Kim Cương Bát Nhã Luận – Quyển 2

Thế nào là lìa kiêu mạn? Như kinh nói: Nếu Bồ-tát nói như vầy: v.v… Đây làm sao có thể nhận biết? Nếu khởi niệm: Ta đã hóa độ chúng sinh, đưa họ đến giải thoát. Ta là Bồ-tát, nên biết đó là kiêu mạn, không phải là Bồ-tát thật nghĩa. Vì để hiển thị điều ấy, nên kinh nêu: Thế nên Như Lai nói tất cả pháp là không chúng sinh. Nếu Bồ-tát có niệm về chúng sinh, tức không được diệu thân, đại thân.

Vì bậc kia, trên là cầu đạt Phật địa, hợp với việc làm thanh tịnh cõi nước theo Tam-muội, nên kinh nói: Nầy Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát nói: Ta sẽ thành tựu việc làm trang nghiêm cõi nước, tức chẳng phải là Bồ-tát. Nghĩa nầy là ở trong hành chánh cùng thấy. Vì để đoạn dứt điều ấy, nên an lập đệ nhất nghĩa, kinh viết: Tức chẳng phải là làm trang nghiêm, Như Lai nói là làm trang nghiêm cõi nước.

Lại, kinh viết: Nầy Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát tin hiểu pháp vô ngã v.v… Pháp vô ngã: Ở đây nói là 2 thứ vô ngã:

1. Người vô ngã.

2. Pháp vô ngã.

Lại, kinh viết: Như Lai nói là Bồ-tát v.v… Bồ-tát là ở trong hai thứ vô ngã kia, đạt hai thứ chánh giác.

Ở đây là hiển thị những gì? Nếu nói Ta thành tựu tức là ngã chấp giữ về nhân. Làm trang nghiêm cõi nước: Là ngã chấp giữ về pháp, tức đây không phải là Bồ-tát.

Vì để làm rõ kiến, trí thanh tịnh đầy đủ, nên kinh nêu: Nầy Tu-bồ-đề! Ý của Tôn giả thế nào? Như Lai có nhục nhãn chăng? v.v… Như Lai không chỉ có tuệ nhãn, vì khiến cho tri, kiến thanh tịnh hơn hẳn, nên hiển thị có 5 thứ mắt (nhãn). Nếu khác với đây, tức chỉ cầu tuệ nhãn nhận thức thanh tịnh. Ở đây, lược nói có 4 thứ mắt:

1. Sắc gồm thâu.

2. Đệ nhất nghĩa đế gồm thâu.

3. Thế đế gồm thâu.

4. Hết thảy loại, tất cả nên nhận biết gồm thâu.

Sắc gồm thâu lại có 2 thứ: 1. Quả của pháp. 2. Quả của tu.

Đây là năm mắt. Là cảnh giới thô, là sắc gồm thâu thứ nhất.

Do trí lực của đệ nhất nghĩa, nên thế trí không điên đảo cùng chuyển. Do đó, đệ nhất nghĩa đế gồm thâu ở trước. Ở đây, vì người thuyết giảng pháp, nếu pháp ấy đã vì người kia nên thiết lập, thì trí này gọi là pháp nhãn. Hết thảy nên nhận biết, hợp với tất cả loại nơi trí không công dụng, gọi là Phật nhãn. Những thứ đó gọi là kiến thanh tịnh. Như kinh nói thí dụ về Hằng hà v.v… Từng ấy thứ tâm trụ hiện có, Ta thảy đều nhận biết v.v…, đây là trí thanh tịnh.

Trong đó, tâm trụ: Nghĩa là tâm của ba đời.

Từng ấy thứ: Nên biết là có hai loại: Là nhiễm và tịnh. Tức là tâm cùng dục và tâm lìa dục.

Đời: Nghĩa là các phần như quá khứ v.v…

Ở trong hai thứ ấy, an lập đệ nhất nghĩa, nên kinh viết: Tâm trụ, tức là chẳng phải trụ, cho đến tâm quá khứ chẳng thể thủ đắc v.v…

Ở đây, tâm quá khứ chẳng thể thủ đắc: Là đã diệt.

Vị lai: Là chưa có. Hiện tại: Là đệ nhất nghĩa. Vì nên nhận biết hợp với chứng đắc, nên an lập kiến để giáo hóa các chúng sinh. Chúng sinh ấy tâm tịch tĩnh, nên an lập trí. Ở trong trí thanh tịnh đó, nói tâm trụ, tức chẳng phải tâm trụ. Như vậy, trong kiến tịnh, vì sao không nói mắt tức phi v.v… Là do một trụ xứ, nên kiến, trí tịnh, sau mới an lập đệ nhất nghĩa, tức đầu tiên cũng được thành tựu. Vì phước tự tại đầy đủ, nên kinh viết: Tam thiên đại thiên thế giới nầy v.v…

Ở đây cũng an lập đệ nhất nghĩa, nên kinh viết: Nầy Tu-bồ-đề! Nếu như tụ phước có thật v.v…

Ở trong thân gồm đủ là tướng hảo đầy đủ, nên kinh nói: Nầy Tu-bồ-đề! Ý của Tôn giả thế nào? Có thể dùng Sắc thân thành tựu để thấy Như Lai chăng? v.v…

Trong đây, cũng do an lập đệ nhất nghĩa, nên kinh nói: Như Lai nói là phi thành tựu.

Vì tướng thân đầy đủ, nên kinh nêu: Nầy Tu-bồ-đề! Ý của Tôn giả thế nào? Có thể dùng tướng đầy đủ để thấy Như Lai chăng? v.v… Vì ngôn ngữ đầy đủ, nên kinh viết: Nầy Tu-bồ-đề! Ý của Tôn giả thế nào? Tôn giả cho là Như Lai suy niệm: Ta đã thuyết pháp v.v… Ở đây, để an lập đệ nhất nghĩa, nên kinh nêu: Như Lai thuyết pháp, thuyết pháp là v.v…

Ở trong tâm đầy đủ là niệm xứ, nên kinh viết: Thế Tôn! Từng có chúng sinh nơi đời vị lai, nghe nói về pháp nầy v.v… Xứ ấy, ở trong các chúng sinh là hiển thị như niệm xứ của Đức Thế Tôn.

Pháp kia không phải là chúng sinh: Là đệ nhất nghĩa.

Phi không là chúng sinh: Là thế đế.

Người ấy tức là hy hữu bậc nhất: Là hiển bày việc nói về đệ nhất nghĩa, là không chung và tương ưng. Văn ở đây như trước đã nói.

Ở trong tâm đầy đủ đó, là chánh giác, nên kinh viết: Lại có pháp để Như Lai, ở nơi đạo quả Bồ-đề Vô thượng đắc Chánh giác chăng? v.v…

Trong đó, không có pháp: Là lìa lỗi lầm của kiến hữu. Đã hiển thị về Bồ-đề cùng đạo Bồ-đề, ở đây lại hiển bày về Bồ-đề, có 2 nhân duyên:

1. Nói về A-nậu-đa-la (Vô thượng).

2. Nói về Tam-miệu-tam-phật-đà (Chánh đẳng Chánh giác).

Ở đây, kinh nói: Vi trần nhận là pháp là không thể được, không thể có: Đấy là nói về A-nậu-đa-la. Đây là hiển thị về tự tướng của Bồ-đề, là tướng giải thoát của Bồ-đề.

Trong kia, không có vi trần nhận là pháp có thể tánh. Thế nên cũng không thể đạt được, cũng không thực có, nên biết.

Kinh viết: Lại nữa, nầy Tu-bồ-đề! Pháp ấy bình đẳng: Là nói về Tam miệu tam Phật đà, hiển thị Bồ-đề là tướng người bình đẳng.

Ở đây, bình đẳng: Là do pháp Bồ-đề, nên được biết là Phật.

Trong ấy, kinh nói: Không có cao thấp: Là hiển thị tất cả chư Phật, trong đệ nhất nghĩa, thọ mạng là bình đẳng, không cao thấp.

Kinh nói: không thọ mạng: Là không chúng sinh đạt được bình đẳng ấy.

Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng: Là hiển bày về Bồ-đề, là đối với pháp sinh tử đều có tướng bình đẳng.

Kinh viết: Hết thảy pháp thiện được chánh giác: Là hiển thị về đạo Bồ-đề.

Kinh nói: Gọi là pháp thiện, pháp thiện ấy, Như Lai nói là phi pháp thiện v.v…: Đây là an lập tướng của đệ nhất nghĩa.

Ở trong tâm gồm đủ kia, vì thiết lập pháp lợi lớn, nên kinh viết: Trong Tam thiên đại thiên thế giới, hiện có núi Tu-di v.v…: Ở đây là an lập sự chỉ dạy, trao truyền của đệ nhất nghĩa.

Kinh viết: Như Lai tưởng khởi niệm: Ta hóa độ chúng sinh chăng? v.v… Như Lai tức có chấp giữ về ngã v.v…: Đây là có nghĩa gì? Như Lai như Nhĩ diệm (trí mẫu) mà nhận biết đúng, nếu có chúng sinh tưởng tức là Như Lai có chấp giữ ngã. Nếu thật không có ngã mà nói có chấp giữ ngã, vì nhằm lìa điều ấy, nên kinh nêu: Nầy Tu-bồ-đề! Chấp giữ về ngã, tức là phi chấp giữ v.v… Thế nên chỉ có trẻ con, phàm phu mới có chấp giữ như thế.

Kinh viết: Phàm phu, phàm phu ấy, Như Lai nói là phi phàm phu, đó gọi là phàm phu.

Ở trong tâm gồm đủ ấy, vì thâu giữ Pháp thân, nên kinh viết: Nầy Tu-bồ-đề! Ý của Tôn giả nghĩ sao? Nên dùng tướng thành tựu để thấy Như Lai chăng?

Trong đây, kệ thứ nhất đã hiển bày, như chỗ không nên thấy, không thể thấy. Vì sao là không thể thấy? Vì những người thấy là thế đế, nên người ấy hành tĩnh tà. Định gọi là tĩnh. Do đạt được thiền nên gọi là tịch tĩnh.

Lại nữa, thiền gọi là tư duy tu. Ở đây, tư là thuộc về ý. Tu là thuộc về thức. Nói tịch tĩnh, tức là nói về ý cùng thức, nên biết là thuộc về thế đế.

Kẻ kia không thể thấy Phật: Là người hành thế đế ấy.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.