Quán ” Thọ “

Có cái sắc thân thì có cái cảm thọ. Thân của một sinh thể thì đương nhiên phải cảm thọ chứ không như sắt đá. Sắc đá cũng có cảm thọ của sắt đá , nhưng cảm thọ của sắc đá mà mình gọi là vô tri, vô giác, đó là những xúc tác giao thoa của vật chất vô tình, nên nó không cùng một phạm trù như loài hữu tình. Vì vậy cảm thọ của vô tình chúng sanh còn là một vấn đề huyền bí , mà khoa học đang còn nghiên cứu và lúng túng trước vấn đề cảm thọ của vô tình chúng sanh. Là một sinh thể hữu tình thì mình chỉ có thể hiểu và nói về cái cảm thọ của một sinh thể hữu tình. Không thể lạm bàn qua loài vô tình như sắt, đá, và đất cát. Thân và cảm thọ của thân là một sự thật hiển nhiên trứơc mắt.

Vì vậy quán “Thọ” là tất nhiên, ai cũng đang sống với cái thân trong thực tế hiện tại thì đều đang có cảm thọ phải biết, chứ không thể phủ nhận cảm thọ của thân, như là phủ nhận cảm thọ của sắt , đá và đất cát…..

Vì vậy, bắt đầu nói về cảm thọ của Thân thì mình chỉ có thể nói về cái cảm thọ của cái thân hữu tình của sinh thể.

Thân của sinh thể thì có ba cảm thọ là “Khổ. “Lạc” và “Xã” thọ. Nhưng trong thực tế, khi hai cái Khổ và Lạc cùng có` mặt thì chúng ta có cái cảm thọ cộng trú với nhau của Khổ và Lạc, nên phải tạm gọi có thêm cái gọi là cộng thọ của KHổ và Lạc. Khi Khổ và Lạc không có mặt trong hiện tại thì Xã thọ đang có mặt. Các cảm thọ: Khổ-Lạc-Xã này, phải thừong xuyên xuất hiện cùng với thân. Vì vậy Thân có mặt trong hiện tại thì cảm thọ có mặt trong hiện tại. Các cảm thọ được nhận diện từ bốn trạng thái : Khổ, Lạc, Xã và Cộng thọ của Khổ và Lạc cùng khởi lên.

Xã thọ là cảm thọ mà không có Khổ và Lạc đang khởi nên gọi là vô ký hay xã thọ , vì buông thư không có tiếp xúc với cái khổ và cái lạc của thân khởi lên. Đây là trạng thái an ổn không có căng thẳng của bức xúc ( strees) do cảm xúc Khổ và Lạc khởi lên, Nhưng khi ngồi tỉnh lự trong tọa thiền mà xã thọ rơi vào Không tưởng thì cũng rơi vào trạng thái không tỉnh thức. Khi bị rơi vào không tưởng thì chính như Ngài Đạt Lai Lạt Ma cũng phải tự véo vào chân của Ngài một cái thật đau để trở về với thực tại hiên hữu. Xã thọ mà rơi vào không tưởng thì hôn trầm và phóng dật, nó có thể làm mình quên thân và bỏ mất thực thể đang là một sinh thể. Xã thọ mà như vậy là rơi vào Không tưởng chứ không thực sự là xã thọ. Khi Khổ và Lạc không được cảm thọ hiện tại cảm nhận thì chính là xã thọ đang có mặt. Nhưng nếu rơi vào “không” thì giống như chết giấc và hôn mê chứ không phải là xã thọ của thân . Một sinh thể mà không có thọ cảm thì không phải là một sinh thể đang tỉnh thức. Tuy xã thọ cần thiết cho sự quân bình của thân, nhưng nếu không tỉnh thức thì đó là rơi vào Không tưởng. Không tưởng thì không có Phật pháp. Không có Phật pháp thì không có tánh giác hiểu biết và cảm nhận của một sinh thể đang sống. Bởi vì Phật tánh chinh là cái sống ,tức là cái biết của chúng sanh.

Khổ là trạng thái khó chịu và đau đớn bất an, nên còn gọi là đau khổ hay thống khổ. Đây là trang thái mà thân thấy bất an, đau đớn hay khó chịu, khó kham nhẩn nên gọi là “đắng” là ” Khổ”.

Khổ thân là cái khổ ai có thân thì cũng đều có cái khổ của thân. Bời vì thành, trụ, hoại , không, hay sanh lão bệnh tử là tiến trình của thân phải cảm thọ. Tám cái Khổ là một sự thật không rời thân mà riêng có. Vì cái thân có thì phải có Khổ. Nhưng cái thân có thì Lạc cũng có . Cái lạc có mặt cùng thân qua những cảm thọ yên vui. Đói được ăn thì yên vui , khát được uống thì yên vui. Có rất nhiều Lạc được cảm thọ từ Thân, nhưng phải an ổn thì mới có Lạc thọ. Hầu hết cái Lạc Thọ cũng đựoc cảm nhận từ cái khổ không có mặt, hoặc cái Khổ được xoa dịu và trôi qua, cái Khổ tạm vắng thì cái Lạc sẽ đến, cái Lạc thật ra chỉ là cái vắng mặt của KHổ Thọ. Người đói được ăn thì có lạc thọ. Người bệnh được lành thì có Lạc thọ. Đi đứng lâu thì cần ngồi để an ổn, an ổn thì có Lạc thọ. Ngồi lâu thì cần nằm, đươc nằm yên ổn thì có Lạc thọ. Nhưng nằm lâu thì khổ thọ lại đến, vậy là phải ngồi dậy mà đi. Cái Lạc cũng do nơi cái thái quá và bất cập của thân mà có mặt. Ăn thấy ngon, nhưng ăn không đủ thì thấy thiếu thốn khổ sở, nhưng ăn ngon mà ăn nhiều quá thì cũng khổ. Năm món dục của thân, nếu thái quá hay bất câp thì đều là khổ thọ. Khổ thọ không có mặt thì Lạc thọ hay xã thọ có mặt. Đôi khi cả hai Khổ và Lạc cùng hiện diện như một Cộng thọ của thú đau thương. Như đau thương mà lại có lạc thú.

” Cứ để ta ngất ngư trong vũng huyết
Trãi niềm đau trong trang giấy mong manh
Đừng nắm lại nguồn thơ ta đang viết
Cả hồn ta trên trang giấy lung linh”
‘ Hàn Mặc Tử ‘

Khi thân thể có chổ đau nhức, mình lấy tay ấn vào nơi đau nhức thì có thể có một cảm giác được xoa bóp dễ chịu sung sướng, cộng với cái đau buốt của cơ bắp. Trong vũng lầy khổ thọ có thể có lạc thọ cùng sinh khởi như một thú đau thương. Nhưng Khổ thì không thể gọi là lạc được. Cái Lạc chỉ là bề trái của Khổ. Vì quán thân thì phải thấy cái gốc khổ trước thì mới thấy cái ngọn là Lạc thọ . Xã thọ có mặt khi hai cái cảm thọ hẩy hừng của Khổ và Lạc tạm vắng, vì chúng đang không có duyên để có khổ hay lạc đó thôi.

Do có Khổ, nên khi Lạc xuất hiện thì liền được bám chặc lấy như một đam mê. Từ đó mà mà sinh thể có căn bệnh ghiền ngũ dục. Lấy ngũ dục làm thức ăn của thân, vì cho rằng ngũ dục chính là Lạc thọ. Chạy đi tìm ngũ dục và tham đắm ngũ dục chính là một căn bệnh khó chửa của các sinh thể. Bởi vì ai cũng sợ Khổ tìm vui. Nào hay đâu cái vị ngọt của ngũ dục lại có cái gốc khổ hại thân. Nếu không tỉnh thức để quan sát nhân quả của thọ cảm, thì vui ít mà khổ nhiều. Cái vui của rựơu là ít mà cái khổ của rượu là nhiều. Cái vui của “tứ đổ từờng” là ít mà cái hậu quả khổ của nó là nhiều. Cái vui của tiếng tăm lẩy lừng là ít, mà cái họa của tiếng tăm lẩy lừng là nhiều……Có thể kể ra mãi cái vui ít mà khổ nhiều của ngũ dục mà không thể đủ giấy mà đọc cho hết được….Bởi vì quy luật “Vui ít mà KHổ nhiều” là quy luật hiển nhiên của cảm thọ từ thân xác này của sinh thể. Uống một hớp rượu ngày lễ hội có thể là vui, nhưng nhiều hơn một hớp rượu thì có thể là tai họa không lường. Thực tế luôn trả lời đầy đủ cho chính cảm thọ của thân khi mình lắng nghe tiếng nói của nó.

Cảm thọ về Khổ là một sự thật không thể phủ nhận khi đã có thân. Dù Lạc Thọ và Xã thọ cũng luôn có mặt cùng với Khổ thọ của thân. Nhìn thấy được Khổ của Thân thì nhìn thấy được Khổ Đế. Đế là sự thật chắc chắn. Khổ là một sự thật phải thấy như sự thật hiển nhiên. Thấy được Khổ là do có Thân của một sinh thể. Sự thật của thế tục thì Khổ là tai nạn của sinh thể. Nhưng Khổ là sự thật của Thánh Đế. Các vị Thánh tăng từ Khổ Thánh Đế mà chơn thật hiện sinh như một sinh thể tỉnh thức vô sanh và bất diệt. Vì vậy Khổ chính là Thánh Đế. Các sinh thể từ quán thân là Khổ Đế mà vào đạo vô sanh bất diệt.

Cái thấy được Thọ cảm của Thân chính là Tâm. Nếu không có chơn tâm thì cũng không có thân để cảm thọ Khổ.

Quán được Thân và cảm thọ thì chính là Tâm.Từ cái thấy thân màTâm là cái hiện thực của Thưc tại. Các sinh thể đều là thực tại hiện tiền. Hảy hỏi Thân và cảm thọ của Thân là gì ? Tâm chân thật chính là câu trả lời của sinh thể cho chính sinh thể đang sống trong căn thân và môi trường thế giới của thân. Cái bình thường nhất chính là cái thật nhất cho một cái nhìn chân thật về cảm thọ. Thấy cảm thọ thì cũng thấy Tâm.

Cảm thọ và Tâm là không phải hai. Có thân thì có cảm thọ. Có cảm thọ thì có Tâm. Có Tâm thì có Pháp. Bốn cái niêm xứ này không rời nhau mà tồn tại như một cái riêng có được. Một tức là bốn, Bốn tức là một. Thọ là thọ từ thân, Thân thì có Tâm, thân không có tâm thì còn thua gạch đá. Tâm chính là Pháp. Pháp chính là Phật. Thấy Pháp thì thấy Phật. Không thấy Phật thì chỉ thấy chúng sanh. Thấy chúng sanh thì chỉ thấy cảm thọ của thân mà không thấy ông chủ là Tâm. Vì không thấy chủ nên trôi lăn theo cảm thọ vô thường…

Có người ngoại đạo nắm lấy cặn bả của từ ngữ mà nói rằng : ” Chủ đích của Phật giáo là giúp cho con người giải thoát khỏi Khổ để tiến tới Niết Bàn. Mà muốn thế thì phải tiêu diệt cái “Ngã Giả Dối” tức phải “Vô Ngã”. Vì vậy quan niệm về “Vô Ngã” thuộc bộ ba : Vô Thường, Đau Khổ và Vô Ngã là một lối sống đê hèn, đau khổ luôn luân hồi với nghiệp báo nên cầu giải thoát…” Đây chính là quan điểm của ngoại đạo đứng ngoài lề của sự sống một sinh thể mà tuyên bố theo cặn bả của từ ngữ. Họ cho rằng Vô thường, vô ngã và đau khổ là một ý niệm chứ không nhìn thấy như một thưc tại đang sống cùa một sinh thể.

Gọi họ là ngoại đạo không phải là vì người ta không cùng tôn giáo mà gọi là ngoại đạo. Mà gọi là ngoại đạo vì đứng ngoài trung đạo. Một sinh thể đang sống thì đang là sự sống tức là đang ở trong trung đạo. Không phải đứng bên lề hay ở ngoại cuộc sống của chính sinh thể đang sống. Đang sống tức là trung đạo. Trung đạo thì không phải là ở chính giữa mà đang sống bằng căn thân và thế giới môi trường mà căn thân hiện sinh trong đó. Thế giới và căn thân của sinh thể thì không phải là một mà cũng không phải là hai cái không dính dáng vói nhau . Do đó gọi là Trung Đạo. Bởi vì cái này và cái kia cùng nhau mà có nên có tương quan và tương duyên với nhau. Sư sống tương quan và tương duyên đó chính là trung đạo. Đang sống là đang ờ trung đạo . Dù Mê hay Tỉnh . Phật hay chúng sanh. Niết Bàn hay Đia Ngục thì đều là trung đạo, vì sinh thể đang sống là đang sống với trung đạo của căn thân vả thế giới mà sinh thể đang hiện hữu. Cái từ ngữ và ý niệm về thực tại thì không phải là thực tại.

Vì vậy ngừời ta nói và định nghĩa có hay dỡ thế nào thì cũng không qua sự thật của một sinh thể đang sống. Đang sống thì có thân, có cảm thọ của thân. Có Tâm và có Pháp, như sự thật mà người ta đang sống. Không phải sự thật cái lý giải đúng sai của một danh từ, mà người ta cho đó là danh từ Phật giáo. Không ! chính sự thật là một sinh thể đang sống. Do đó dù được hiểu lầm hay mạ lỵ hoặc hoan nghênh thì sự thật vẫn là sự thật. Chính nhận thức của sinh thể đang sống mới là trung đạo. Còn quan điểm của người ngồi đếm bạc mướn cho ngân hàng, thì cũng chỉ là người đếm bạc cho người khác, không thể xử dụng giấy bạc đó được , dù tờ giấy bác đó có thật hay giả thì cũng của chủ ngân hàng mà thôi. Cái ý-niêm về ngôn từ có thể bị mạ lỵ và bóp méo hay chụp mủ. Nhưng sự thật mà sinh thể đang sống mới là đích thật có quyền lực để gọi đúng tên cái đang là của sự sống. Sinh thể không phải là ý niệm hay ngôn từ.

Cảm thọ là gì ? Chỉ đích thân sinh thể đang cảm nhận mới gọi đúng tên mà thôi….

Quán “thọ” chính là nhận thức cái đang là của một sinh thể.

Ai ai cũng đang có thọ cảm và đang sống với thân của một sinh thể. Sống khong phải là một ý niêm hay ngôn từ. Cảm thọ cũng không rời sinh thể mà hiện hữu.

Dứt suy lường và rời khỏi ý niệm của ngôn từ, bởi vì cảm thọ không phải nói cho vui.

Ai ai cũng đang sống với cảm thọ.
Từ đó mà giác ngộ chơnTâm.

Minh-Đức Nguyễn Trinh-Tuấn

http://www.tangthuphathoc.net/lathuphathoc/20-quantho.htm

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.