Bài Giảng Cuối Đông

Thành phố Melbourne vào độ cuối tháng 8 khi ngoài đường phố những hàng cây mận, đào bắt đầu nở những chùm hoa màu hồng thám thì hơi ấm áp của mùa xuân mang đến sự hồi sinh cây cỏ và tươi mát cho mọi người. Khóa tu Báo Ân 3 ngày cũng được quý thầy từ bi tổ chức cho các Phật tử có dịp về chùa Quang Minh tu tập. Người con Phật có dịp thúc liễm thân tâm niệm Phật, tụng kinh, ngồi thiền và nghe giảng pháp.

Chúa nhật ngày 23 tháng 8 năm 2015 ngày tu cuối cùng của ba ngày tu Báo Ân nầy. Thầy giáo thọ giảng tiếp Kinh Niệm Phật Ba La Mật. Đây là lần giản lần thứ 7 và Phật tử và các liên viên đạo tràng Quang Minh tiếp tục học kinh Niệm Phật Ba La mật. Hôm nay tiếp tục học về các ý nghĩa cũng như hạnh nguyện của các vị Bồ tát tham dự pháp hội nầy.

Đầu tiên thầy giải thích về bức tôn tượng tam thánh đó là tượng trưng cho từ bi trí tuệ và tự tánh. Sống trên đời nếu chúng ta không vận dụng được trí tuệ và không thấy được sự đau khổ của chúng sinh. Chúng ta không thấy được sự đau khổ của chúng sinh thì không thể cứu độ được. Cho nên lúc nào cũng vận dụng cái trí để quan sát nỗi khổ của chúng sinh nhất là hiểu cái nhân nghiệp nào để đưa đến quả khổ. Cái nầy phải vận dụng trí tuệ, nhưng một vị bồ tát phải có đủ bi và trí. Tất nhiên bi và trí đều phát xuất từ tự tánh, nói khác hơn bi trí không rời tự tánh mà có. Đức A Di Đà tượng trưng cho tự tánh, Bồ Tát Quan Thế Âm tượng trưng cho từ bi và Ngài Đại Thế Chí tượng trưng cho trí tuệ. Giống như hai mặt của đồng tiền, mặt chữ và mặt hình nhưng chất của đồng tiên là kim loại. Nói khác hơn đồng tiền có 2 mặt nhưng thể của nó là một thứ kim loại. Thể thì không hai nhưng có nhiều cái dụng có thể nhiều thứ khác nhau. Như vậy trí và bi có khác nhưng bồ tát Quan Thế Âm và Đại Thế Chí cùng một cái thể của Di Đà tự tánh. Đức A Di Đà ở chính giữa tượng trưng cho tự tánh. Nhưng có tự tánh mà không có bi trí thì không thể độ sinh. Bởi vậy từ cái thể mà sanh ra cái dụng chính là cái bi và trí để độ sinh, vì thể không thì không thể độ được ai hết. Khi chứng tánh thì mới sanh ra diệu dụng Đây có thể nói cách khác là chân không và diệu hữu.

Ngày xưa Hòa Thượng Thích Thanh Từ ra Vũng Tàu lên núi thành lập tu viện Chân Không. Ý nói khi thể nhập được thể chân không rồi thì có được diệu dụng. Như Dức Phật có vô số diệu dụng để độ sinh. Bởi vậy khi ta có được căn bản trí rồi thì sẽ có hậu đắc trí, phương tiện trí v v. Bởi vậy khi ta nhìn tôn tượng Tam Thánh cho chúng ta bài học rất là sâu sắc. Chúng ta phải học giáo lý thì mới có thể hiểu thấu triệt ý nghĩa tường tận. Nếu không chỉ hướng ra ngoài mà chỉ biết lạy kiếm phước, lạy để cầu nguyện van xin được gia hộ, ngoài ra không thấy hiểu được bài học sâu sắc, ý nghĩa thâm trầm. Khi chúng ta lạy các ngài để noi gương mà phát triển đức tánh từ bi và trí huệ sẵn có và hơn nữa chúng ta cũng có tự tánh như đức Phật. Có điều chư Phật đã hoàn thiện, hoàn tất còn chúng ta đang tu tập để tiến lên. Chúng ta học kinh Niệm Phật Ba La Mật là kinh Phật dạy chúng ta niệm Phật để thành Phật. Ba La Mật là hoàn hảo không còn rơi vào nhị biên đối đãi, đến chỗ rốt ráo, đáo bỉ ngạn là đi qua được bờ bên kia chớ không còn bờ mê. Niệm Phật để thành Phật, để không còn là phàm phu, chúng sanh và trở về bản tâm mình. Khi niệm Phật thì chúng ta khởi từ bản tâm của mình. Hiện tại bản tâm chúng ta bị vọng tưởng, thí dụ như nước bị gió mà thành sóng. Nhưng vì có nước mới thành sóng. Nếu chúng ta không niệm Phật thì vọng tưởng khởi lên từ bản tâm. Nhưng bản tâm đó không hình, không tướng, đó là tự thể nhưng khi dấy khởi vọng tưởng thì có hình có tướng. Cho chúng ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật thì cái danh và cái tướng lặn mất. Cho nên tâm mình phải nương theo câu hiệu Phật, lý do là tâm chúng ta thô phù nên dễ trạo cử, vọng động. Nếu chúng ta nương câu Phật hiệu , chúng ta sẽ trở về bản tâm thanh tịnh. Pháp môn của Phật dạy đều dạy mình như vậy hết.

Giống như trong Duy Thức học, thì nói chuyển tướng kiến tánh. Lúc đầu phải nương vào sự tướng để thấy được tánh. Thí dụ nếu mình không tụng kinh, niệm Phật, bái sám thì lấy gì mà tu. Bởi vậy phải nương vào đó, tức sự. Nhưng chỉ nương thôi chứ đừng chấp sự. Nương ngón tay để thấy mặt trăng chứ không phải chấp vào ngón tay. Nên nhớ nương khác với chấp. Nương để đạt được lý, khi đã đạt được lý thì bỏ sự, như được cá thì quên nôm đi. Nhớ đây không phải chúng ta phản bội, qua cầu rút ván, ý ở đây nói chúng ta đừng nên chấp thôi. Chúng ta nhờ phương tiện để đạt đến cứu kính, nhớ là nhờ phương tiện để đạt đến cứu kính.

Bây giờ chúng ta học vê ngài Di lặc Bồ Tát.

“Di Lặc Bồ Tát hay còn gọi Ngài là A Dật Đa, A Dật Đa Trung Hoa dịch là Vô Năng Thắng. Di Lặc Trung Hoa dịch là Từ thị. Hiện tại Ngài đang ngự trên cõi trời Đâu Suất, để chờ ngày giáng sanh xuống cõi ta Bà này tu hành thành Phật độ chúng sanh. Cho nên, thường xưng tụng Ngài là đương lai hạ sanh Từ Thị Di Lặc”

Bồ Tát Di Lặc một vị có trong thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuộc dòng Bà La Môn. Ngài theo đức Phật tu hành và được đức Phật thọ ký sau nầy sẽ là vị Phật tương lai. Theo kinh điển hiện tại bây giờ Ngài ở trên cung trời Đâu Xuất và chờ ngày giáng sanh xuống cõi Ta Bà nầy. Ngài sẽ giống như đức Thích Ca xuất gia, thuyết pháp và độ sanh rồi nhập diệt. Theo kinh thì có hạ sanh Di lặc tôn Phật và Thượng sanh Di Lặc Tôn. Trong kinh ghi còn 57 tỷ 600 triệu năm nữa Ngài mới hạ sanh. Tuổi thọ của con người trong kiếp tăng 100 năm tăng lên 1 tuổi cho đến 81 ngàn tuổi là cùng tột sau đó mới kiếp giảm 100 năm giảm 1 tuổi cho đến khi nào còn 10 tuổi trở lại kiếp tăng thì tới Hội Long Hoa.

Hình ảnh độc đáo nhất của Ngài Di Lặc là 5 chú bé moi mắt, móc mũi, lỗ tai v v.   Người ta chỉ làm 5 chú tượng trưng cho năm giác quan tai, mắt mũi lưỡi, thân; còn giác quan thứ sáu không hiện ra bên ngoài là ý không lộ ra bên ngoài. Lục căm con gọi là lục tặc. Chúng ta đang mê nên 6 căn cũng như máy chụp hình Phật Bồ tát thì cũng có 6 căn nhưng không chụp dính mắc, mình thi thâu nhiều quá.

Bồ Tát Quan Thế Âm nhìn mọi người bằng con mắt “từ thị”. Ngài nhìn chúng sinh như người con của mình, tình thương đó trang trải như ánh sáng mặt trời. Nhìn hình ảnh Bồ Tát Di Lặc để chúng ta làm sao vượt qua khỏi 6 lục tặc và 6 trần biến thành 6 cảnh. Như cần sa có hại cho những người ghiền nhưng có lợi cho những người không ghiền. Người ta có thể dùng nó để chế ra thuốc men trị bệnh. Tương tự cũng cảnh đó khổ với ai và không khổ với ai; Ta Bà là khổ đối với người mê sống trong vòng vô minh nghiệp thức. Hết mê thì đâu còn khổ như hết ngủ thì thức, cảnh chiêm bao đâu còn nữa như đối với người giác ngộ như Phật Bồ Tát không có khổ. Hình ảnh Bồ tát Di Lặc cho chúng ta bài học nầy. Thiền tức là buông bỏ nghĩa nầy ngắn gọn nhưng rất sâu sắc và dễ hiểu hơn nói thiền là tỉnh thức v v. Lúc mình niệm Phật là đại bố thí có nghĩa là buông bỏ không chấp. Càng chấp càng đau khổ. Hình ảnh Bồ tát Di Lặc luôn cười tức là người hỷ xả. Bốn câu thơ nói về hình ảnh Ngài Di Lặc:

Đức Di Lặc ngồi trơ bụng đáBao bụi trần bám đả rồi rơi
Mặc cho thế sự đầy vơi
Vững vưng như một nụ cười an nhiên

Hình ảnh bụng bự của Bồ tát Di Lặc là dựa vào theo truyền thuyết bên Trung Hoa với Bố Đại Hòa Thượng để tạt tượng. Nói đi nói tới nói lui chung quy chỉ một chữ xả. Xả đưa chúng ta đến an vui hạnh phúc. Nếu chúng ta vọng chấp nhiều thì khổ nhiều. Chúng ta hãy quán sát người nào càng chấp nhiều thì càng khổ nhiều. Ngược lại người nào có tâm hỷ xả bớt được nhẹ nhàng và có phần giải thoát. Pháp môn nào đức Phật cũng nhắm vào cái nầy. Bồ Tát có tứ vô lương tâm từ, bi, hỷ, xả. Muốn có từ, bi, hỷ, thì phải có xả, cho nên chữ xả để sau cùng. Khi học hạnh Bồ tát Di Lặc chúng ta phải học hạnh Ngài buông bỏ bớt đi những gánh nặng thì ta như cái bong bóng và sẽ gặp được đức Phật Di Lặc. Nếu ngược lại ta còn chấp nặng qua thì ta sẽ không bao giờ gặp được Ngài trong tâm thức của chúng ta. 20 phút. Trong kinh Lăng Nghiêm gọi là tình và tưởng. Nếu người nào tưởng nhiều thì được nhẹ nhiều. Tưởng đây là biết thiền quán.

Chữ Vô Năng Thắng nghĩa là không thắng hay thua. Thí dụ như hai đội thể thao đấu nhau giành 1 trái banh. Người thắng vui cười hỷ hạ, người thua thì buồn bả đau khổ. Cuộc đời nầy thắng làm vua thua làm giặc. Vô Năng Thắng dạy cho chúng ta bài học vượt qua đối đãi thắng thua. Ôn Hầu Nguyễn Gia Thiều đã nói:

Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc
Đốt cùng thông như đốt bùn gan
Bệnh trần đoài đoạn tâm can
Lửa cơn đốt ruột, da hàn cắt da

Thiền sư Vạn Hạnh cũng đã nói:

Nhậm vận thạnh suy vô bố úy
Thạnh suy như lộ thảo đầu phô.

Cuộc đời nầy thạnh suy là chuyện bình thường, chúng ta làm sao giữ tâm đừng có chay theo thắng hay thua ấy là tâm bình.

Nói về hau chữ “từ thị” có hai ý nghĩa. Từ là từ chữ từ bi hỷ xả. Khi ngài phát tâm đi tu ngài có tình thương rộng lớn. Thị là con mắt, cái nhìn. Con mắt nhìn cuộc đời bằng tâm từ bi, thương người, thương vật. Mình học hạnh nầy của ngài để mình thực tập “từ nhản thị chúng sinh”. Nếu chúng ta thương người thì người thương lại mình, ngược lại mình ghét người thì người ghét mình luật nhân quả là như vậy. Nếu chúng ta biết tu trên con đường trở về thánh phải rột rửa chất phàm tình, để trau dồi thánh đức thì đầu tiên phải có tâm từ, phải mở rộng tình thương thì những tật xấu khác sẽ bớt đi. Nếu thiếu tình thương thì sẽ hiện hành ra biết bao tật xấu khác.

Bây giờ nói tới Địa Tạng Bồ tát:

“Địa Tạng Bồ tát: tiếng Phạn là Ksitigarbha vị Bồ tát được sự phó chúc của Đức Thích Tôn đã thệ nguyện độ hết chúng sanh trong 6 đường rồi Ngài mới thành Phật, chúng sanh độ tận phương chứng  Bồ đề. Đó là đại nguyện của Ngài. Có thuyết nói, Ngài là vị Bồ tát tượng trưng, chớ không phải một nhân vật lịch sử như đức Phật Thích Ca. Trong bài tựa của kinh Địa Tạng có nêu  ý nghĩa nầy: Địa Tạng là tượng trưng cho mỗi chúng sanh sẵn có. Bản tâm đó cứng rắn, saauu dày như đất. Tuy vô hình nhưng không có gì ngoài tâm mà có, nên lấy đất dụ cho tâm. Vì đất có hai công năng: “năng sanh và sở sanh”

Về ý nghĩa của danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng có nhiều thuyết khác nhau.Theo kinh Phương Quảng Thập Luận nói:  Ngài có hình tướng của một vị Sa Môn. Nói chung hình tượng được lưu truyền roonjng rãi nhất là loại hình tượng trong ẩn hạnh Bồ Tát, ngoài hiện tướng Sa Môn, nồi hoặc đứng trên hoa sen tay ti cầm vieenn bửu châu, tay phải cầm tích trượng.”

Đôi khi chúng ta nhìn tôn tượng ngài mà không hiểu tâm ý của ngài. Trong các vị Bồ Tát chỉ có ngài Địa Tạng mang hình ảnh một sa môn đắp y. Bên trái ngài có hạt minh châu, tay phải ngài cầm tích trượng có 12 khoen chỉ cho lý 12 nhân duyên. Thế nào gọi là Địa Tạng? Trọn bộ kinh nầy gồm 3 phẩm: thượng trung hạ. Chúng ta thường có quan niệm khi nào thân nhân mình mất tụng kinh nầy. Chúng ta xem ngài là người độ vong hương linh. Tụng kinh nầy thì người quá cố sẽ siêu độ, tiêu diêu miền Cực Lạc v v. Nhưng sau đó cúng thất lạy thỉnh về ăn uống “thọ tài hưởng thực”. Chúng ta phải nên biết sau khi 49 ngày thì hương linh tùy nghiệp mà thọ sanh, nhưng thể hiện tình nghĩa nên nhân gian có cúng cơm, làm giổ theo Nho giáo. Đây là sự tử như sự sinh. Con người lúc sống như thế nào khi mất người ta vẫn đối xử như vậy cho trọn tình trọn nghĩa do đó có phong tục cúng bái, đốt giấy vàng mã. Nếu kết án điều này là mê tín thì cũng không hoàn toàn đúng vì chúng ta chưa có một cái gì thay thế cái biểu hiện tình cảm thiêng liêng nầy khi người thân ra đi, một sự mất mát to lớn. Đây là một văn hóa đặc thù của con người chúng ta biết nhớ ân, nhớ đến cội nguồn.

Phân tích ý nghĩa của hai chữ Địa Tạng. Địa là đất, chất cứng, Tạng có nghĩa là chứa. Có bài tụng về tam thập tụng của môn Duy Thức như sau:

Tâm là đất gieo hạt
Mọi hạt giống chứa đầy
Tâm địa cũng chính là
Toàn thể hạt giống đó

Đừng học Phật chỉ chạy trên sự tướng thì chỉ nhìn trên bề mặt, không thể nào hiểu thấu đáo Phật pháp không khéo sẽ đi vào đường mê tín rơi vào tà kiến không phải chánh kiến. Cho nên học Phật phải sự lý viên dung. Khi nói đến đất thường ám chỉ tâm như bộ kinh Tâm Địa Quán HT Thích Tâm Châu dịch. Lấy đất để dụ cho tâm. Bởi vì đất có hai công năng: năng sanh và sở sanh. Tất cả mọi hạt giống đều gieo trên đất. Khi đất chứa thì hạt nào lên giống đó với điều kiện phải thuận duyên theo thuyết nhân duyên của nhà Phật: Nhân duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên và đẳng vô giác duyên. Chánh nhân là hạt đất là trợ duyên phải có nước phân v v (trong kinh Hoa Nghiêm gọi là trùng trùng duyên khởi). Duyên có thuận và nghịch duyên. Các thứ mà chúng ta huân tập đều cất chứa trong đất. Như tía tô hạt dưới đất tự động mọc khi đủ duyên. Trong tâm ta cũng tương tự tất cả các niệm như niệm Phật, niệm ác đều cất chứa trong tàng thức là kho chứa tất cả các chủng tử. Hành động lành dữ đều là hạt giống được cất chứa. Tàng thức A lai da còn gọi là duy trì nghiệp chủng, căn thân, thế giới (căn bản thức). Quan trọng là chúng ta khéo gieo hạt giống vì đất (tâm) có khả năng cất chứa và làm cho phát sanh. Vì vậy chúng ta phải lựa hạt giống tốt tránh giống xấu. Khi hạt giống vào đất hay chủng tử vào tâm thì xấu tốt gì cũng đều phát triển. Khi chúng ta huân tập chủng tử xấu hay tốt gì nó cũng hiện hành thành tập khí, nghiệp, thói quen. Tu tập là lựa giống để gieo vào đất tâm. Hàng ngày chúng ta tu tập theo Phật từ thân khẩu ý là lựa giống tốt để được tăng trưởng có lợi chi ta và tha nhân. Việc nầy cũng như người làm ruộng lựa những hạt giống lúa tốt.

Địa ngục vị không thệ bất thành Phật,
Chúng sanh độ tận phương chứng bồ đề

Chúng ta đừng tưởng địa ngục đây là của trần gian. Ngài Bồ Tát Địa Tạng thành Phật khi địa ngục trống không. Nếu mà không hiểu cặn kẻ thì làm sao địa ngục trống được? Hễ còn khám là còn tội nhân.

Trước hết tìm hiểu địa ngục là gì? Địa ngục có hay không? Nếu có thì ở đâu, nếu không tại sao không? Thí dụ phạm tội ngũ nghịch, giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm Phật ra máu, phá hòa hợp tăng là lời nói mình gây xáo trộn, hiểu lầm, làm mất hòa hợp hoặc bằng lời nói hay hành động thì bị vào ngục vô gián không sám hối được.

Địa: là địa phương là nơi nào đó, địa phương. Ngục: là nơi tối tăm không xác quyết nơi đâu. Có địa ngục hay không tùy người, như các vị đã chứng được đạo, hay không tạo tội thì làm gì có địa ngục. Trái lại địa ngục có đối với người tạo tội. Quốc gia nào cũng có tạo ra nhà lao để nhốt kẻ phạm pháp. Đây là hình thức để cho con người cải ác tùng thiện. Tùy theo tội nặng nhẹ mà thời gian giam khác nhau. Nếu tội quá nặng thì sẽ bị chung thân khổ sai hay tử hình.

Phần lý khi mình khởi một niệm ác thì cõi lòng sẽ bị tối tăm. Cõi lòng chúng ta cũng là một thế giới. Cái bóng của sáu trần hiện trong tâm như ta nhớ về một hình bóng nào đó thì trong Duy Thức học gọi là đới chất cảnh không phải thức chất. Có 3 cảnh tánh cảnh đới chất cảnh và độc ảnh cảnh. Chúng ta thường ngày sống với đối đới chất cảnh. Như vậy hình bóng của người mình thương hay ghét do nơi mình mang đới chất cảnh tạo nên chấp vào hình ảnh đó như chuyện Trương Chi và Mỵ Nương.

Lần đầu tiên Mỵ Nương nghe tiếng sáo từ xa vọng lại (xúc) nghĩ rằng người thổi sáo thế này thế kia (tác ý) nghĩ ra hình ảnh đẹp đẻ của Trương Chi (sống với đới chất cảnh) tiếng sáo đó trong lòng (thọ) luôn nhớ đến tiếng sáo đó (tưởng và tư). Mỵ Nương sống trong phi lượng và tỷ lượng với những tri giác sai lầm. Nhưng khi tìm được anh chàng thổi sáo thì tiêu tan niềm hy vọng, vỡ mộng và ngã mạn.

Địa ngục về sự là những nhà tù, nhưng về lý khi chúng ta dấy khởi một niệm ác là mình đã rơi vào địa ngục thí dụ như hại người, hạ nhục người khác. Vô gián là nó dấy khởi liên tục không ngừng bực tức hay thù ghét người nào, trong lòng cưu mang không ngừng. Hình ảnh đó từ trong đới chất cảnh đi qua độc ảnh cảnh là lúc mình chỉ một mình càng lúc càng sâu, càng mạnh oan gia trái chủ. Vì vậy Phật dạy xả là xả cả ý niệm chớ không phải chỉ vật chất. Như người Bà la Môn đem cây cúng dường Phật. Hai tay cầm hai cây Phật bảo buông ông buông cả hai. Đúc Phật lại bảo buông ông nói với Phật đã buông hết rồi còn gì nữa mà buông. Phật dạy: “Ta không bảo ông buông cây mà buông ý niệm của ông”. Chúng ta hiện tại sống đau khổ bởi bì ý niệm của mình về người về vật ghét thương tức buồn v v. Đó là cái gốc từ chỗ ý niệm tạo ra đau khổ hay an lạc. Như vậy tóm lại địa ngục trong kinh Phật nói không phải hoàn tòan không cũng không hoàn toàn có. Có là có cho ai tạo tội, không cho những ai không tạo tội. Nói về lý thì một phút giây nào chúng ta nghĩ quấy thì rơi vào địa ngục. Trái lại phút giây nào niệm Phật tụng kinh, nghĩ điều tốt là mình ở thiên đường, Cực Lạc. Như vậy địa ngục hay thiên đường không xa chỉ từ tâm mình dấy lên vạn pháp nhứt thiết duy tâm, vạn pháp duy thức là đây. Bài kệ trong Kinh Hoa Nghiêm cúng công phu chiều:

Nhân dục liễu tri
Tam thế nhứt thiết Phật
Ứng quán pháp giới tánh
Nhứt thiết duy tâm tạo

Khổ đau hay hạnh phúc đều từ tâm mình mà ra hết. Tâm là chỗ suy nghĩ của mình, vọng thức của mình. Mình chỉ cần khởi nghĩ thương ai, giúp ai là mình có được hạnh phúc rồi. Khởi nghĩ ghét ai hại ai là ngay lúc đó mình đã sa vào địa ngục rồi. Nếu niệm ghét đó liên tục thì rơi vào địa ngục vô gián ngay, nó hành hạ đày đọa tâm thức chúng ta ăn không được, ngủ không được v v. . . Bởi vậy bất cứ kinh nào Đức Phật cũng dạy chúng ta từ bi hỷ xả và không dạy không thù ghét ai đâu.

Địa ngục vị không thệ bất thành Phật. Cái địa ngục mà bồ tát Địa tạng phát nguyện đây là địa ngục tự tâm chớ không pharii địa ngục bên ngoài. Chúng sanh đây là những phiền não. Đây là “chúng duyên vi sinh” là đầy đủ duyên là nó sinh khởi. Như vậy tâm thức mình không còn niệm tốt niệm xấu là mình độ hết chúng sinh. Nói theo duy thức là đạt đến Như Lai Tạng. Như Lai là bất sanh bất diệt. Lúc nầy tâm thức bất sinh bất diệt, là bạch tỉnh thức vì ta đã chuyển thức thành trí, vượt ra ngoài đối đãi, độ hết chúng sinh, không còn rơi vào thế giới nhị biên là hoàn toàn giải thoát. Đây là then chốt của sự giác ngộ là không vướng mắc vào hai cái đầu. Nhà thiền nói nói tâm cảnh không đến với nhau ngay đó là giải thoát. Tâm cảnh dính mắc với nhau thì sanh ràng rịt, địa ngục. Phật hay bất cứ thần linh nào không có ai có quyền năng ban họa hay giáng phước cho con người. Chẳng qua do tư tưởng con người nghĩ ra có thần linh có quyền năng để cầu nguyện. Khổ đau hay hạnh phúc cũng đều do tâm con người. Bớt đi vọng thức, ý niệm lăng xăng xấu ác bớt khổ. Đúng vậy tự mình cứu mình, tự mình tạo cho mình có Cực Lạc. Chúng ta đang học kinh Niệm Phật Ba La Mật là niệm Phật để thành Phật vượt ra đối đãi. Niệm Phật là đại trì giới, đại nhẫn nhục, đại tinh tấn, đại bố thí, đại thiền định có đầy đủ lục độ vạn hạnh nếu ta không còn chấp trước mà phải buông xả tiếp cận với Ba La Mật.

Thính chúng còn say mê nghe giảng thì kẻng bên hông giảng đường vang lên. Kẻ lên chánh điện để xả giới hoàn gia người đi về nhà gió tàn đông thổi mát mẻ, tiếng chuông chùa ngân ngân.

Minh Quang Điểm Lê

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.