Với Một Bàn Tay Mở Rộng

Nhưng chúng ta có thể nào hiểu được lời Phật dạy để áp dụng một cách chân thật vào những phương tiện tu học của mình chăng? Những gì Phật khuyên chúng ta thực hành có cao xa và khó hiểu lắm không?

Có lần tôi nghe đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ như vầy, “Nếu ta có được một tôn giáo thì tốt. Nhưng thật ra là nếu như không có tôn giáo chúng ta cũng vẫn có thể xoay xở được. Còn nếu như không có những tính chất căn bản của con người, như là tình thương, tâm từ, lòng tử tế, thì chúng ta sẽ không thể nào tồn tại được.” Tôi nghĩ những điều Phật dạy cũng chỉ là làm sao để giúp mình tiếp xúc lại được những cái hay đẹp căn bản ấy trong ta! Thực hành được bấy nhiêu thôi, tình thương, tâm từ, lòng tử tế, là ta cũng có thể chuyển hóa được biết bao nhiêu khổ đau cho mình và người chung quanh rồi phải không bạn?

Trong kinh có ghi Phật vẫn thường nhắc nhở chúng ta rằng, Ngài dạy chúng ta với một bàn tay rộng mở, “Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.” Phật trao cho chúng ta những gì Ngài biết với một bàn tay mở rộng, minh bạch, không dấu diếm, không mang ẩn ý. Tình thương, tâm từ, lòng tử tế. Có lẽ nếu như chúng ta thôi đừng suy luận hay tìm cầu xa xôi, chỉ cần mở rộng lòng mình ra để tiếp nhận mà thôi, ta sẽ chứng nghiệm được niềm hạnh phúc sâu xa, an vui của diệt đế, và con đường của mình đi bao giờ cũng được che chở bởi bóng mát của đạo đế.

Và bạn biết không, tôi vẫn nghĩ rằng chàng dũng sĩ trong câu truyện ấy là một gương mẫu cho ta noi theo. Anh chính thật là một người tráng sĩ cần thiết cho cuộc đời. Vì anh biết dừng lại, biết trở về và có can đảm dám tự soi gương quay chiếu lại nơi chính mình, biết được có mấy ai…

Nguyễn Duy Nhiên

http://hoangphap.info

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.