Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh Về Con Đường Đại Toàn Thiện – Ch. 11

Chú thích & bảng thuật ngữ

1. Nghĩa đen của chữ Tây Tạng gom, thiền định, là ‘trau dồi’, ‘bồi đắp’, theo nghĩa làm sinh ra một cái gì hiện chưa có sẵn. Sự tu hành của Đại Toàn Thiện thì không phải là một ‘hành động thiền định’ theo nghĩa tạo ra và giữ gìn một cái gì trong tâm. Tulku Urgyen Rinpoche.

2. Một nguồn khác nói “phóng tâm” thay cho “quan niệm phân biệt.”

3. Lama Gongduš dịch là : Hãy thực hành nhờ vào niềm tin như thế !

4. Cách dịch của Lama Gongduš thì khác bởi có thêm một ít câu : Những lời bí mật này của Phổ Hiền không phải là kiến thức thông thường cho bất kỳ ai. Mọi người có sức mạnh của sự sùng mộ sẽ tự nhiên chứng ngộ sự rộng rãi vô biên của tâm trí huệ. Như thế họ nhận được ủy thác truyền thừa mà không được tính vào (dòng các Tổ như) xâu chuỗi hạt. Người không có niềm tin lẫn sự sùng mộ
và không thực hành có thể đuổi theo chín dòng phái mà không có được dòng phái nào. Thưa Bệ hạ, xin hãy làm vững chắc lòng sùng mộ đầy mãnh lực trong đó tiềm ẩn kinh nghiệm thực hành ở trong tâm bao la của ngài !

5. Yếu tính, bản tánh và công dụng. Trong bản tiếng Anh của cuốn sách này dịch là essence, nature và capacity. Trong những sách khác, ví dụ như cuốn Dzogchen, the sefl-perfected State của Chošgyal Namkhai Norbu thì dịch là essence, nature và energy. Đứng trong truyền thống văn hóa Việt Nam, có thể hiểu đó là ba phạm trù Thể, Tướng, Dụng của Chân Tánh. Thể của bản tánh bổn nhiên là tánh Không ; Tướng, tức là tánh chất của nó là sáng tỏ, quang minh. Và Dụng của nó là những tư tưởng. Nhìn xa hơn, đó là ba phạm trù Pháp thân (Thể) tức tánh Không, Báo thân (Tướng) tức quang minh và Hóa thân (Dụng) tức những tư tưởng. Xem thêm ‘Ba thân’ và Yếu tính, bản tánh và công dụng phần thuật ngữ. Hoặc đoạn nói về Ba thân của Lục Tổ Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn Kinh (Chú thích của người dịch bản Việt).

6. Tán tâm ở đây nghĩa là trở nên phóng dật và mất chánh niệm (EPK).

7. Nghĩa là sự tái sanh của công chúa. Người ấy được nhận ra là Pema Ledrel Tsal (1291-1315).

8. Giác ngộ vô dư thường có nghĩa là đạt đến thân cầu vồng. Đôi khi, nó có thể nghĩa là sự chứng ngộ trạng thái Giác thoát khỏi dư tàn của năm ấm thuộc điều kiện (EPK).

9. Lối sống của một thiền giả ẩn mật nghĩa là không biểu lộ ra bên ngoài các phẩm chất tâm linh như là chứng ngộ cái thấy hay các thần thông (EPK).

10. Rõ ràng, có một hay hai câu thiếu trong nguyên bản. Phần trong ngoặc là của tôi (EPK).

11. Ba tính chất phúc lạc, trong sáng và vô niệm là ba thuộc tính căn bản của bản tánh của tâm, và tự chúng không nguy hiểm. Khi chú tâm được hướng đến các tính chất này, tóm lấy chúng và bị chúng tràn ngập như một “kinh nghiệm,” như một thứ gì đáng theo đuổi và duy trì, một bám chấp vi tế được tạo ra ; chính sự mê hoặc vi tế này là một nguyên nhân trực tiếp cho sanh tử nối tiếp. Tulku Urgyen Rinpoche.

12. Giống như bảy chi : lễ lạy, cúng dường, sám hối, tùy hỷ, thỉnh chuyển pháp luân, khẩn cầu không nhập Niết Bàn, và hồi hướng công đức cho lợi lạc cho tất cả chúng sanh.

13. Cắt đứt trong trường hợp này để chỉ sự thực hành pháp môn Choš, cắt đứt sự bám níu vào tài sản, thân thể và bản ngã.

14. Điều này thường được nói là kéo dài trong ba ngày rưỡi. Cách tính xưa dùng nửa ngày của hai mươi bốn giờ.

15. Vô minh, hành, thức, danh và tướng, các căn, xúc, cảm thọ, và khát ái ; tám cái đầu của mười hai nhân duyên.

16. Thành ngữ “danh và tướng” ám chỉ năm uẩn. Tướng là sắc uẩn và danh gồm bốn cái kia ; thọ, tưởng, hành, thức (EPK).

17. Năm con đường ánh sáng thông thường được đề cập trong đoạn sau.
18. Lời dạy này chỉ đến sự bất khả phân của prana (khí) và tâm nhị nguyên. Những dòng kinh năng lực trong thân và sự trôi chảy của tư tưởng ý niệm là tương thuộc, tương quan sâu xa.

19. Tulkku Urgyen Rinpoche giải thích rằng mũi con heo là điểm nhạy cảm nhất trên thân nó ; đụng vào đó làm cho nó chạy mất. Các phản ứng của hoặc là tội lỗi và đè nén hay của sự dấn mình mù quáng trong một xúc cảm cả hai đều là “đánh vào mũi con heo,” bởi thế mất đi cơ hội để nhận ra bản tánh của xúc cảm.

20. Các câu tiếp sau được viết theo lối văn luận lý của một pháp sư Ấn Độ. Kết quả của loại lý luận này là đưa đến chỗ tin rằng tâm trí huệ của chư Phật thì bất chấp mọi tạo tác tư tưởng mà chúng ta cố gắng để đóng ngăn, chứa hộc nó (EPK).

21. Thường thường ví dụ ép vào con mắt và thấy có hai mặt trăng được dùng để làm sáng tỏ việc kinh nghiệm cá nhân thì không tất yếu hòa hợp với bản chất của sự vật (EPK).

22. Ở đây Padmasambhava chơi chữ trong câu “tám mối quan tâm thuộc thế gian” : quan tâm đồng nghĩa với Pháp, nó cũng có nghĩa là các giáo pháp.

23. Ngược lại với người giàu có, danh tiếng và quyền lực.

24. Terma của Nyang-ral Nyima OŠser ở điểm này có thêm một câu : “Con có thể có nhiều hoàng hậu, người hầu, và thần dân, nhưng hãy nhớ trong tâm rằng con phải ra đi một mình vào lúc chết.”

25. Trong các kinh Bát Nhã ba la mật đa thường nói rằng vị Bồ tát đi vào sự thực hành tánh Không sâu xa sẽ gặp nhiều khó khăn để nhanh chóng làm sạch nghiệp và tiến bộ trên đường giác ngộ (EPK).

26. Bản dịch của Rinchen Terdzoš nói : Hãy khiêm hạ tâm đua tranh của con đối với các vị trưởng thượng và theo gương những bậc Thánh.

27. Những chủ đề của kiến thức gồm triết học, ngôn ngữ, luận lý, y khoa và nghệ thuật.

28. Về chín thừa thứ lớp theo cách sự hoàn thiện đi lên : những nguyên tắc về cái phải từ bỏ và cái cần được thực hiện trong mỗi thừa của tám thừa thấp thì được bao hàm và
do đó được hoàn thiện trong thừa ở trên nó. Xem thêm : “chín thừa” trong phần Thuật Ngữ.

29. Bốn câu này được lấy từ Sự Sám Hối Không Thể Tả Đối Với cái Tối Hậu, chương thứ tư về “Sám hối sự bất hòa với các Hóa Thần Trí Huệ,” trích từ Tantra về Vua vô nhiễm của Sám Hối.

30. Ba luân là chủ thể, đối tượng và hành động, hay trong trường hợp bố thí là vật cho, hành động cho và nguời nhận.

31. “Người đại loại,” thay thế tên của người mà sự hồi hướng được làm cho.

32. Thực hành của cá nhân ; phụng sự trong tư tưởng, lời nói và hành vi ; và cung cấp vật chất.

33. Các trạng thái này không có tự do : ở địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh, một người hoang dã, một vị thiên sống lâu, có các tà kiến, không có một đức Phật hay một người câm.

34. Nghĩa là làm đầy kho tàng của con bằng hai sự tích lũy phước đức và trí huệ.

35. Sáu đối tượng giác quan là cái xảy ra trong tâm thức : kỷ niệm quá khứ và dự phóng tương lai, các cảm giác hiện tại về ưa và ghét…

36. Các siêu hiểu biết (các thần thông) gồm thiên nhãn thông, nhớ được các đời trước, và khả năng làm các phép lạ nhỏ có thể trở thành căn cứ cho sự kiêu hãnh tâm linh và sự quyến rũ khủng khiếp được làm một vị thầy có nhiều đệ tử (EPK).

37. Thực nghĩa là các lời dạy trực tiếp và Không và Minh, trái lại với “quyền nghĩa,” “nghĩa khế cơ,” nó dẫn lần lượt theo thứ bậc đến thực nghĩa.

38. Quyết định Đại thừa là nguyện của Bồ tát đạt đến giác ngộ vì sự lợi lạc của tất cả chúng sanh.

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.