Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 6

Bước 6 – CHÁNH TINH TẤN

Chúng ta chọn lựa giữa cái thiện và cái ác trong từng giây phút sống. Chúng ta không phải là những nạn nhân khốn khổ, thúc thủ trước số mệnh. Chúng ta không phải là những con rối được điều khiển bởi những quyền lực nào đó, và những gì xảy ra cho chúng ta cũng không phải do tiền định. Ngay giây phút này chúng ta chọn lựa hành động, rồi giây phút kế tiếp ta phải nhận lãnh kết quả của sự lựa chọn đó, cùng với bất cứ ảnh hưởng nào còn lại của những sự chọn lựa trong quá khứ. Một sự khéo chọn trong giây phút này sẽ tạo nên một môi trường tâm linh tốt đẹp cho hỷ lạc trong giây phút kế tiếp. Nếu sự chọn lựa trong giây phút vừa qua khá trong sạch và thanh tịnh, thì giây phút hiện tại cũng sẽ được như thế. Với hàng tỷ của những giây phút khá trong sạch, chúng ta sẽ có được những giây phút của hỷ lạc. Với sự phát triển của những thói quen tâm linh cao thượng, từgiây phút này qua giây phút khác, những giây phút này sẽ tích lũy để tạo nên những giây phút hỷ lạc dài lâu hơn. Cuộc sống của chúng ta được tạo dựng từnhững sự chọn lựa nhỏ nhặt này, hằng tỷ sự chọn lựa như thế xảy ra trong giây phút.

Nhưng những tinh tế này của tâm không phải là nơi để ta bắt đầu thực tập. Ta phải bắt đầu ở nơi ta có thể thấy rõ ràng, qua các hành động bên ngoài. Trước hết, hãy giữ năm giới và dừng lại những hành động nguy hại đến sự tiến bộ tâm linh. Một khi tâm không còn bị xáo trộn bởi ảnh hưởng của các bất thiện pháp, ta sẽ có thể dễ dàng thấy được những gì đang xảy ra trong tâm. Lúc đó ta có thể đủ thong dong để nhìn thấy được dòng tư tưởng của mình. Sau này, khi ta rèn luyện được khả năng có thể nhìn thấy tâm chuyển động như thế nào, ta có thể thấy những giây phút tâm phát sinh, dâng trào, và rồi tàn lụi. Tuy nhiên để bắt đầu, chỉcần chánh niệm về khuynh hướng chung của các dòng tư tưởng khi chúng phát sinh là đủ.

Với ý thức đó, chúng ta có thể sử dụng Chánh Tinh Tấn để tạo ra những lựa chọn mới. Đức Phật khuyên tất cả chúng ta nên chọn các tâm thiện để thay cho các tâm bất thiện và vun trồng các tâm thiện trong từng giây phút, cho đến khi các tâm bất thiện không còn xuất hiện nữa. Theo như Đức Phật dạy, chúng ta thực hiện điềuđó bằng cách luôn tự thúc giục, “tinh tấn, tạo ra năng lực, và khơi dậy tâm.”(D 22)

Trong bước thứ sáu của Bát Chánh Đạo, Chánh Tinh Tấn, Đức Phật đã giải thích một cách cụ thể làm thế nào để điều khiển nỗ lực của chúng ta, phân chia quy trình đó thành ra bốn phần. Đầu tiên, với sự quyết tâm và năng lực mạnh mẽ, chúng ta làm bất cứ điều gì có thể để ngăn chặn sự phát khởi của các tâm bất thiện, như là hờn giận, ghen tỵ, hay tham. Tuy nhiên vì ta chưa giác ngộ, một số các tâm tiêu cực vẫn sẽ len lỏi vào, không kể ta cố gắng đến mức nào. Sau đó ta sẽ nỗ lực lần thứ hai, thúc giục bản thân phải chế ngự bất cứ tâm bất thiện nào đã phát sinh. Ba là, chúng ta thay thế các tâm bất thiện với các tâm thiện, như là những tư tưởng thương yêu, độ lượng, hay những tình cảm của lòng bi mẫn. Cuối cùng, chúng ta khơi dậy lòng tinh tấn để vun trồng sâu xa hơn nữa các tâm thiện. Ta càng tinh tấn, thì kết quả tất nhiên là tâm ta càng trở nên trong sáng, bớt khổ đau, và ta càng cảm thấy an lạc, tự tại hơn.

Muốn thành tựuđược bất cứ điều gì cũng đòi hỏi sự nỗ lực. Điều này đúng đối với những sinh hoạt đời thường như là sơn nhà, kinh doanh buôn bán; đời sống tâm linh còn đòi hỏi ta nhiều nỗ lực tinh tấn hơn nữa. Ở từng bước của Bát Chánh Đạo luôn tiềmẩn sự có mặt của Chánh Tinh Tấn. Khi chúng ta thực hành lời dạy của Đức Phật vềbốn loại tinh tấn, khiến tâm thiện toàn, trong sáng và có khả năng hiểu biết, là ta đã đạt được Chánh Kiến về con đường đạo. Rồi khi ta áp dụng bốn tinh tấn này vào ý nghĩ, lời nói, và hành động, ta sẽ đạt được kết quả trong Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, và Chánh Nghiệp. Và khi ta đem bốn tinh tấn này ứng dụng vào các quy luật đạo đức trong công việc, là ta đạt được Chánh Mạng. Cuối cùng khi ta tinh tấn trong việc thực hành thiền, là ta có được Chánh Niệm và Chánh Định. Chúng ta có thể kết luận một cách chính xác rằng Chánh Tinh Tấn là năng lượng cần có để thúc đẩy sự thành công của chúng ta trên từng bước của Bát Chánh Đạo. Thật ra, có được một sự nỗ lực mạnh mẽ để tự kìm chế bản thân làđã thắng được nửa chiến trận. Không có sự nỗ lực mạnh mẽ này để đạt được trạng thái tâm thiện toàn, chúng ta sẽ khó thể tiến xa trên con đường đi đến hạnh phúc tối thượng.

Chúng ta rất muốn tin rằng chỉ cần chú tâm là có thể đi trọn con đường đạo. Chắc chắn là sựchú tâm nghe có vẻ dễ thực hiện hơn là phải nỗ lực tinh tấn. Tiếc thay chỉ có sự chú tâm bình thường, đơn giản thì không đủ. Chúng ta cần phải rèn luyện sựchú tâm đầy chánh niệm -cả trong khi ta tọa thiền hay tham gia vào các sự thực hành tâm linh khác và khi ta sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Đức Phật đã biết rằng chúng ta cần có sự nỗ lực đầy chánh niệm để diệt bỏ các tâm tiêu cực và vun trồng tâm tích cực trong mọi khía cạnh của đời sống, nếu không tâm ta sẽ chẳng bao giờ được an tịnh để ta có thể tiến xa hơn trên con đường đạo.

Đến lúc này, bạn có thể nghĩ, “Tôi biết là không dễ mà. Sao nghe khó khăn quá!” Dĩ nhiên, bạn nói đúng. Chắc chắn là việc để các tâm tiêu cực nằm yên trong tâm thức ta còn dễ hơn là buông bỏ chúng. Tham, sân, si, dễ duôi, cao ngạo, hãnh tiến, cay độc, cố chấp, sợ hãi, có thể đã trở thành những thói quen hằng ngày của chúng ta. Chúng ta không muốn nỗ lực buông bỏ chúng. Tuy nhiên, ta vẫn muốn được an nhiên, tự tại và đạt được mục đích tâm linh của mình.

Chánh Tinh Tấn là lòng kiên trì để khiến cho cuộc hành trình trên con đường đạo có thể khả thi.Đó là sự can đảm để nói: “Phải dứt bỏ những thói xấu của ý nghĩ và hành động, ngay bây giờ!”. Đó là trí tuệ để thấy rằng phải vun trồng ý nghĩ, lời nói và hành động tích cực, thiện toàn, thì ta mới có thể hy vọng đạt được hỷ lạc, hạnh phúc.

MƯỜI KIẾT SỬ

Để buông bỏ được những thói quen của tâm uế nhiễm, chúng ta cần phải nhận diện được chúng. Nói chung, những gì chúng ta muốn trừ diệt là bất cứ tâm sở nào ngăn cản tâmđược tự tại, an nhiên. Nếu muốn nhổ cỏ dại trong một khu vườn, ta phải biết phân biệt giữa cỏ dại và bông hoa. Với tâm cũng thế. Lúc đầu, chúng ta sẽcảm thấy khu vườn tâm đầy cỏ dại. Chúng ta nhận diện và nhổ bỏ các tâm sở bất thiện như là sân hận, và thay thế chúng với các tâm sở thiện toàn, hữu ích, nhưlà tình thương yêu.

Nếu dành chút thời gian để suy nghĩ về vấn đề này, ta có thể liệt kê một danh sách của các loại cỏdại tâm linh. Ta cũng biết khi đang trong trạng thái giận dữ, sân hận, ganh tỵ,hay ham muốn, ta không thể cùng lúc cảm thấy hạnh phúc. Bên dưới các tâm sởtiêu cực này, dầu chúng biểu hiện ở bên ngoài như thế nào, tất cả đều đến từcác cội rễ căn bản: tham, sân (mặt khác của tham), và si (hay vô minh).

Tham, cùng với vô minh, là gốc của mọi loại cỏ dại tâm linh. Tham thể hiện trong mười uế nhiễm tâm linh sâu xa mãnh liệt được gọi là “kiết sử.” Chúng khiến ta có tri kiến lệch lạc, ảnh hưởng đến sự suy nghĩ của ta, cũng giống như dòng kênh ảnh hưởng đến lưu lượng nước chảy. Các kiết sử thường mang đến cho ta khổ đau. Không phải một thời thơ ấu khó nhọc hay quá khứ đau buồn nào tạo ra các kiết sử, mà chúng đã theo ta từ rất nhiều kiếp quá khứ. Chúng là nhân của mỗi kiếp sống và những khổ đau trong kiếp sống đó. Sự có mặt của các kiết sửbảo đảm ta còn phải luân hồi nhiều kiếp nữa, và ngăn cản ta được giác ngộ. Kiếp sống này cũng do các kiết sử tạo nên.

Chúng tôi thường liệt kê mười kiết sử để phản ảnh những giai đoạn ở đó chúng phải được chế ngựtrên con đường đến giác ngộ.

Các kiết sử cầnđược chế ngự để đạt được giai đoạn đầu của giác ngộ:
• tin vào sự hiện hữu của một cái ngã hay linh hồn thường hằng (thân kiến)
• nghi ngờ giáo lý của Đức Phật (nghi)
• tin tưởng rằng ta có thể chấm dứt khổ đau bằng cách chỉ tuân theo các luật lệ và nghi lễ (giới cấm thủ)

Các kiết sử cầnđược chế ngự để đạt đến giai đoạn thứ hai và thứ ba của giác ngộ:
• lòng ham muốn dục lạc (tham dục)
• sân

Các kiết sử cầnđược chế ngự để đạt đến giai đoạn thứ tư của giác ngộ:
• dục tham vi tếmuốn được hiện hữu trong sắc giới (sắc ái)
• dục tham vi tếmuốn hiện hữu trong vô sắc giới (vô sắc ái)
• tự phụ, hay nhận thức tiềm ẩn về ngã (mạn)
• trạo hối
• vô minh

Tâm người chưa giác ngộ luôn tràn đầy các kiết sử này, ít nhất là trong trạng thái ngủ ngầm. Thỉnh thỏang một trong các kiết sử này sẽ phát khởi trong tâm, khiến cho ta có cái nhìn rất sai lạc về thực tại, và phải khổ đau. Mỗi sát na tâm đều hàm chứa ít nhất kiết sử của dục tham và vô minh vi tế, nhưng các kiết sử khác đôi khi cũng xuất hiện chung với chúng.

Khi công phu tu hành của ta dần tiến bộ, ta có thể làm suy yếu các kiết sử này, để rồi cuối cùng chế ngự và hủy diệt được chúng ở từng giai đoạn thiền định. Sau mỗi giai đoạn chúng ta đạt đến một tầng cao hơn của giác ngộ. Khi chế ngự được ba kiết sử đầu tiên, hành giả đạt được sơ thiền. Làm suy yếu được hai kiết sử kế tiếp, hành giả đạt đến nhị thiền. Tuy nhiên dư phần của dục tham và sân vi tếhơn tất cả những gì đã được diệt bỏ. Khi hành giả cuối cùng vượt qua được các dư phần này, thì đạt đến tam thiền. Năm kiết sử cuối cùng rất vi tế. Khi diệt trừ được chúng, hành giả đạt đến tầng thiền thứ tư và là tầng cuối cùng của giác ngộ (final stage of enlightenment).

Thân Kiến

Kiết sử đầu tiên, thân kiến là tin vào một cái ngã hay linh hồn thường hằng, khiến ta tin rằng các uẩn phần nào có liên hệ đến một cái ngã hay linh hồn. Kiết sử này có thể biểu hiện qua lòng tin rằng thân, thọ, tưởng, hành, và thức là một và cũng là linh hồn, và rằng chúng giống nhau. Cũng có khi kiết sử này tạo ra niềm tin rằng các uẫn có linh hồn (hay linh hồn sở hữu các uẫn này.) Chúng ta có thể cũng tin rằng linh hồn tạo ra sự kết hợp của các uẫn (hay các uẫn đã tạo ra linh hồn). Cuối cùng, kiết sử này cũng có thể biểu hiện qua lòng tin rằng linh hồn hay ngã là một, và thân, thọ, tưởng, hành, và thức là một cái gì hoàn toàn tách biệt, không liên quan gì đến linh hồn.

Nhưng kiết sử này thể hiện thông thường nhất là qua niềm tin rằng chúng ta có một linh hồn trong kiếp sống trước, và linh hồn đó đã đến kiếp sống này, đang sở hữu các uẫn, và nó sẽ rời bỏ thân này để đi đến một sự hiện hữu khác sau khi ta chết. Nói tóm lại, niềm tin này dựa vào ý nghĩ rằng có một linh hồn thường hằng, bất biến, và bất diệt.

Nghi

Kiết sử thứhai, nghi, đặc biệt muốn nói đến lòng nghi hoặc rằng sự thực hành giới, định, và tuệ theo giáo lý của Đức Phật sẽ mang đến hạnh phúc lâu dài. Kiết sử nghi sẽ phát khởi khi ta lạc bước khỏi những gì ta thực sự biết trong giờ phút hiện tại và dại dột nghĩ tưởng đến những vấn đề có khuynh hướng khơi động tâm nghi hoặc. Ai cũng biết đến khả năng khơi động và củng cố thêm kiết sử nghi của một số“vấn đề không thể nghĩ bàn”. Đó là những câu hỏi suy đoán về vũ trụ xuất hiện như thế nào, tại sao và những vấn đề đại loại như thế.

Một số các đề tàiđem lại lòng hoài nghi là những câu hỏi về quá khứ và tương lai: “Ta có mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong thời quá khứ? Những kiếp quá khứ của ta như thế nào? Có đời sống sau khi chết hay không? Ta có bị đoạn diệt không? Có thiên đàng hay địa ngục không? Ta có tái sinh không? Đời sống mới sẽ như thếnào?”

Hiện tại cũng có thể đem đến cho chúng ta nhiều nghi hoặc: “Ta có hiện hữu? Hay ta không hiện hữu? Ta có bình thường không? Ta là ai? Ta từ đâu đến?”

Một số những suy tư tương tự cũng thường phát khởi trong tâm, khiến ta sinh lòng nghi hoặc: “Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã” hay “Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã? Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta là thường trú, thường hằng, hằng tồn, không chuyển biến, và sẽ vĩnh viễn tồn tại.” (M 2)

Tất cả các câu hỏi và suy tư này thường đưa chúng ta đi sâu vào những ngõ tối, sâu dầy lòng nghi hoặc, hoang mang. Chìm đắm trong đó sẽ ngăn trở chúng ta chú tâm chánh niệm đến những gì thực sự quan trọng. Những loại câu hỏi này không bao giờ có thể được trả lời một cách thỏa đáng mà chỉ làm chúng ta phân tâm. Nhưng cho đến khi chúng ta đạt được sơ thiền, chúng vẫn còn lảng vảng trong tâm. Đức Phật khuyên chúng ta chỉ nên quán sát những câu hỏi này khi chúng phát sinh và hoại diệt. Đừng lo lắng hay chạy đuổi theo chúng. Ngay trong hiện tại, cứ tiếp tục với những cố gắng tìm hiểu, dựa trên những gì ta có thể biết được qua kinh nghiệm bản thân, chứ không chỉ bằng lý luận.

Hãy có lòng tin vào con đường đưa đến hạnh phúc của Phật giáo, vì đã có bao người tin theo vàđạt được giác ngộ. Tín tâm, theo thuật ngữ Phật giáo, có nghĩa là lòng tin –dựa trên những gì ta đã chứng kiến và những gì ta nghĩ là đúng dựa trên kinh nghiệm đó. Thí dụ, ta có thể tự quan sát rằng bất cứ khi nào tâm ta đầy các tâm sở bất thiện, thì ta cảm thấy đau khổ. Ngược lại, khi nào tâm ta tràn đầy các tâm sở thiện, thì ta cảm thấy hạnh phúc. Khi tất cả các tâm sở này thayđổi, ta nhận ra được trạng thái vô thường của chúng. Đây là sự thật. Ta có thể tin tưởng như thế. Lòng tin này giúp ta tiến bước cho đến khi tađạt được nhận thức sâu xa về chân lý khiến tâm ta không còn chỗ cho kiết sửnghi.

Giới Cấm Thủ

Kiết sử thứ ba là một động thái đầy bản năng của tâm để tìm các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, hơn là từ sự thanh lọc nội tâm. Điều đó thể hiện qua sự tin chấp vào hiệu lực của những luật lệ, nghi lễ sẽ đem đến giác ngộ. Từ đó, ta nghĩ rằng hạnh phúc tuyệtđối có thể đạt được bằng cách thực hành các nghi lễ, tham gia vào các sự tếtụng, thiết lập các đàn tràng, cúng dường cho Phật hay cho các vị thần thánh, tụng kinh, cầu nguyện, và niệm chú, hơn là hành thiền và áp dụng những lời dạy của Đức Phật vào cuộc sống hằng ngày. Sự tin chấp này làm tổn phí thời gian và cản trở khả năng nhận biết chân lý của ta. Do đó ta tự làm trì trệ sựtiến bộ của mình trên con đường tâm linh.

Dục Tham

Dục tham kiết sử là lòng ham muốn các dục lạc. Nó bao gồm lòng ham muốn đối với bất cứ cảnh tượng, âm thanh, mùi vị, và sự xúc chạm dễ chịu nào, kể cả thân xác này. Nó cũng bao gồm tất cả những tư tưởng, ý nghĩ, quan niệm, và ý kiến mà mình ưa thích.

Sân

Kiết sử sân là sự ghét, ác cảm đối với bất cứ những gì khó chịu, bất cứ những gì mà ta không thích.

Ước Muốn Được Hiện Hữu

Ước muốn vi tế để được hiện hữu trong sắc giới hay vô sắc, lòng tự cao, và những kiết sử của trạo hối và vô minh là những hình thức vi tế nhất của lòng tham dục. Năm kiết sửnày hợp thành những chướng ngại cuối cùng của sự giác ngộ viên mãn. Lòng ham muốn vi tế để được hiện hữu trong sắc giới hay vô sắc ám chỉ đến ý muốnđược sống, được hiện hữu dưới hình thức nào đó, bất cứ hình thức nào.

Ước muốn được hiện hữu “trong” thân xác vật lý này biến mất khi ta đoạn trừ được lòng tham dục ởmức độ thô lậu hơn. Tuy nhiên, ước muốn được hiện hữu trong một hình thức tốt đẹp hơn, “siêu trần” hơn vẫn còn đó, như là ước muốn được hiện hữu trong những thân xác như thần tiên. Người ta coi đó là hình tướng của các vị trời trên cao. Ngay cả khi không được có thân, ta vẫn ước muốnđược hiện hữu. Người ta tin đó là sự hiện hữu vị lai của các bậc đã đạt các quả vị thiền định cao nhất; họ đã trở thành các vị trời cao cả nhất.

Mạn

Mạn kiết sử ám chỉ đến đặc tính coi mình hiện hữu như là một ai đó. Kiết sử này là sựcảm nhận từng giây phút về “cái tôi” để từ đó sinh ra quá nhiều hiểu lầm, hoang mang. Tâm luôn nghĩ “Ta…, Ta…, Ta…,” mà không hiểu rằng sự cảm nhận về“cái tôi” cũng chỉ là một trạng thái tâm vô thường và vô ngã trong quá trình tưduy. Thí dụ, tâm có thể nói, “Tôi nghe âm thanh,” nhưng với trí tuệ là chân lý, là sự hiểu biết rằng chỉ có âm thanh.

Trạo Hối

Kiết sử trạo hối (trạo cử và lo lắng) rất vi tế, không giống như chướng ngại có cùng tên. Lo lắng là tâm trạng bức rứt do tác động của các lậu hoặc vi tế nhất còn sót lại trong tâm. Lo lắng đưa đến trạo cử, khiến tâm không thể an trụ vào điều gì. Kiết sử trạo hối khiến tâm lay động giống như một tấm biển treo trước gió, vì thế nó không thể dừng lại để nhận biết sự thật về tính vô thường của bản thân. Tâm dường như luôn lo lắng vì sợ không được hiện hữu. Kiết sử này sẽ không bao giờ hoàn toàn mất đi cho đến khi hành giả đạt được Giác Ngộ viên mãn.

Vô Minh

Kiết sử vô minh ám chỉ sự mù quáng triền miên đối với bản chất của khổ, nguồn gốc của khổ, khảnăng có thể đoạn diệt của khổ và phương cách để đoạn diệt khổ. Nói cách khác là vô minh về Tứ Diệu Đế.

Mười kiết sửnày mạnh mẽ không thể tưởng được. Khi ta cảm nhận được sự có mặt của chúng, thì chúng đã sùng sục nóng như một nồi nước sôi, lúc đó ta cần nhiều nỗ lực để làm chúng nguội đi. Tại sao chúng được gọi là kiết sử? Vì giống nhưnhững sợi dây xích sắt cứng rắn chúng trói buộc ta vào khổ đau trong kiếp sống này và vào những sự tái sinh luân hồi không dừng dứt trong tương lai.

Chức năng của các sợi dây xích này rất vi tế, lắc léo, nhưng với tâm chánh niệm, chúng ta có thểbiết nó vận hành như thế nào. Hãy thử quán sát kiết sử thứ tư: dục tham. Ta biết mình có các giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Chúng ta cũng biết các căn này tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vì sự tiếp xúc không dừng giữa các căn và các trần, dục lạc có thể phát sinh, rồi lòng ham muốn hưởng thụ các dục lạc này phát khởi trong ta. Với tâm chánh niệm, ta có thể cảm nhậnđược sự phát khởi của ái dục. Nếu, vì lý do gì đó, ái dục không phát sinh, thì ta cũng nhận biết được sự thiếu vắng lòng ái dục.

Ái dục khiến ta muốn thứ này hay thứ kia, thích lúc này hay lúc khác, yêu người này hay người kia –hay môi trường, cảnh vật, âm thanh, mùi hương, vị nếm, xúc chạm, ý nghĩ. Vì tất cả những sự thích hay không thích này, tâm ta luôn hoặc là bám víu hoặc là ghét bỏ. Đáng nói hơn cả là chúng khiến ta luyến ái cuộc sống này, bám víu vào đó hay chán ghét nó. Do đó, lòng ham muốn đối với các dục lạc làm tăng thêm sức mạnh cho sợi dây xích trói buộc ta vào vòng luân hồi không dừng dứt.

Bất cứ kiết sử nào cũng có thể phát khởi ngay khi có sự tiếp xúc. Hãy xét về kiết sử thân kiến. Khi có sự tiếp xúc, một cảm thọ phát sinh mà có thể là dễ chịu, khó chịu, hay trung tính. Ngay lúc đó, ý thức về một cái ngã thường hằng phát sinh:Đó là ‘cái tôi’ khiến cho ‘tự ngã’ cảm nhận. Và ‘cái tôi’ này ở trong ‘tự ngã’ một cách thường hằng, bất biến và bền chắc. Thân kiến kiết sử trói buộc ta vào việc tìm kiếm các đối tượng dễ chịu và chống đối các đối tượng khó chịu.“Cái tôi” không hạnh phúc. Nó không thể chỉ tiếp xúc với các đối tượng dễchịu, theo như ý nó muốn. Cảnh trần bao bọc quanh ta, và không phải tất cả chúng đều dễ chịu.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể thực sự thấy rằng một cảm thọ phát sinh là vô thường -nếu ta có thể ý thức về sự phát khởi và hoại diệt của nó– ta sẽ không bám víu vào đó. Ta sẽ bước tới. Nếu ta có thể nhận thức được rằng bản chất của sự vật là vô thường, để buông xả khi chúng hoại diệt, thì tâm ta sẽ thoát được khỏi sự căng thẳng của việc phải luôn tìm kiếm các đối tượng đem lại sự dễ chịu. Nếu ta có thể duy trì chánh niệm vế tất cả các pháp sinh khởi, biết rằng chúng sẽ qua đi, thì thân kiến kiết sử sẽ không có mặt.

Hãy xét về một kiết sử khác: giới cấm thủ. Có lẽ bạn có một nghi lễ là mỗi sáng phải đốt đèn cầy và cầu nguyện để được thoát khổ. Mỗi sáng thức dậy, bạn nghĩ, “A, tôi phải thực hiện nghi lễ của mình.” Nhưng bạn không cố gắng để giảm thiểu tâm uế nhiễm bằng cách vun trồng trí tuệ, thiền định, hay các thiện pháp như là tình thương yêu. Thay vào đó, bạn bám víu vào niềm tin rằng thực hiện nghi lễ này mỗi buổi sáng chắc chắn sẽ mang đến hạnh phúc. Làm thế thì bao năm sau, dầu bạn chẳng bao giờbỏ qua một ngày thiếu ‘nghi lễ’, thì bạn cũng không đến gần hơn với Giác Ngộ.

Khi quán sát tâm với chánh niệm, ta có thể thấy các kiết sử phát sinh khi các giác quan tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cho đến khi ta đạt được giác ngộ, mỗi lần một trong sáu giác quan này tiếp xúc với đối tượng của chúng, các kiết sử sẽ phát khởi. Chánh niệm có thể giúp ta phân biệt giữa các giác quan, đối tượng của giác quan, và các kiết sử khi chúng phát khởi. Khi các kiết sử xuất hiện, ta cần sử dụng sự tinh tấn đầy chánh niệm để chế ngự chúng. Khi chúng hoại diệt, ta cũng cần chánh niệm về trạng thái này, và khi chúng không có mặt, ta cũng phải nhận thức về trạng thái đó nữa.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.