Mười ba điều cần đưa vào thực hành

Cố gắng giúp đỡ những người không có khả năng cũng là một sự bận tâm khác.

Nếu bạn chưa hoàn toàn nhận ra tâm không sinh tuyệt đối, nghĩ về việc giúp đỡ người khác đơn giản sẽ làm bạn xao lãng và là một chướng ngại cho thực hành.

Đừng cố làm người khác lợi lạc khi con chưa sẵn sàng.

Một vị Bồ Tát đã thực sự nhận thấy bản tính không sinh tuyệt đối của mọi hiện tượng sẽ không nghĩ về những hạnh phúc của bản thân dù chỉ một giây. Nhưng nếu bạn chưa nhận ra bản tính tuyệt đối, cái bạn gọi là làm lợi lạc người khác chỉ làm bạn thêm bận rộn. Thực tế là, bạn sẽ chỉ tạo ra những khó khăn cho bản thân. Có một thành ngữ:

Giải thoát bản thân với với sự giác ngộ,
Giải thoát người khác với lòng từ bi.

Bởi vậy, nếu bạn thực sự muốn làm người khác lợi lạc, bước đầu tiên là chính bạn đạt được sự giác ngộ. Đầu tiên bạn cần phát triển tâm mình, nếu không bạn sẽ không thể giúp đỡ người khác. Không thể cho người khác nước nếu bạn không có một bình nước trong người. Nếu nó trống rỗng, bạn chỉ có thể làm bộ rót nước, nhưng chẳng có giọt nào chảy ra. Hãy lấy một ví dụ khác, khi một người thắp đèn bơ, sử dụng một ngọn đèn đã cháy trước, ngọn đèn đó phải đầy và cháy đượm để có thể đốt các ngọn khác. Vì thế bạn cần có một mong ước chân chính giúp đỡ người khác và với thái độ đó, hãy tinh tấn thực hành để những kinh nghiệm và sự giác ngộ có thể phát triển. Đó là nguyên nhân đoạn văn gốc nói rằng:

Nếu con muốn làm lợi lạc người khác mà không cần nỗ lực, hãy thiền định về bốn phẩm tính vô hạn.

Để thực sự làm lợi lạc người khác, bạn cần có một tâm bồ đề hoàn hảo trong chính mình. Khi bạn đã có nó, bạn không cần phải nghĩ về việc giúp đỡ người khác hay cố gắng làm điều đó. Mọi thứ sẽ xảy ra một cách tự nhiên. Điều quan trọng giúp đỡ bạn phát triển tâm bồ đề quý giá là thiền định về bốn phẩm tính vô hạn: tình thương [từ], mong muốn mọi chúng sinh được hạnh phúc và có khởi nguồn của hạnh phúc; lòng bi mẫn [bi], mong ước mọi chúng sinh thoát khỏi đau khổ và nguồn gốc của đau khổ; niềm vui đồng cảm [hỷ], mong muốn mọi chúng sinh người đã hạnh phúc thì sẽ tiếp tục như vậy và thậm chí hạnh phúc hơn; và sự không thiên vị [xả], mong ước sẽ đến với mỗi người và mỗi chúng sinh mà không khác biệt, dù họ thân thiết với chúng ta hay là người xa lạ. Chúng ta gọi đó là bốn phẩm tính vô hạn vì bốn lý do. Đầu tiên, lợi ích của chúng là vô hạn. Thứ hai, số lượng chúng sinh mà chúng hướng đến là vô hạn, vì chúng sinh thì nhiều như hư không. Thứ ba, những phẩm tính của giác ngộ, kết quả có được từ thiền định về chúng là vô hạn. Thứ tư, thái độ chúng ta có khi vun bồi chúng là vô hạn. Như một hạt giống được trồng xuống đất, cày xới, tưới nước, được bón phân và có ánh sáng mặt trời thích hợp sẽ tự nhiên cho những vụ mùa bội thu, nếu bạn thiền định một cách chân thành và sâu sắc về những điều này, bồ đề tâm cao quý sẽ đến với bạn. Khi bạn đã rèn luyện tâm mình và trải nghiệm bồ đề tâm, thậm chí nếu bạn không có nhiều đệ tử và thị hiện làm lợi lạc cho họ, dù bạn làm gì trực tiếp hay gián tiếp đều làm lợi lạc cho người khác. Bởi vậy luôn giữ trong tâm rằng cách tốt nhất để làm lợi lạc người khác là thiền định về bốn phẩm tính vô hạn.

Nếu con đã được rèn luyện về bồ đề tâm, không gì con làm mà gạt ra hạnh phúc của người khác.

Bất kỳ ai đã có lòng bi mẫn như vậy sẽ không bị hại bởi những người bạo lực và những sinh linh xấu; hơn nữa, người đó có thể đưa họ vào con đường giải thoát.

Nếu con sợ hãi ba cõi thấp trong đời tương lai, hãy tránh xa mười ác hạnh.

Bạn cần được thuyết phục rằng bạn sẽ có những đời tương lai mà trong đó bạn chờ đợi cái nóng và lạnh của địa ngục, đói và khát của loài ngạ quỷ, cảnh nô lệ và bị giết hại của loài súc sinh. Nếu muốn tránh những tình trạng khổ đau như vậy, bạn cần tránh mười ác hạnh và tìm ra phương pháp đối trị cho năm độc trong cuộc đời này. Nếu bạn làm ai dịu sự giận dữ, bạn sẽ không sinh vào địa ngục. Nếu bạn có thể làm giảm sự gắn bó, bạn sẽ không sinh làm loài ngạ quỷ. Nếu bạn có thể làm giảm sự hoang mang, bạn sẽ không sinh làm loài súc sinh. Việc bạn có thể tránh mười ác hạnh và thực hành mười thiện hạnh là hoàn toàn trong tầm tay bạn. Nếu bạn có thể làm như vậy, bạn sẽ chẳng thể sinh vào ba cõi thấp. Nhưng nếu bạn không cẩn trọng, và bạn dính vào những ác hạnh và không thể vun bồi các thiện hạnh, thì khi bạn chết, bạn sẽ vô vọng mà rơi xuống những cõi thấp như hòn đá ném xuống vực sâu. Vì vậy

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.