Trong giáo lý Phật giáo tâm và tánh còn có rất nhiều từ khác nhau dùng để gọi như “bổn lai diện mục” “như lai tạng” ” pháp thân” “thật tướng” “chân như” “tự tánh” “bổn thể” ” chân tâm” ” bát nhã” ” thiền”…
Có một học tăng đến Huệ Trung thiền sư tham thiền học đạo, và thỉnh vấn thiền sư rằng: ” Thiền là cách gọi khác của Tâm, mà tâm là một thật tánh, ở thánh cũng không tăng mà ở phàm cũng không giảm, các vị tổ sư thiền tông thường nói tánh là tên khác của tâm, xin hỏi thiền sư: ” tâm và tánh khác nhau thế nào”?
Thiền sư trả lời: “ lúc mê có khác, khi ngộ thì không”.
Vị học tăng lại hỏi tiếp: “trong kinh nói rằng: Phật tính thì thường mà tâm thì vô thường, vì sao Ngài nói không có khác biệt”?
Thiền sư đưa ra ví dụ để giải thích cho học tăng như sau: “ngươi chỉ dựa vào ngữ mà không y vào nghĩa, ví như khi lạnh thì nước kết thành băng, khi ấm lên thì băng tan thành nước; lúc mê thì tánh kết thành tâm, lúc ngộ thì tâm tan thành tánh, tâm tánh vốn đồng, do mê ngộ mà có khác biệt”. Vị học tăng nhân đó mà liễu ngộ.
Trong giáo lý Phật giáo tâm và tánh còn có rất nhiều từ khác nhau dùng để gọi như “bổn lai diện mục” “như lai tạng” ” pháp thân” “thật tướng” “chân như” “tự tánh” “bổn thể” ” chân tâm” ” bát nhã” ” thiền”... Đó cũng chỉ là nhiều phương pháp, dùng nhiều từ để chúng ta nhận thức chính mình. Mê ngộ tuy có khác, bổn tánh vẫn không khác.
Như vàng thì chỉ có một nhưng chế tạo thành nhiều thứ khác nhau như bông tai, nhẫn, dây chuyền…các món đồ này có tên gọi khác nhau nhưng thể của nó cũng chỉ là vàng mà thôi. Cũng vậy Tâm và Tánh tên gọi khác nhau nhưng đều dùng để chỉ bản thể của chúng ta.
http://vuonhoaphatgiao.com/phat-phap/giao-phap/tam-tanh/tam-va-tanh/