải hạn

Còn như cầu nguyện,
mà không tích phước,
thì cũng như không,
chẳng nên trông mong,
phép lạ xảy đến!

Nghiệp báo cũng do,
chính mình tạo ra,
chứ không phải do,
thượng đế thần linh,
hay bất cứ ai,
xúi bảo mình làm.
Chính do tâm tham,
xui khiến người ta,
nổi lên tâm ma,
cầu xin tiền tài,
giàu sang sung sướng,
một chút phẩm vật,
nhỏ nhoi chút xíu,
dâng cúng cho chùa,
nhà thờ đền miếu,
cầu xin bạc triệu,
liệu còn chưa đủ,
ngủ nghỉ ăn uống,
muốn danh muốn lợi,
tài sắc phù du,
muốn tu nên bỏ.

Chính do tâm sân,
xui khiến người ta,
nổi lên tâm ma,
cầu xin thắng kiện,
tàn hại kẻ thù,
triệt hạ đối thủ,
người họ không ưa,
vui mừng khi thấy,
kẻ thù thê thảm,
sống trong khổ nhục,
chết cũng không xong,
họ mới hài lòng.

Chính do tâm si,
xui khiến người ta,
nổi lên tâm ma,
cầu nguyện vãng sanh,
tây phương cực lạc,
mà không cần tu,
không gìn giữ giới,
ngay trong hiện đời,
đợi lúc hấp hối,
nói với người nhà,
rước nhiều ông bà,
đến nhà hộ niệm,
chỉ niệm mười tiếng,
liền khiến được lên,
cảnh giới Di Đà:
thiệt là vô minh!

Trong Kinh A Hàm,
Đức Phật có dạy,
thí dụ như sau:
Nếu một người nào,
phải bị trừng phạt,
nuốt một nắm muối,
thì sẽ đau khổ,
biết là dường nào.

Nếu bỏ nắm muối,
vào một tô nước,
rồi mới phải uống,
thì sẽ dễ chịu,
hơn một chút xíu.
Nếu bỏ nắm muối,
vào một lu nước,
rồi mới phải uống,
thì sẽ dễ chịu,
nhiều hơn chút nữa.

Nếu bỏ nắm muối,
vào một hồ nước,
rồi mới uống vào,
thì dễ như không,
không còn lớn chuyện.
Nắm muối tượng trưng,
cho các nghiệp nhân,
bất thiện chẳng lành,
con người đã tạo,
từ trước đến nay,
bây giờ phải lãnh,
nghiệp quả nghiệp báo,
nói chung đó là:
quả báo khổ đau,
không sao tránh khỏi.

This entry was posted in Sách Truyện, Thơ Văn. Bookmark the permalink.