Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh Về Con Đường Đại Toàn Thiện

    Lời nói đầu

Những chỉ dạy gồm trong Những khai thị từ đức Liên Hoa Sanh được nói trực tiếp bởi Padmasambhava cho các đệ tử thân thiết ở Tây Tạng. Trước tiên chúng được ban cho để trả lời các câu hỏi từ Bà Tsogyal, công chúa của Kharchen, bà chép lại và cất dấu chúng như kho tàng terma quý báu để sẽ được khám phá vào nhiều thế kỷ sau. Hầu hết mỗi chương đều đề cập rằng các giáo huấn này được ban cho vì sự lợi lạc của các hành giả các thế hệ tương lai, và thường thường chúng kết thúc với câu “Mong rằng sách này gặp được tất cả những ai xứng đáng và có duyên trong tương lai !”

Những khai thị từ đức Liên Hoa Sanh là một bộ đi cùng với cuốn Dakini Teachings (Những chỉ dạy Dakini) (Shambhala, 1989), và khởi từ một cố gắng liên tục nhằm giới thiệu những chỉ dạy của Padmasambhava để cho những hành giả hiện đại tu hành. Padmasambhava là bậc đạo sư vĩ đại đã thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng vào cuối thế kỷ thứ tám. Liên Hoa Sanh (Shambhala, 1993) chứa đựng nhiều chi tiết về cuộc đời ngài.

Tulku Urgyen Rinpoche biểu lộ sự tin tưởng rằng một bản dịch Anh ngữ của các lời dạy quý báu này sẽ mang lại lợi lạc to lớn. Ngài yêu cầu tôi tìm kiếm và tuyển chọn những giáo huấn sâu xa nhất gồm các chủ đề khác với các chủ đề đã được trình bày trong Những Lời Dạy Dakini.

Bộ sách này gồm lời chỉ dạy bằng miệng về Kim Cương thừa mà những đạo sư kiệt xuất nhất đã chọn lọc từ các giáo lý terma. Bởi vì những phát giác này trải rộng nhiều thế kỷ và được phát hiện do những người khác nhau ở những địa điểm khác nhau, ngôn ngữ và văn phạm của chúng hầu hết đều đồng nhất.

Nguyên bản được giới thiệu ở đây chỉ đại diện một phần trong toàn bộ kho tàng terma mênh mông khám phá được hơn một thiên niên kỷ nay. Cuốn sách này được sưu tập từ các nguồn sau : Gongpa Sangtal của Rigdzin Gošdem, Martri của Nyang Ral, Lama Gošngdu của Sangye Lingpa, Tongwa Došnden (một bộ sưu tập), Khandro Nyingtig của Pema Ledrel Tsal, và Chokling Tersar của Chokgyur Linpa.

 Chương đầu, tựa là Chúc thư Đầu Nhọn Hạt Ngọc, và chương thứ sáu cũng là chương dài nhất, Kho tàng các Viên ngọc quý, được lấy từ bộ Gongpa Sangtal nổi tiếng, một ‘vòng’ terma khám phá bởi Rigdzin Gošdem (1337-1408), vị thầy của Jangter hay truyền thống “terma Bắc” của phái Nyingma. Rigdzin Gošdem nghĩa đen là “Vị vidyadhara với lông chim kên kên” ; ngài có tên ấy bởi vì ba lông chim kên kên mọc trên đầu lúc mười hai tuổi, và thêm năm cái nữa vào năm hai mươi bốn tuổi. Là một hóa thân của Dorje Dudjom họ Nanam, một trong chín đệ tử thân cận người Tây Tạng của Padma-sambhava, ngài cũng được tính vào năm terton-như-vua.

Gongpa Sangtal là một rút gọn của “Chỉ thẳng Chứng Ngộ của Phổ Hiền”, vị Phật nguyên thủy. Tuyển tập này cũng gồm “Nguyện vọng của Phổ Hiền” nổi tiếng. Gongpa Sangtal gồm năm phần ; các chương này thuộc về một phần gọi là Kadag Rangjung Rangshar, “tánh thanh tịnh bổn nhiên tự hữu và tự hiện.”

Nguồn chánh thứ hai là Martri của Nyang Ral, “Giáo Huấn Trực Tiếp” của Padmasambhava được đại sư Nyang Ral Nyima OŠzer (1124-1192) phát hiện. Trong Dakini Teachings, tôi đã diễn tả ngắn gọn cuộc đời của Nyang Ral. Bộ lời dạy này được gồm trong Rinchen Terdzoš bởi Jamgošn Kontrušl (1813-1899), đó là một tuyển tập các lời dạy terma với tên là Kho tàng quý báu các Terma.

Nguồn thứ ba là Lama Gongduš, do Sangye Lingpa (1340-1396) phát hiện. Tiêu đề ấy có nghĩa là “Sự chứng ngộ hiện thân của Đạo sư” (Padmasambhava). Sangye Lingpa là một hóa thân của người con thứ hai của vua Trisong Deutsen (790-844), và được tính vào Tám Lingpa hay Những Terton Chính. Sự phát hiện chính yếu của ngài là vòng Terma Lama Gongduš khổng lồ gồm mười tám bộ khoảng bảy trăm trang một bộ, và Kathang Sertreng, tiểu sử mở rộng của Padmasambhava được biết với tên là Biên Sử Vàng.

Tongwa Došnden nghĩa là “đầy ý nghĩa để nhìn,” và là một tiểu sử của Padmasambhava được sưu tập từ ba nguồn chính : Biên sử Katang do Orgyen Lingpa (1329-1360/67), Nyang Ral (1124-1192) và Guru Chošwang (1212-1270) phát hiện. Gồm tờ rộng khổ đôi, bản văn này được tìm thấy trong thư viện của Shechen Tennyi Dargye Ling ở Boudhanath. Mục lục nói rằng nó gồm các nguyên bản từ : 1/ Tiểu sử mở rộng của Đại Đạo sư của Uddiyana, phát hiện bởi Orgyen Lingpa từ chỗ tối cao của Động Pha Lê ở Yarlung 2/ Chúc Thư của Padma phát hiện bởi đại terton Nyang Ral 3/ Tiểu sử về bốn mươi lăm công hạnh, do Công chúa Mandavara trước tác và cô đọng vào Tiểu sử về mười một công hạnh bởi Guru Chošwang, vị terton của Lhodrak, và 4/ Các Giáo huấn riêng rẽ, các trả lời khác nhau cho các câu hỏi và các lời tiên tri từ Lama Langduš của Sangye Lingpa.

Nguồn thứ tư, tôi dùng một chương từ Khandro Nyingtig, “Tâm Yếu của những Dakini” của Pema Ledrel Tsal. Padma-sambhava cất dấu những chỉ dạy của ngài về Vòng Thậm Thâm Vô Thượng của Đại Toàn Thiện để sẽ được khám phá trong tương lai như là Khandro Nyingtig. Vị Terton của vòng quan trọng này là Pema Ledrel Tsal (1291-1315/19), một hóa thân của Công chúa Pema Sal, con gái vua Trisong Deutsen. Tái sanh ngay sau đó của công chúa là vị thầy nổi danh Long-chen Rabjam (1308-1363), tiếp theo là Pema Lingpa (1445-1521). Trong những năm gần đây vị thầy này tái sanh là Khenpo Ngakchung, hiệu là Ngawang Palsang (1879-1941), ngài cũng dùng tên Pema Ledrel Tsal.

Cuối cùng, Lời nguyện Mạn đà la Kim Cương Giới là một tán tụng rất quan trọng về thiện ý trong Chokling Tersar. Nó được tụng thuộc lòng vào lúc chấm dứt của hầu hết mọi nhóm họp tâm linh trong truyền thống Kagyu và Nyingma. Chokling Tersar, “Các kho tàng Terma Mới của Chokgyur Lingpa” (1829-1870) được khám phá do đại Terton Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892) và hai vị cộng tác thân thiết cùng với Jamgošn Kongtrušl Thứ Nhất (1813-1899).

Xin cám ơn Ngài Tulku Urgyen Rinpoche, người giữ gìn trái tim của các giáo lý Padmasambhava, đã từ bi giải thích bất cứ câu hỏi gì tôi thắc mắc và các chỉ dạy sâu xa soi sáng chiều sâu của cái thấy được trình bày trong sách này ; và Choškyi Nyima Rinpoche đã giảng dạy rộng rãi Pháp nhiều năm nay, gồm cả hai khóa về câu hỏi và trả lời giữa Padma-sambhava và Yeshe Tsogyal.

Cuối cùng, tôi hoan hỷ vì bản dịch này được hoàn thành ở Chùa Động Asura vào ngày thứ mười âm lịch, ngày mà Padmasambhava đã hứa là ngài đến từ đất nước thanh tịnh của ngài, Ngọn Núi Rạng Rỡ Màu Đồng, để ban phước cho những ai kêu gọi đến ngài. Nguyện rằng những lời chỉ dạy quý giá này là nguồn cảm hứng sâu xa cho những ai đọc chúng !

Erik Pema Kunsang Nagi Gompa, 1994.

This entry was posted in Sách Truyện. Bookmark the permalink.