Luật Âm-Dương Tuần Hoàn Trong Trời Đất

TINH BA MẦU NHIỆM CỦA ĐẤT TRỜI

( Luật Âm-Dương tuần hoàn trong trời đất )

******Bài giảng này được ghi lại từ pháp âm của cố HT Thích Thông Bửu người thừa kế Tổ Đình Quán Thế Âm của cố HT Thích Quảng Đứctại thành phố Hồ chí Minh /VN.

……. Lời tâm sự của người được may mắn ghi lại các pháp âm của những cố danh sư.

Từ thuở nhỏ, mãi đến 50 tuổi đời, người ghi lại các bài pháp âm mới được đến chùa và biết chút ít về Phật pháp và chỉ có cơ hội được nghe băng giảng, pháp âm từ khi hơn 60 tuổi vì vậy trong quãng đời còn lại người ghi lại đã dành hết thì giờ để chăm chú lắng nghe, ghi lại những điều mà mình chưa bao giờ dược nghe nay được nghe hầu cống hiến cho thân hữu có cùng cảnh ngộ. Thiết nghĩ đây cũng là một duyên may vào cuối đời để bòn mót chút Phước Đức cho kiếp sau, mong rằng đây sẽ là món quà hữu ích vì đã được duyên gặp người truyền thừa từ mạng mạch Tăng già dạy lại, nhất là Cổ Đức thường nói PHẬT PHÁP NHẤT THỜI, có nghĩa là khi nào ta có cơ hội được nghe Phật Pháp là do duyên may đến với ta.

Theo Đạo Khổng, ngày cuối đời Khổng Tử đã thốt ra

“DƯ DỤC VÔ NGÔN,
THIÊN HẠ VÔ NGÔN
TỨ THỜI HÀNH YÊN,
BÁCH VẬT SINH YÊN,
THIÊN HẠ NGÔN TAI”

Dịch là:

Ta không muốn nói,
Trời có nói gì đâu
Bốn mùa qua lại,
Vận hành đều đều,
Trăm năm nảy nở,
Trời có nói gì đâu

Hoặc một thiền sư nói về lý sắc không như sau:

Vốn từ không tịch , huyễn bào sinh
Như ánh trăng suông hiện ảo hình
Vầng trăng tròn khuyết lu rồi tỏ
Mặc tình sinh hoá , hoá rồi sinh

Trở về Luật Âm Dương , theo Cố Hoà Thượng Thông Bửu:

Vào đêm giao thừa, lúc không giờ tiết trời giao thoa gồm 3 Âm và 3 Dương không khí trong lành nhất người thở được không khí đó chẳng bao giờ biết mệt, chính vì vậy mà dù có đi suốt đêm giao thừa ta cũng không bị đau ốm.

Cũng thế vào đêm rằm tháng tám (Tết nhi đồng hay còn gọi là Tết Trung Thu) khi mặt trăng lên là lúc đó khí trời gồm 3 Dương và 3 Âm, ta cần đem những đứa trẻ ấu niên (từ 4 T đến 13 T) hít thở vui đùa dưới đêm trăng còn hơn uống bao nhiêu thang thuốc bổ, nếu nhỡ trời có mưa cũng cần đem chúng đứng dưới hiên thôi cũng được hưởng lợi lạc, tăng trưởng sức khỏe, trí óc minh mẩn. Đó là lý do người xưa tạo ra bánh và đèn lồng để trẻ em thức khuya nô đùa đi dưới đêm tăng mà không đòi về ngủ sớm.

Riêng những người vừa đến 70 tuổi gọi là NHI TRÙNG TÂM cũng cần sống lại giây phút thần tiên của thời ấu niên nhất là những người vì hoàn cảnh không thể có những ngày êm đềm tươi trẻ bên bạn bè cùng tuổi.

Trăng tròn trên vòm trời
Trăng tròn trong lòng chúng ta

Còn vào ngày mùng năm tháng năm còn gọi là ngày giết sâu bọ hay ngày của Thầy thuốc vì gồm 6 Dương, 0 Âm, ngày rất nóng côn trùng bị đốt cháy, cây lá đều dương được hít thở tia hồng ngoại từ ánh sáng mặt trời, nên dù có phơi nắng đi giữa trưa cũng không hề bị đau ốm và nhất là nếu ta được uống được những loại lá thuốc hái về trong ngày nầy thì công hiệu dược tính bội phần. Rồi đến ngày Đông Chí 5 Âm 1 Dương vào nữa đêm những người tu luyện nếu nhận được điểm dương này sẽ hít được cái tinh tuý và trí óc thật sáng tỏ.

Do đó người luyện linh dược hay các pháp tu bí truyền thường chọn vào đêm khuya bắt đầu Đông Chí.

Người ghi lại xin tóm tắt vài quan điểm rãi rác đó đây trong bài giảng để làm câu kết luận Như vậy Sương sớm mưa chiều, ánh nắng tia hồng ngoại ánh trăng đều cùng một thẻ chất, đều cùng mang trong nó một nguồn sống .và sự sống luôn luôn tồn tại bởi lẽ trong mỗi một nguyên tử tạo nên chúng vẫn tiềm năng một luồng điện âm dương. Nguồn sống tràn lan bất đoạn siêu việt cả không gian và thời gian, mọi sự mọi vật viên dung vô ngại giống như đạo lý chủ yếu của kinh Hoa Nghiêm dạy người đời phải tuân theo lẽ biến dịch tuần hoàn của vũ trụ mà đặc tính của nó là sinh thành và chuyển hoá không ngừng theo lý trùng trùng duyên khởi.

Và xin được kết thúc bàng bốn câu kệ của Thiền Sư Vô Ngôn:

Hoa Xuân muôn đoá bóng trăng Thu
Hạ có gió vàng Đông tuyết pha
Tuyết nguyệt phong ba lòng chẳng chấp
Mỗi mùa mỗi thú mặc tình chơi

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.