Mũ Ni Che Tai

Thành ngữ này , không hiểu sao từ lúc 12 tuổi khi đi học thêm các lớp để dự tuyển vào các trường công lập nỗi tiếng như Gia Long, Trưng Vương, Petrusky …. Ông thầy dạy Toán tôi thường kể nhiều câu chuyện mà khi nào cuối cùng Ông cũng kết luận, MŨ NI CHE TAI nhé, nghe thì nghe mà hiểu thì chắc bọn tôi lúc đó được bao người hiểu Ông muốn nói gì và cứ nghĩ rằng Thầy mình không có con cái nên Ông muốn truyền lại vài kỷ niệm đời của Ông cho đám học sinh vậy thôi, hơn nữa tôi lại là dân Nam kỳ đặc mà Mũ ni là ngôn ngữ của dân miền Bắc nên nghe thì cứ nhớ trong đầu cho tới thật nhiều năm …

Mãi tới khi định cư tại nước thứ ba, nơi có mùa đông thật lạnh, tôi mới biết được mũ ni là loại nón len được đan có hai chụp vào hai lỗ tai cho ấm khỏi bị gió làm ù tai, nhưng yếu nghĩa của toàn câu thì mãi đến thời gian gần đây khi đam mê sưu tầm tiểu sử các danh nhân tôi mới thấm thía câu nói của Thầy dạy toán ngày xưa …

Cái đam mê này tôi cũng mới có sau khi được đọc qua kinh Hoa Nghiêm đoạn Thiện tài đồng tử đi tìm các thiện hữu tri thức mà học hỏi, ngày nay khó gặp được các bậc Cao Tăng thôi thì tôi cứ tìm đọc hết các tiểu sử của danh nhân may ra thu thập được gì kinh nghiệm cho mình vào thế hệ hiện đại này chăng nhất là mình đã quá trễ, thế hệ 5 X .. và may thay trong tạp chí Văn Học Phật Giáo 128, trong một bài viết về một triết gia và một nhà nghiên cứu Phật học nổi tiếng của thế kỷ 20, tác giả Vũ thế Ngọc đã giúp tôi tìm lại ý nghĩa trọn vẹn của từ Mũ ni che tai mà tôi tạm tóm tắt để các bạn cùng tham khảo và có đồng ý với những gì tác giả đã trình bày không, riêng tôi thì đúng là bài học đời mà Thầy toán tôi muốn dạy cho chúng tôi dù lúc ấy chúng tôi rất trẻ nhưng sẽ rất có ích khi lớn lên một khi nó đã được huân sinh và sau này sẽ huân
trưởng trong a lại da thức

Xin cám ơn Thầy và tác giả Vũ thế Ngọc, sau đây là những điều tôi tóm tắt từ bài viết ấy

Edward Conze ( 1904- 1979)

Một triết gia, nhà Phật học danh tiếng của thế kỷ 20
Có trong mình 3 dòng máu quý phái đó là: Đức, Pháp, Hoà Lan
Thông thạo 14 sinh ngữ trong đó có tiếng Phạn Sanskrit
Trong thế giới Tây Phương người ta đã so sánh ông với Ngài Cưu Ma La Thập hay Ngài Huyền Trang trong việc phiên dịch và ông tu Thiền rất nghiêm nhặt
Vẫn theo tác giả Vũ thế Ngọc mặc dù những lời tuyên bố của Ông mà những ai đã học Phật hay nghiên cứu Phật pháp đều phải nhớ đời như: “NGƯỜI THUẦN TUÝ NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO, nếu không có KINH NGHIỆM CHỨNG NGHIỆM thì với sự thành thạo văn bản tờ a, tờ b, thì khả năng đó của anh chỉ có thể là nhà SƯU TẦM KINH SÁCH thế thôi ”
Hoặc :
“Mặc dù Bạn có thể BỊ HẤP DẨN VÔ CÙNG VÌ TRIẾT LÝ THÂM VIỄN CỦA ĐẠO PHẬT nhưng Bạn chỉ có thể THẤU HIỂU GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA ĐẠO PHẬT khi bạn nhận ra được KẾT QUẢ CỦA NÓ GÂY RA TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY CỦA CHÍNH BẠN”

Thế nhưng Ông đã phạm vào một bài học của đời dạy là đừng bao giờ chạm đến những định chế cấm kỵ ( anh ngữ là Taboo) như buộc mình phải khoá miệng đó là:

***Suốt đời một người thông minh và đã có danh vọng thì KHÔNG BAO GIỜ nên phát biểu cảm tưởng chân thật của mình trước công cộng

******Thiên hạ phần lớn nếu KHÔNG SỐNG ĐƯỢC HAI MẶT thì cũng xin ĐỘI MŨ CHE TAI, hoặc tránh né KHÔNG DÁM ĐỘNG ĐẾN CÁI GỌI LÀ P.C ( anh ngữ là Political correctness) có nghĩa là dù có cạy miệng để nói ra rằng anh ưa hay ghét nhà thờ hay tu sỉ thì cũng không nói

Vũ thế Ngọc trích trong VH PG 128

Và đây là một vài nghĩa đã được thu thập từ trên mạng
———————–
Giải thích Thành ngữ – Tục ngữ

(Ý nghĩa của câu thành ngữ nói về thái độ bàng quang, tiêu cực, gác bỏ ngoài tai mọi sự đời, trốn tránh đấu tranh.)

Chuyện kể:

Xưa có hai vợ chồng con chiền chiện làm tổ ở tai ông sư. Vốn tâm niệm không sát sinh nên ông sư cứ để cho chiền chiện sống ở đó. Được ít lâu chiền chiện đẻ ra một chiền chiện con.

Một hôm, chiền chiện mẹ bay đi kiếm ăn. Lúc trở về qua hồ sen, chiền chiện ngỡ trong hoa sen có sâu bọ, bèn bay vào kiếm thức ăn thì bấy giờ trời đã tối, cánh hoa sen cụp lại, chiền chiện không sao ra được, phải nương náu trong hoa.

Đêm ấy, chiền chiện bố ở tổ một mình, bị con cào cào nó đánh chiếm tổ, vô tình thế nào cào cào đè gẫy mất chân chiền chiện con.

Sáng ra, hoa sen nở, chiền chiện mẹ bay về tổ. Chiền chiện bố vừa giận, vừa ghen, quát tháo mắng ầm cả lên rằng:

– Con kia! Đêm qua mày ăn nằm với ai, để ở nhà cào cào nó vào nó phá, nó làm gẫy chân con…

Chiền chiện mẹ nghe nói vội nhảy ra đứng ở vành tai ông sư om sòm chửi cào

cào rằng:

– Mày làm thế nào cho chân con bà lành lại thì làm. Nếu mày để cho chồng bà đánh mắng bà thì mày chết với bà.

Cào cào bay lại đậu lên vành tai bên kia ông sư mà mắng lại rằng:

– Mày nấu cơm không lành, canh không ngọt cho chồng mày, nó đánh mắng mày chứ việc gì đến tao.

Rồi hai con hăng lên, đánh nhau toán loạn, chửi rủa nhau đến cùng, làm ông sư đinh tai nhức óc, không sao chịu được.

Có người đến bảo ông sư rằng:

– Nhà chùa không nỡ vứt cái tổ chim đi thì chụp cái mũ lên đầu, chúng cứ cãi nhau nữa cũng chẳng hề gì.

Ông sư nghe nói phải mới nhờ bà vãi đan cho một cái mũ len có cái diềm rộng.

Bà vãi đan xong cái mũ này làm ngơ được mọi điều trong thiên hạ thì gọi nó là mũ ni.

Thế rồi mỗi lần vợ chồng chiền chiện và cào cào cãi nhau, ông sư nọ lại lấy cái mũ ra đội vào, cẩn thận che kín cả hai tai và sau gáy lại, rồi a di đà Phật, “mũ ni che tai, mũ ni che tai”.

Cũng vì không bỏ tổ chim, cứ để nó làm tổ tai mình nên chẳng bao lâu nhà sư ấy đắc đạo. (1)

Cái sự cãi nhau mà lại ở ngay tai người khác mà người ấy vẫn làm ngơ được chẳng qua là nhờ cái mũ ni che tai. Thế mới hay, thờ ơ bàng quan lại được thăng chức là điều thật vô lý. Cái thói như thế, người đời còn gọi là “dĩ hòa vi quý”.

Theo Đi tìm điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – NXB Thông tấn

(1) Theo truyện “Vợ chồng con chiền chiện và ông sư” Nguyễn Văn Ngọc – NXB Văn học, 2003.

https://www.sachhayonline.com/tua-sach/giai-thich-thanh-ngu-tuc-ngu/mu-ni-che-tai/1922
————–
Câu trả lời hay nhất: giải nghĩa từ “ni” thì mình ko rõ lắm, nhưng thành ngữ “mũ ni che tai” theo như mình biết thì các vị sư tu hành thường dùng chiếc mũ gọi là mũ ni để đội bịt kín cả tai với dụng ý ko màng đến thế sự trần gian để chuyên tu về phật pháp
https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100219045619AA5QmMK
————————————————
Mũ ni che tai
ví thái độ bàng quan, tiêu cực, gác bỏ ngoài tai mọi sự đời.
http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/M%C5%A9_ni_che_tai

Giờ đây khi được tham khảo với chị bạn thân và đã được chị kể cho nghe những lời dạy của bố chị, một nho gia một triết gia, tôi đã học được lời giảng dạy thâm sâu và khắc cốt ghi tâm để sống với những ngày còn lại dù không biết là bao lâu …..

“Mũ ni che tai là gác bỏ ngoài tai, sống khôn nhất trên đời là dùng mũ ni che tai chỉ quan sát chứ không hành động, không để cho cái tôi của mình chế ngự mình vì một khi mình đứng ngoài thì rất sáng suốt nhưng khi mình tham gia, dự phần vào thì sẽ không tránh được chủ quan háo thắng, “….

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.