Biết Rõ Thân Tâm Để Trút Bỏ Muộn Phiền

Hơn nữa, ngay cả ở phương Tây, trong xã hội hiện đại, nhiều đứa trẻ có thể nhớ rõ kiếp trước của chúng. Tương tự, ở phương Đông, có nhiều người cũng nhớ ra các kiếp trước của họ: nơi họ đã sinh sống, cách sống, gia đình, nơi chốn và những người khác. Cũng vậy, nhiều thiền sinh, khi tâm họ phát triển qua thực tập thiền định và đạt được một cấp độ nhận thức chắc chắn, có thể nhớ lại các kiếp trước và thấy được các đời sau: nơi họ sinh ra, trong đất nước nào và trong gia đình nào. Hơn nữa, theo cấp độ nhận thức của mình, họ chuẩn bị trước khi chết và chọn nơi muốn tái sanh trong một gia đính nào đó.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng các nguyên nhân thuộc  thân và tâm trong sinh mạng hiện tại của mình đều khác biệt. Tâm trong mạng sống hiện tại của chúng ta xuất phát từ nguyên nhân của chính nó, tiếp tục duy trì từ nguyên nhân của chính nó, tâm trong kiếp trước của chúng ta. Thân trong đời sống hiện tại của chúng ta xuất phát từ sự kết hợp giữa tinh trùng và trướng của cha mẹ—tâm chúng ta vốn không xuất phát từ các yếu tố này, các nguyên tố vật chất. Cũng vậy, tâm chúng ta vốn không xuất phát từ tâm của cha mẹ. Nếu nguyên nhân chủ yếu của tâm trong đời sống hiện tại của chúng ta vốn là tinh trùng và trứng của cha mẹ, thì tất cả vấn đề và khổ đau chúng ta kinh qua trong cuộc sống của mình sẽ do cha mẹ tạo ra và chúng sẽ trở nên nguyên nhân căn bản của họ. Theo cách đó, cha mẹ sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta—nếu họ không sinh ra mình, thì chúng ta không phải kinh qua khổ đau này.

Tuy nhiên, điều đó không phải như vậy. Cha mẹ không bao giờ trở nên nguồn gốc các vấn đề của chúng ta. Bất kể vấn đề nào chúng ta kinh qua—thân xấu xí, dị dạng, khuyết tật v.v—đó không phải lỗi của cha mẹ, mà là lỗi của chúng ta. Bởi thế, không nên trách cứ cha mẹ mình.  Hơn nữa, thân và tâm là hai lãnh vực hoàn toàn khác nhau: tâm không có hình tướng, còn thân có hình tướng. Thân được kết hợp bởi các yếu tố, còn tâm không phải như vậy. Bản chất của chúng hoàn toàn khác biệt. Giống như hư không, bản chất của nó là trống rỗng, không trở thành bản chất của trái đất, hình tướng, và bản chất của trái đất, hình tướng không thể trở thành bản chất của hư không, tánh không. Theo cách đó, cơ thể vật lý không thể tạo ra tâm, không bao giờ trở thành tâm thức. Bản chất của tâm là rõ ràng và nó có khả năng nhìn thấy hoặc hiểu biết các đối tượng.

Hơn nữa, khi mới chào đời, trẻ em và thú vật biết cách uống sữa mà không cần cha mẹ chúng dạy; chúng tự nhiên biết cách để bú. Ngay cả những con chó nhỏ cũng biết cách thể hiện tình cảm giới tính mà không cần được chỉ dạy. Tất cả điều này xuất hiện bởi vì thói quen (nghiệp) đã gây tạo trong những đời trước. Vì các hoạt động quen thuộc trong những đời trước, nên trẻ sơ sinh tự nhiên thể hiện như vậy mà không cần được chỉ dạy.

Tương tự, một vài đứa trẻ, không được huấn luyện hoặc dạy dỗ, chúng tự nhiên rất thương cảm và không muốn gây tổn hại người khác hoặc côn trùng. Ngay cả khi thấy con người gặp phiền muộn rắc rối hoặc côn trùng đánh nhau, chúng có một ước mơ mãnh liệt mang tính trực giác để giúp xoa dịu vấn đề đó; chúng có tình thương trực giác. Nhưng những đứa trẻ khác tự nhiên rất nóng vội và tàn nhẫn; bất cứ khi nào thấy côn trùng bò xung quanh mình, chúng liền muốn giết các côn trùng ấy. Chúng có một tính cách rất tàn bạo. Tại sao những đứa trẻ này có các tính cách khác nhau? Tại sao chúng được sinh ra với các tính cách ấy? Điều đó xảy ra bởi vì trong những kiếp trước, tâm của đứa trẻ này vốn được huấn luyện trong kiên nhẫn và tình thương trong khi đứa trẻ khác được huấn luyện trong môi trường nóng vội, tức giận và tàn nhẫn, gây nhiều tổn hại cho người khác. Vì thế, khi sinh ra trong đời này, những đặc điểm tính cách đó, tình thương hay tàn bạo, được hình thành.

Nói cách khác, có nghĩa những đứa trẻ đó sinh ra với các tính cách khác nhau hoặc hình dáng khác nhau là chịu ảnh hưởng kết quả của những hành vi trong các đời trước. Vì thế, bất cứ tính cách nào mà đứa trẻ được sinh ra với—tính cách tốt, nhận thức bản năng, thông minh xuất chúng, giác quan đầy đủ, thân hình đẹp đẻ—thì chúng chính là kết quả của các hành động (nghiệp) được tạo ra trong những kiếp trước với thiện tâm và đức hạnh. Ngược lại, một đứa trẻ sinh ra với—tính cách tàn nhẫn hoặc gây tổn hại và tàn tật là ảnh hưởng kết quả của các hành động được thực hiện trong nhiều kiếp trước với tấm bất thiện, tàn bạo, như vô minh, cố chấp và sân hận.

Hơn nữa, ngay cả ở phương Tây, trong  xã hội hiện đại, nhiều đứa trẻ có thể nhớ rõ kiếp trước của chúng. Tương tự, ở phương Đông, có nhiều người cũng nhớ ra các kiếp trước của họ: nơi họ đã sinh sống, cách sống, gia đình, nơi chốn và những người khác. Cũng vậy, nhiều thiền sinh, khi tâm họ phát triển qua thực tập thiền định và đạt được một cấp độ nhận thức chắc chắn, có thể nhớ lại các kiếp trước và thấy được các đời sau: nơi họ sinh ra, trong đất nước nào và trong gia đình nào. Hơn nữa, theo cấp độ nhận thức của mình, họ chuẩn bị trước khi chết và chọn nơi muốn tái sanh trong một gia đính nào đó.

Trong trường hợp của chúng ta, chỉ bởi vì không muốn những kiếp trước và tâm mình trở nên bất lực trong việc nhìn thấy các kiếp sau của mình không có nghĩa những kiếp trước và kiếp sau của chúng ta không tồn tại. Các lý luận như “tôi không nhớ” hoặc “tôi không thấy tương lai” không bác bỏ sự tồn tại của các đời sống quá khứ và tương lai. Nếu lập luận như  vậy vốn chính xác, thì chúng ta có thể khẳng định “tôi chưa bao giờ ở trong tử cung của mẹ mình” bởi vì chúng ta không nhớ nó—những kinh nghiệm mình đã có, cách mình đã sống, phương thức thâm nhập vào nó, cách tâm mình được hình thành ở đó. Nếu chúng ta tìm hiểu tâm mình với sự chú ý đến các điểm này, thì nó hoàn toàn mờ mịt, không rõ ràng. Do vậy, không nhớ về những kiếp trước hoặc không thấy rõ những kiếp sau, nên chúng ta thậm chí không nhớ cách mình thoát ra khỏi bào thai của mẹ, những gì đã xảy ra khi mới lọt lòng, cách thức mẹ mình chăm sốc mình. Chúng ta thậm chí lãng quên bất cứ điều gì trong đó, vì thế không có cách nào chúng ta cho rằng mình chưa bao giờ ở trong  bụng mẹ chỉ  vì chúng ta không nhớ. Đó không phải là chứng cứ. Nếu lập luận “tôi không biết” là đúng, thì chúng ta phải nói nói rằng mình không tồn tại. Vì sao? Bởi vì chúng ta không mình là gì. Nếu quan sát kỉ “tôi là ai?Tôi là cái gì?” thì chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì. Nhưng chỉ bởi vì không thấy chúng ta là ai hoặc các gì thì cũng không chứng minh được chúng ta không tồn tại. “Tôi không biết tôi là cái gì, vì thế tôi không tồn tại” là một lập luận ngớ ngẩn và không thể chứng minh được chúng ta không tồn tại. Hơn nữa, có những người nhớ được các kiếp trước và thấy các kiếp sau của họ, cũng có những người thấy được những kiếp trước và kiếp sau của người khác, thậm chí ở phương Tây.

Như vậy, tâm không ngừng hoạt động khi cơ thể ngừng hoạt động; tâm hoạt động liên tục. Tâm trong cuộc sống hiện tại của chúng ta tiếp diễn từ tâm trong  kiếp trước của nó; điều đó xuất phát từ đời sống quá khứ của nó; lại xuất phát từ kiếp trước của nó và theo cách này, sự liên tục của tâm không có điểm khởi đầu. Tương tự, sự liên tục của tâm cũng không có điểm kết thúc.

Do vậy, dù cơ thể vật lý trong đời này biến mất, thì tâm vẫn tiếp tục hoạt động. Khi tâm nằm dưới sự kiểm soát của các vọng tưởng—vô minh, chấp thủ và sân hận—thì nó không giải thoát khỏi khổ đau, bất kể chúng ta mang nhiều thân thể khác nhau ra sao (trong luân hồi), chúng ta luôn luôn gặp phải các vấn đề. Dù mang thân thú vật hoặc thân người, bất kể tái sanh mang thân gì, khi tâm mình không thoát khỏi khổ đau, thì chúng ta không bao giờ kinh qua an vui hoặc hạnh phúc thực sự.

Tại sao thân hiện tại của chúng ta không thoát khỏi khổ đau? Điều đó xảy ra bởi vì tâm mình không thoát khỏi khổ đau. Cũng vậy, khi tâm mình không thoát khỏi các vọng tưởng, thì bất kể mang thân gì, đầu thai vào cảnh giới nào, chúng ta luôn luôn bị khổ đau, luôn luôn dín líu đến các vấn đề khác nhau. Khi điều này trở nên sự phát triển đích thực của khổ đau, thì không có điều gì ngoại tại, thậm chí hằng ngàn quả bom nguyên tử, có thể ngăn chặn nó, bởi vì không có cái gì ngoại tại tịnh trừ được các vọng tưởng, nguồn gốc của khổ đau.

Lama Zopa Rinpoche, Minh Chánh chuyển ngữ,

http://www.daophatngaynay.com

This entry was posted in Bài Giảng, Phật Giáo. Bookmark the permalink.