Tìm Hiểu Về Đạo Phật – Tôn Giáo Từ Bi Và Trí Tuệ

ý nghĩa của phật giáo

5. Tái sinh

Đức Phật đã nhớ về những kiếp quá khứ của mình. Ngay cả ngày nay, nhiều nhà sư, ni cô và những người khác cũng nhớ cuộc sống quá khứ của họ. Một trí nhớ như vậy là một kết quả của thiền định sâu xa. Đối với những người nhớ cuộc sống quá khứ của mình, Tái sinh là một thực tế đã được thiết lập và đặt cuộc sống này trong một quan điểm có ý nghĩa.

Luật Nghiệp chỉ có thể được hiểu trong khuôn khổ của nhiều kiếp, bởi vì đôi khi nó mất nhiều thời gian để “sinh hoa kết trái”. Như vậy, Nghiệp và Tái sinh đưa ra một lời giải thích hợp lý cho những bất bình đẳng hiển nhiên của sự ra đời: Tại sao một số người được sinh ra trong sự giàu có trong khi những người khác sinh ra trong nghèo đói thảm hại. Tại sao một số đứa trẻ bước vào thế giới này với sự khỏe mạnh trong khi những đứa trẻ khác lại biến dạng và bệnh tật…Những quả của Nghiệp xấu không phải là một hình phạt đối với hành động tội ác mà đó là những bài học để học hỏi và thay đổi lối sống tích cực hơn.

Sự tái sinh không chỉ diễn ra trong phạm vi của con người. Kinh điển ghi rằng, thế giới của con người chỉ là một trong số nhiều cảnh giới khác nhau. Có rất nhiều cõi trời khác biệt và những cõi thấp hơn, những cảnh giới của loài vật và cõi của những bóng ma (cõi Ngạ quỷ).

Điều này giải đáp thắc mắc cho câu hỏi được đặt ra bởi những người không tin vào thuyết tái sinh: “Làm sao có thể sinh con khi số người hiện tại nhiều hơn so với 100 năm trước?” Câu trả lời là mọi người đến từ nhiều cõi khác nhau.

Hiểu rằng chúng ta có thể đến và đi giữa các cõi khác nhau, cho chúng ta sự tôn trọng và lòng trắc ẩn đối với những sinh mệnh trong những cõi mà chúng ta có thể tương tác như động vật.

6. Không có Đấng Tạo Hóa

Đức Phật tin rằng, không có vị Thánh, Thần linh hay bất kỳ loại hữu thể nào khác có quyền can thiệp vào kết quả Nghiệp của một người. Do đó, Phật giáo dạy cho cá nhân tự chịu trách nhiệm về số phận của mình.

Ví dụ, nếu bạn muốn giàu có thì hãy làm việc siêng năng, trí tuệ và tiết kiệm, hoặc nếu bạn muốn người khác đối xử tốt với mình thì hãy luôn luôn tử tế với mọi người. Không có vị Thánh nào yêu cầu những ân huệ, hay nói một cách khác, không có tham nhũng, hối lộ nào có thể xảy ra trong hoạt động của Nghiệp.

Phật tử có tin là Đấng tối cao đã tạo ra vũ trụ không? Trước tiên họ sẽ hỏi bạn, ý bạn là vũ trụ nào? Vũ trụ hiện tại, từ thời điểm “Big bang” đến nay chỉ là một trong vô số hàng triệu vũ trụ học của Phật giáo. Đức Phật đã ước tính tuổi của một chu kỳ vũ trụ vào khoảng 37.000 triệu năm, điều này khá hợp lý khi so sánh với phát hiện của vật lý thiên văn hiện đại và thuyết đa vũ trụ mà các nhà khoa học đang nghiên cứu.

Theo Đức Phật, không có ai là Đấng Cứu Thế, bởi vì tất cả đều phải tuân theo Luật nhân quả. Ngài chỉ có thể hướng dẫn con đường Chân lý để người khôn ngoan có thể nhìn thấy nó cho mình. Mọi người phải chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình, nguy hiểm là phải đưa trách nhiệm đó cho người khác.

7. Không có linh hồn

Đức Phật dạy rằng, không có linh hồn, không có bản chất thiết yếu và vĩnh viễn trong một thực thể tồn tại. Thay vào đó, cái mà chúng ta gọi là “thực thể tồn tại”, con người hay những thứ khác, có thể được xem là một sự kết hợp tạm thời của nhiều yếu tố, nhiều hoạt động để tạo ra cái mà chúng ta gọi là “thực thể tồn tại”, nhưng sau khi các phần riêng biệt và các hoạt động ngừng lại thì nó không còn được gọi là “thực thể tồn tại” nữa.

Giống như một chiếc xe đạp được lắp ráp nhiều thành phần, chỉ khi nó hoàn thành và thực hiện các nhiệm vụ chặt chẽ thì nó mới được gọi là “chiếc xe đạp”, nhưng sau khi các bộ phận được tách rời và các hoạt động ngừng lại thì nó không còn được gọi là “chiếc xe đạp”. Không có bản chất vĩnh cửu nào được tìm thấy mà chúng ta có thể thực sự gọi là “chiếc xe đạp”, do đó, không thể tìm thấy cốt lỗi cố định cần thiết mà chúng ta có thể gọi là “linh hồn”.

Ảo tưởng về một linh hồn là nguyên nhân gốc rễ của mọi khổ đau của con người. Ảo tưởng về “linh hồn” biểu hiện như “cái tôi”, và bản năng tự nhiên không thể ngăn cản của nó là kiểm soát. “Cái tôi lớn” muốn kiểm soát mọi thứ xung quanh nó. Nó cố gắng kiểm soát mọi thứ để thỏa mãn cơ thể vật lý và tinh thần.

Sự kiểm soát như thế sẽ dẫn đến tham lam, tức giận, và thiếu sự hòa bình bên trong lẫn sự hòa hợp bên ngoài. Mục đích của nó là tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình mà không quan tâm đến đau khổ của những cá thể khác. Nó mong muốn sự hài lòng cho bản thân nhưng nó thường kinh nghiệm sự không hài lòng. Những đau khổ sâu xa như vậy không thể chấm dứt cho đến khi ai đó nhìn thấy “tính vô ngã” trong vạn vật.

Thiền Trong Phật Giáo

Thiền là một thực hành trọng tâm của Phật giáo. Nó là một phương pháp để hiểu và làm việc trên tâm trí của chúng ta. Trước tiên chúng ta học để xác định các trạng thái tinh thần khác nhau được gọi là “ảo tưởng”, và học cách phát triển trạng thái tinh thần hòa bình và tích cực hoặc “trí tuệ đạo đức”.

Trong lúc hành thiền, chúng ta vượt qua những ảo tưởng của bản thân bằng cách khai mở tâm sáng suốt. Chúng ta cố gắng duy trì những tư duy tích cực mà chúng ta đã phát triển và sử dụng sự khôn ngoan để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Khi tư duy chúng ta trở nên tích cực hơn, thì hành động sẽ mang tính xây dựng hơn, và kinh nghiệm sống của chúng ta sẽ có lợi cho bản thân và người khác.

Bất cứ ai cũng có thể học những kỹ thuật thiền cơ bản và kinh nghiệm những lợi ích to lớn, nhưng để tiến bộ vượt ra ngoài thiền định đòi hỏi phải có đức tin trong Tam Bảo – Phật, Pháp và Tăng. Thông thường người ta phát hiện ra điều này một cách tự nhiên khi họ trải nghiệm những lợi ích của việc thực hành thiền.

Những lời dạy của Đức Phật cho thấy một con đường dẫn đến đến hạnh phúc lâu dài. Bằng cách đi theo con đường này, bất cứ ai cũng có thể dần dần biến đổi tâm trí của mình từ trạng thái bối rối và tự tâm vào tâm hồn hạnh phúc của một vị Phật.

Con Đường Hạnh Phúc Bền Vững

Như Geshe Kelsang nói trong cuốn sách nổi tiếng của mình, “Tám Bước Để Hạnh Phúc”:

Mọi sinh vật điều có tiềm năng trở thành Phật, một người đã hoàn toàn thanh lọc tâm trí về mọi lỗi lầm và những giới hạn đã mang tất cả những phẩm chất tốt đến sự hoàn hảo. Tâm trí của chúng ta giống như một bầu trời đầy mây, trong bản chất rõ ràng và tinh khiết nhưng u ám bởi những đám ảo tưởng.

Giống như đám mây dày nhất cũng bị phân tán, nên những ảo tưởng nặng nề nhất cũng có thể được xóa khỏi tâm trí chúng ta. Những ảo tưởng như hận thù, tham lam, và vô minh không phải là một phần nội tại của tâm trí. Nếu chúng ta áp dụng các phương pháp thích hợp thì chúng có thể được loại bỏ hoàn toàn, và chúng ta sẽ trải nghiệm hạnh phúc tối cao của sự khai sáng trọn vẹn.

Sau khi đạt được giác ngộ, chúng ta sẽ có tất cả những phẩm chất cần thiết cho hạnh phúc lâu dài như: Tình yêu và từ bi phổ quát, sự khôn ngoan tri thức và sức mạnh tinh thần vô tận, dẫn dắt tất cả chúng sinh đến cùng một địa vị cao cả. Đây là mục tiêu cuối cùng của Phật giáo.

Khi đọc đến đây thì chắc mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi Phật giáo là gì rồi chứ? Hãy xem những bài viết khác trên Hoa Sen Phật để hiểu rõ hơn về tôn giáo này nhé. Đạo Phật là một tôn giáo hoà bình, trí tuệ và lòng từ bi là 2 yếu tố quan trọng nhất.

https://hoasenphat.com/kien-thuc-phat-giao/tim-hieu-ve-dao-phat-ton-giao-tu-bi-va-tri-tue.html

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.