Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại – Chương II

12- SHAMLINIE PREMA

Tác Giả: Ian Stevenson

Shamlinie Prema sanh ngày 16 Tháng 10 năm 1962 tại Sri Lanka Colombo. Cha mẹ của Shamlinie sống ở Gonagela, cách Colombo 60 cây số về phía nam và lớn lên tại đó.

Cha mẹ của Shamlinie nhận thấy ngay từ khi biết nói, Shamlinie đã rất sợ nước, thường dẫy dụa khóc thét lên mỗi khi có ai muốn đem em nhúng xuống nước. Em cũng sợ cả xe buýt và thường khóc lóc mỗi khi cha mẹ đem lên xe buýt hay nhìn thấy xe buýt từ đằng xa. Sự việc này làm cho cha mẹ em bối rối, ông bà cho rằng những biến cố ở kiếp trước đã ảnh hưởng tới đời sống hiện tại của em.

Ðến khi biết nói em đã liên tiếp kể chuyện tiền kiếp của em cho cha mẹ cũng như những người thân thuộc. Em cho biết ở tiền kiếp em sống tại làng Galtudawa cách xa Gonagela 2 cây số. Em nói rằng cha mẹ tiền kiếp của em còn đang sống tại Galtudawa và em thường nhắc đến bà mẹ Galtudawa. Em cũng nói tới mấy người chị và hai người bạn học cùng trường. Em tả căn nhà ở tiền kiếp mà em đã sống, địa thế cũng như đặc điểm khác hẳn cái nhà mà em đang sống. Em kể nguyên do cái chết của em xảy ra như thế nào. Một buổi sáng để điểm tâm trước giờ đi học em đi mua bánh mì trên con đường bị ngặp nước. Một chiếc xe buýt chạy ngang làm bắn tung nước và em bị hất xuống ruộng. Em chỉ còn biết dở tay vẫy gọi “Mẹ” và sau đó em cảm thấy như ngủ thiếp đi.

Ở Galtudawa có một cô gái tên là Hemaseelie Guneratne bị chết đuối ngày 8 tháng 5 năm 1961 trong hoàn cảnh tương tự. Hemaseelie đã lùi một bước để tránh xe buýt và cô bị rơi xuống ruộng lúa ngặp nước. Hemaseeli là một học sinh 11 tuổi. Cha mẹ Shamlinie không hề quen biết gia đình Hemaseelie và cũng chưa gặp Hemaseelie lần nào cả. Tuy nhiên cha mẹ Shamlinie có được nghe chuyện cô học sinh chết đuối, cũng cảm thấy buồn nhưng sau đó rồi ông bà cũng quên bẵng đi.

Lần đầu tiên nghe em kể câu chuyện bị chết đuối cha mẹ em không nghĩ rằng em có liên quan đến cô bộ Hemaseelie bị chết đuối cả. Khi Shamlinie lên 3 tuổi em nhận ra một người anh em họ của Hemaseelie khi người này đang đi trên đường phố ở Gonagela. Hơn một năm sau, Shamlinie lại nhận ra người chị của Hemaseelie cũng tại Gonagela. Ðồng thời Shamlinie đòi đi Galtudawa để thăm “Mẹ Galtudawa” và em cho rằng người mẹ hiện tại không sánh bằng “Mẹ Galtudawa” ở tiền kiếp.

Cuối cùng cha mẹ của em đã đưa em đến nhà Hemaseelie Gueratne ở Galtudawa. Nhiều người tụ tập nơi đây vì họ nghe nói có một cô gái tái sanh trở về thăm làng có. Sự hiện diện của những người lạ mặt khiến Shamlinie thấy thiếu thoải mái. Tuy nhiên Shamlinie cũng nhận ra “bà mẹ của Hemaseelie tên là W.L. Podi Nona” trong khi đó gia đình Guneratnes vẫn còn hoài nghi. Cuộc viếng thăm rất ích lợi vì đã xác minh được những việc mà Shamlinie đã từng tuyên bố. Hầu hết những chuyện Shamlinie kể về tiền kiếp đều trùng hợp với đời sống của Hemaseelie tại Galtudawa. Thêm vào đó, hai gia đình trong khi trao đổi tin tức đều nhận thấy Hemaseelie và Shamlinie đều có nhiều điểm giống nhau về cách thức ăn mặc cũng như sở thích ăn uống.

Tôi (Ian Stevenson) bắt đầu điều tra vụ này và năm 1966, vài tuần lễ sau khi Shamlinie viếng thăm Galtudawa lần đầu tiên. Tôi đã phỏng vấn một số người còn nhớ rõ những điều Shamlinie đã kể và đã làm, về cả cuộc đời tiền kiếp của Hemaseelie. Mấy năm sau tôi có đến thăm cả hai gia đình để có thể kiểm chứng và cũng để xem sự tiến triển của Shamlinie ra sao. Ngoại trừ một vài điều cách biệt nho nhỏ, còn tất cả những tin tức mà tôi thâu lượm được đều rất xác thực và các nguồn tin mới này vẫn rất phù hợp với những điều mà họ nói trước kia.

Sau lần viếng thăm đầu tiên Galtudawa, Shamlinie trở lại thêm vài lần nữa thăm gia đình Guneratnes và sau đó các chuyến viếng thăm thưa dần ngày càng ít đi và Shamlinie càng lớn lên thì những ký ức về tiền kiếp của em mờ dần đi. Ðến năm 7 tuổi thì Shamlinie không còn kể về tiền kiếp của em nữa. Khi lên 11 tuổi vào năm 1973, Shamlinie đã hoàn toàn quên hẳn ký ức về tiền kiếp ngay cả đến những việc trước đây em thường nhắc đến. Em cũng không còn sợ nước như hồi 4 tuổi nữa và khi em lên 8 tuổi thì em cũng không còn sợ hãi khi trông thấy xe buýt tuy nhiên vẫn còn một chút sợ sệt.

Năm 1973 tôi có trở lại thăm Shamlinie và thấy em đã trở thành một cô gái Sinhalese bình thường.

Trường hợp luân hồi của Shamlinie rất trung thực. Hai gia đình ở cách xa nhau 2 cây số và cũng không là thân thuộc mà Shamlinie lại hiểu biết đời sống của Hemaseelie với nhiều chi tiết rõ ràng.

Theo sự xét đoán của tôi (Ian Stevenson) sự liên hệ của hai gia đình không có, nên không thể nào giải thích nổi tại sao Shamlinie lại có thể hiểu biết tường tận đời sống cũng như cá tính khác thường của Hemaseelie. Phải chăng Hemaseelie đã tái sanh thành Shamlinie?

13- SULEYMAN ANDARY

Tác Giả: Ian Stevenson

Suleyman sanh ngày 4 Tháng 3 Năm 1954 tại Falougha, Lebanon. Gia đình Suleyman thuộc dòng Druses, một tôn giáo bắt nguồn từ Islam (Hồi Giáo). Tuy nhiên tôn giáo này đã tách ra khỏi khối Hồi Giáo chính thống và những người theo đạo Druses cũng coi như không còn lệ thuộc vào khối Hồi Giáo. Luân Hồi là một giáo lý căn bản của Ðạo Druses.

Khi còn thơ ấu Suleyman nhớ vài chi tiết về tiền kiếp của anh. Ðôi khi qua các giấc mộng, anh kể là anh đã có con ở tiền kiếp và còn nhớ cả tên của chúng nữa. Anh nhớ anh sống tại Gharife và là chủ của một hãng ép dầu.

Không giống đa số các trường hợp luân hồi khi còn nhỏ tuổi nhớ kiếp trước nhiều hơn, càng lớn tuổi anh càng nhớ lại nhiều về tiền kiếp. Trong lúc ở với bà nội khi anh 11 tuổi, anh cảm thấy anh có nhiều ký ức về tiền kiếp. Một hôm bà ngoại anh đến nhà mượn một cuốn kinh về đạo Druses. Suleyman đã từ chối không cho mượn còn lỗ mãng bắt lỗi bà ngoại không có cuốn kinh trong nhà. Bà nội anh bất mãn về thái độ cư xử của anh và yêu cầu anh giải thích. Bất ngờ anh nhớ lại ở tiền kiếp anh có rất nhiều kinh sách về Ðạo Druses và không bao giờ anh cho ai đem những cuốn kinh này ra khỏi nhà. Người Druses rất quý trọng các cuốn kinh và thường giữ gìn cẩn thận. Hành động của Suleyman nếu là một thiếu niên thì quả là vô lễ, nhưng với một người đã trưởng thành như Suleyman thì lại là một việc bình thường.

Sau câu chuyện trên, Suleyman đã kể nhiều các chi tiết về đời sống tiền kiếp của anh. Anh nhớ anh là một tù trưởng ở Gharife và có tên là Abdallah Abu Hamdan. Anh còn kể thêm nhiều chi tiết cuộc đời của Hamdan. Lúc bấy giờ Suleyman rất sợ bị chế nhạo khi nhận là tù trưởng ở tiền kiếp. Anh nghĩ là gia đình và bạn bè sẽ cho anh là ngạo mạn và sẽ châm biếm anh. Cho nên anh đã dấu kín trong lòng. Hai năm sau anh mới kể lại cho một số bạn bè trước cho một số người ít tuổi và về sau cho một số người lớn.

Vài người thân đứng tuổi của gia đình Suleyman đề nghị đem Suleyman đi Gharife để phối kiểm các tin tức nói về tiền kiếp của Syleyman. Gharife cách xa Falougha chừng 30 cây số, thuộc một vùng khác phạm vi Lebanon. Muốn đi Falougha đến Gharife phải có lý do xác đáng. Gia đình của Suleyman không quen ai ở Gharife cả và cũng không có một liên hệ nào với Gharife cả. Có một người trong gia đình Suleyman làm việc tại Gharife trong một thời gian ngắn nhưng cũng không biết những lời kể của Suleyman đúng hay sai. Sau đó chính người này đến Gharife điều tra đã xác nhận những điều Suleyman kể lại đều rất đúng. Cùng lúc ấy có vài người khác công nhận tính cách trung thực của các sự việc trên.

Giống như trường hợp của Á Ðông, câu chuyện của Suleyman được nhiều người biết đến. Một người anh em họ của Suleyman đã gặp vài người Gharife ở Saudi Arabia và được biết những lời kể của Suleyman rất xác thực. Người tên là Abdallah Abu Hamdan mà Suleyman nhận là tiền kiếp của mình là chủ nhân một hãng dầu ép và làm tù trưởng nhiều năm trước khi chết vì bệnh tim năm 1942 lúc 65 tuổi. Những người Gharife đã mời Suleyman đến thăm Gharife. Lúc đầu anh từ chối nhưng đến năm 1967 anh đã đi Gharife 2 lần, vào mùa hạ và mùa thu. Khi tới Gharife anh cảm thấy thẹn thùng và bỡ ngỡ. Người vợ góa của Abdallah Abu Hamdan và 2 người con còn sống tại Gharife nhưng anh không nhận ra họ và cũng không nhận được những người thân quyến. Anh nhận được 3 người khác và vài nơi tại Gharife. Có lẽ điều quan trọng nhất là anh đã chỉ một con đường có từ năm 1967 không còn sử dụng, con đường trước kia dẫn đến nhà Abdallah Abu Hamdan. Tuy nhiên tầm quan trọng của trường hợp Suleyman không nằm trong sự xác nhận của anh mà là những cá tính riêng biệt của anh phát sanh từ tiền kiếp. Trước khi Gharife, cũng như trong cuộc viếng thăm lần đầu, Suleyman đã 17 lần nói về tiền kiếp của anh. Những lời anh kể gồm có tên các con anh và các chi tiết khác về đời sống của anh. Những lời phát biểu của anh đều đúng ngoại trừ hai trường hợp: 1) Salim là em chứ không phải con anh, 2) Salim không bị mù mà Naseeb con anh mới bị mù.

Tôi (Ian Stevenson) bắt đầu điều tra vụ này vào tháng 3 năm 1968 và tiếp tục cho đến năm 1972. Tôi đã phỏng vấn nhiều người tại Falougha và Gharife. Sau này Suleyman di cư sang Saudi Arabia và từ năm 1972 tôi không còn gặp Suleyman nữa. Khi Suleyman còn nhỏ tuổi anh đã tỏ ra phong thái một người lớn. Anh thích giao du với người lớn hơn là người đồng lứa tuổi và ngay cả giữa đám người lớn anh cũng chọn chỗ ngồi dành riêng cho những vị có đặc quyền. Anh không thích bị ai la rầy và khi ấy anh thường nói: “Ðừng mắng tôi, tôi là người lớn mà”. Suleyman thường sợ bị người khác chế nhạo nếu họ biết anh nhận là ông tù trưởng ở tiền kiếp. Gia đình và bạn bè thường chế anh là “Ông Tù Trưởng”. Ðiều này cũng không làm anh buồn mấy vì một số người trong gia đình đã tin anh và thân yêu gọi anh bằng cái tên này. Dĩ nhiên họ chỉ tin anh sau khi anh đã xác thực được những điều anh kể về tiền kiếp của Abdallah Abu Hamdan. Trong gia đình Suleyman cũng tỏ ra là người mộ đạo hơn những người khác giống hệt như Abdallah Abu Hamdan. Trước khi chết, Hamdan đã trở thành tộc trưởng, một chức vị cao cấp mà nhiều người mơ ước.

Tôi thấy Suleyman không muốn đến thăm Gharife nên anh đã từ chối lần đầu. Gia đình của Suleyman hiểu rõ hơn cho rằng anh không thích đi Gharife vì anh không muốn nhìn lại những thảm kịch trong đời sống của Hamdan. Các con của Hamdan không mấy nên người, có nhiều thói hư tật xấu, một người thì di dân sang Hoa Kỳ, một người thì ăn ở với Hamdan không hiếu thuận. Trong những ngày cuối cùng Hamdan gặp khó khăn. Vì muốn giúp đỡ một người bạn Hamdan đã ngụy tạo một tài liệu khiến chính phủ khám phá ra được và Hamdan bị cất chức. Cuối cùng Hamdan đã đầu tư vào việc ép dầu nhưng tình trạng tài chánh eo hẹp nên việc buôn bán không kết quả. Việc đầu tư thất bại làm Hamdan buồn phiền, nhuốm bệnh rồi qua đời. Hamdan chết năm 1942, 12 năm trước khi Suleyman sanh ra đời. Ðược hỏi về thời gian 12 năm chưa luân hồi thì Suleyman ở đâu, Suleyman trả lời không nhớ gì cả.

Với ký ức của Suleyman về tiền kiếp là Abdallah Abu Hamdan, tôi (Ian Stevenson) không nghĩ rằng những tin tức do Suleyman thâu lượm được bằng cách thông thường vì hai làng cách xa nhau đến 30 cây số và hai gia đình cũng không có liên lạc gì với nhau cả.

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.