Sóng Lòng Đã Lặng

Mình nói với ta còn sonSong long da lang
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những cát cùng tro
Ta đi xách nước tắm cho con mình

( ca dao )

Chị cầm bàn tay cậu thanh niên, trong đó có mấy tờ bạc năm chục ngàn đồng gấp gọn, khiêm nhường, giọng đột ngột nhỏ lại: “Cháu giữ để đóng học phí; tháng sau, nhất định cô nhận”. Khuôn mặt trẻ ngỡ ngàng, nỗi áy náy hiện trong mắt, cất thành lời: “Gần cả năm rồi, cô đều nói vậy nhưng cô có nhận đâu !?”chàng trai dúi tiền vào tay chị. Chị khoát tay, đứng dậy, ý chừng muốn kết thúc cuộc đối thoại: “ Cháu đừng băn khoăn”.

Năm trước, khi Sơn cậu sinh viên ấy, đến thuê phòng trọ, chị thấy ngờ ngợ, Đôi mắt tròn to cái miệng rất ưa nhìn, mái toc rẽ  ngôi khiến khuôn mặt trẻ chững chạc trước tuổi khiến chị có cảm tình. Khi cầm chứng minh thư của Sơn đi đăng ký tạm trú, chị xem kỷ và giật mình nhận ra. Chị bàng hoàng rưng rưng trước sự ngẫu nhiên vừa đến. May mà chị kịp ghìm lòng, lấy lại vẽ thản nhiên cần có; nhưng thoáng bối rối trên mặt chị không qua khỏi mắt chàng trai, cậu ta rụt rè: “Có chuyện gì hả cô?” Chị giả cười, lắc đầu rồi bảo Sơn dọn qua căn phòng đầu hồi ở một mình cho thoáng thay vì ở chung với hai bạn. Khuôn mặt trẻ cúi xuống, vẻ ngần ngại “Thưa cô, cháu ở với mấy bạn cho vui”. Giọng chị lạnh lùng: “ Học chứ văn nghệ đâu mà ham vui”. “Nhưng cô ơi ! Một mình một phòng tốn tiền lắm”. Giọng chị chùng xuống: “Cháu cố mà học, không phải lo tiền trọ” … lặng lẽ chị mua cho Sơn những vật dụng cần thiết, cho sinh hoạt và học tập, biết chàng trai mới lớn chưa quên nết tốt được dạy từ nhỏ là không nhận quà người lạ khi cha mẹ chưa cho phép nên chị đành bịa chuyện khi đem cho Sơn vật dụng nào đó . “Cái quạt này chạy lừ đừ đến ruồi cũng chẳng bay; cô định bán ve chai nhưng thấy tiếc, cháu dùng thử đi” hoặc “bà bán tạp hóa cạnh nhà giải nghệ, nên sang lại hàng với giá hạ bất ngờ, cô mua cho cháu mấy thứ đây…” Vài ba ngày chị lại qua phòng Sơn, giở xem từ bịch gạ , bếp dầu đến soong thức ăn, mắm muối rồi tiếp thêm vào đó. Chàng trai cả nghĩ không thể đón nhận lòng tốt của chị : “Cô cho nhiều qu , cháu ngại lắm !”. Chị cười, gạt phăng đi. Mấy lần nài nỉ chị nhận tiền thuê phòng không được, Sơn dỗi, rồi bò đi chỗ khác; chị đành xuống giọng dỗ dành: “ Cháu để đó rồi cô sẽ nhận” Chàng trai giãy nãy: “Ba cháu bảo cứ dồn lại một cục , nhà cháu không có tiền gữi cho cô đâu ! . Nghe Sơn nhắc tới ba, chị bồi hồi; kỹ niệm xưa , tưởng đã nhòa, bỗng chốc khiến chị xao lòng.

o O o

Mười lăm năm trước, chị vừa học xong trung cấp văn thư lưu trữ, được ông bác họ xin vào đánh máy ở công ty nơi bác là phó giám đốc trên thị xã. Buổi chiều trước ngày đi làm, đứng sau giàn hoa giấy đơm đầy sắc đỏ nơi cổng nhà bác, chị nhìn chàng trai bên kia đường đang lăng xăng với mớ việc nhà lúc cuối ngày. Anh quạt than nấu cám heo , cho gà ăn, xách nước tưới cây, giặt đồ rồi tắm cho con. Thằng bé chừng ba tuổi, lũn cũn bám theo anh, bị khói than làm cay mắt, vừa khóc vừa rối rít đưa tay dụi mắt. Miệng xuýt xoa dỗ con nhưng anh cũng không rời cái búa bổ củi trên tay. Đã chớm đông, cây trong vườn rùng mình trút lá trước từng đợt gió lạnh , nhưng vạt áo lưng anh bết mồ hôi. Trời nhá nhem tối, tay bồng con, tay ôm mớ quần áo khô rút trên dây phơi, anh đi vô nhà . Chị lấy làm lạ không thấy bóng mẹ thằng bé. Hỏi ra mới biết, chị ấy bị tai nạn giao thông, liệt cả người hơn năm nay. Bác chị bảo, giờ thì đỡ rồi. Cực nhất là lúc anh vừa nuôi chị nằm viện , vừa chăm con mới lẫm chẫm tập đi. Cảnh đời ấy, dáng khắc khổ của anh trong chiều ấy gieo vào lòng chị cảm thương man mác .

Khi vào làm, chị mới hay chàng trai tên Hải ấy đảm trách mảng văn nghệ thể thao của công đoàn công ty. Bấy giờ chị nhận ra, dáng tất bật của anh lúc chiều muộn ở nhà quá tương phản với anh trong những đêm văn nghệ, những buổi dạ hội hay diễn đàn công nhân. Khi anh xuất hiện với nụ cười và cây đàn ghi – ta trên tay là hội trường im  phắc . Những ánh nhìn ngưỡng mộ hướng về phía anh. Nội dung phổ biến pháp luật mà anh thường truyền đạt khô cứng hệt những định đề, nhưng giọng truyền cảm của anh cuốn hút nguồi nghe chăm chú. Nhiều câu chữ hài hước anh hay nói trở thành ngôn ngữ dùng chung để chọc vui cho công ty. Những tối ở lại trực , anh ngồi dưới gốc phượng nơi sân bóng ôm cây đàn ghi-ta bập bùng thâu đêm.Giữa vắng lặng cúng trăng thanh gió mát , những bản nhạc cổ điển ngân lên làm say đắm lòng người. Những công nhân trẻ quây bên anh, thả hồn theo chuỗi âm thanh du dương , tha thiết. Chị không ngoại lệ, chỉ khác là không dám đến gần. Hình ảnh  anh ôm đàn sâu trong lòng , mê mãi dưới ánh trăng vời vợi cứ tái hiện trong chị như thật như mơ. Chị giật mình nhận ra tiếng đàn của người ấy khiến lòng chị trào lên một cảm giác mới lạ .

Dịp làm báo tường kỷ niệm ngày thành lập công ty. Hải nghĩ ra mục “ thơ chưa biên tập” đặt ở góc cuối tờ báo . Anh chọn những bài dị dạng đưa vào đó , tất nhiên không ghi tên tác giả . Phần cuối chương trình bình báo sau đó , anh dừng lại ở mục dễ gây cười và làm người ta đỏ mặt kia . Anh phân tích từ những điều không hợp luận lý , phi thực tế …đến những “ tác phẩm” không phân biệt được thể loại , khiến hội trường cười nghiêng ngả. Chị lúng túng cúi mặt , vô tình tự nhận là một trong những tác giả đau khổ của mục ấy. Sau sinh hoạt, chị gặp anh, giọng ấm ức muốn khóc: “anh ác lắm”. Thoáng bối rối rồi anh chân thành “Anh xin lỗi, vì vô tình làm em tổn thương. Anh nghĩ, ai chẳng thích điều hay nhưng cũng phải biết cái dở để tránh em ạ. Giận nhưng chị cũng thích đi ngang phòng làm việc của anh, muốn nhìn anh như là để biểu dương sự tức giận vậy. Chị khiêu khích anh bắng chiêu cũ rích là tỏ ra thân mật với những chàng trai xung quanh, nhưng hình như anh không để ý điều đ . Thực ra , dằng sau vẻ lạnh lùng ngụy tạo ấy là trái tim đang thổn thức những nhịp lỗi đạo mà chị cố né .

Lòng chị như có sóng khi anh đọc thơ trong đêm sinh hoạt công đoàn với chủ đề “tuổi trẻ- tình yêu”. Giọng tha thiết nhiệt thành của anh như men say truyền qua người khác: “Hãy nói đi em – Giấu nhau làm chi cái điều quá rõ – Mặt quay đi mà bụng gật đầu – Anh thương em đã lâu – Dễ thương quá mà không thương sao được ! ”. Cả đêm ấy chị trằn trọc. Giờ thì chị đành thành thật với chính mình: chị thương anh ! Chị nhắm mắt , tự đấm vào ngực, cố xua đi điều ngang trái. Nhưng những lúa cố quên, chị thấy lòng trống rỗng với nỗi vô vọng khôn cùng. Người chị rã rời  ngỡ như bị phân thân giữa say và tỉnh .

Bao chiều đứng nơi nhà bác, nhìn anh quấn giò với việc nhà, chị thương đến thắt lòng. Mấy lần định bước qua con đường nhỏ đến giúp anh, nhưng bỗng dưng chị hồi hộp, lại thôi. Nghĩ mãi, rồi chị cũng tìm được thời khắc riêng cho hai người, ấy là những hôm anh trực đêm. Vào những bửa đó, chị thường đem văn bản ra đánh má ; chỗ nào không luận đượ , chị tìm anh để hỏi, rồi họ ngồi bên nhau. Bao điều chị ấp ủ mong cất thành lời nhưng khi đối diện anh đều tan biến. Có hôm hai người đang ngồi với nhau thì cúp điện. Anh bấm đèn pin lia qua khoảng đêm ngoài cửa. Chị vội cầm cái đèn pin trên tay anh , tắt đi. Lúc anh đứng lên sắp quay lưng , bất ngờ chị ôm chầm lấy anh, anh vòng tay siết lấy tấm lưng nồng ấm , thổn thức “anh hiểu em …anh cũng thế…nhưng đừng, em ạ”. Anh gấp gáp hôn lên tóc, lên trán chị rồi buông tay, đi ra. Nhìn dáng anh hơi chúi về phía trước , sải những bước dài càng lúc càng xa , chị ứa nước mắt .

Sau đêm ấy, chị như người thất thần. Hình ảnh thằng bé cùng người mẹ tật nguyền của nó chấp chới hiện lên trước mắt. Cả trong giấc mơ của chị, với mặc cảm tràn đầy của người có lỗi, chị không dám gặp anh. Chôn chặt nỗi niềm không thể san sẻ cùng ai, chị ngẩn ngơ giữa ngọt ngào và cay đắng. Đã bao đêm chị khóc thầm, khóc bởi bất lực với chính mình. Lý trí từng bị cơn sóng tình chèn ép rồi cũng đến lúc trỗi dậy. Thay vì ký tiếp hợp đồng làm việc tại công ty như gợi ý của trưởng phòng nhân sự , chị xin nghỉ . Hôm sinh hoạt công đoàn chia tay chị, có anh dự. Không còn vẻ tự tin hoạt bát thường thấy , anh ngồi bất động với đôi mắt buồn xa xăm. Nhớ về anh , chị thường nhẩm đọc câu dân ca mà người miền biển quê chị gửi lòng vào đó: “ Nước chảy re re , con cá he xòe đuôi phụng, Em xa anh rồi nhưng bụng vẫn còn thương” .

Rồi chị cũng tìm được bến đậu bình yên cho đời mình. Đánh máy thuê, sau nữa là mua máy photocoppy đặt gần cổng trường đại họ , ấy là sự mở đầu để chị có được nhà,đất cho thuê hôm nay. Trong câu chuyện với chồng và hai con về những tháng ngày chị chập chững vào đời ớ công ty ấ , không có bóng dáng anh. Kỹ niệm về anh như một cuốn phim có cả nụ cười và nước mắt, được chị gói kỹ, cất riêng trong lòng .

o O o

Qua Sơn, cậu bé khóc nhè vì khói than chiều nào, chị biết vợ anh đã mất gần mười năm. Chị chạnh lòng nghỉ anh một mình nuôi con tới giờ. Dẫu sóng lòng đã lặng và quá khứ đã yên lặng lùi vào chốn quên nhưng chị không thể dửng dưng, càng không thể khép lòng ngoảnh mặt khi tình cớ gặp “của để dành” của anh. Kín tiếng với tất cả, chị cố làm những điều có thể giúp Sơn; cũng là để thanh thản với chính mình. Khổ là chàng trai không chìu ý chị. Trước hôm lên đường về nghỉ hè  một lần nữa Sơn đảo lại điệp khúc trả tiền trọ. Bị từ chối , chàng trai ra vẻ mặt giận nhưng mắt ngấn có nước. Khi những đám mây bàng bạc kéo ngang trời và những tà áo dài trắng của nữ sinh bay bay trên đường phố, chị phấp phỏng chờ Sơn. Chị cho quét vôi và tự mình lau chùi căn phòng đầu hồi thoáng mát nơi Sơn ở. Người chẳng thấy, nhưng chị lại nhận được thư. Thư anh – “người ấy” năm xưa của chị . Chị líu ríu mở thư, hồi hộp đến nghẹn thở, “…qua bạn bè và qua Sơn, tôi biết bà chủ nhà trọ chính là em. Xin cảm ơn những gì erm đã làm cho con tôi. Nghe Sơn kể về e , tôi xúc động không kìm được lòng mình. Nhưng tôi lo, sự có mặt của cháu biết đâu lại khuấy động sự bình yên trong em và xa hơn là gia đình em. Vì lẽ đó , tôi đã bảo Sơn tìm nơi ở mớ . Mong em hết sức thông cảm khi cháu ra đi mà chưa kịp quay lại chào gia đình ”

Chị ngồi lặng, mắt nhìn về khoảng trời xa, mặc những giòng lệ lăn dài trên má .

NGUYỄN TRỌNG HOẠT  – Tạp chí Văn Hoá Phật Giáo 132 

*  Thơ Nguyễn  Nhật Ánh

http://vanhoaphatgiaoblog.com/truyen-ngan/song-long-da-lang.html

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.