Bồ Tát Đạo

Geshe Langri Tanpa ( 1054-1123) là một vị Lạt ma nổi tiếng ở Tây Tạng trong thế kỷ thứ XI. Lịch sử Phật giáo Tây Tạng cho biết tư tưởng Phật giáo Đại Thừa đã được ngài Atisha mang đến từ Ấn Độ vào cuối thế kỷ thứ X và sáng lập dòng truyền thừa Kadampa, Langri Tanpa à đệ tử đời thứ năm của dòng này. Sinh thời Langri Tanpa đã được người đời kính ngưỡng nhưng ngài luôn có thái độ khiêm hạ. Ngài hành trì hạnh bố thí suốt đời và kết quả là Phật tử đã cúng dường ngài cả một tự viện rộng lớn để ngài có thể nuôi dạy 2000 Tăng sĩ và giúp đở những người nghèo khó. Ngài luôn chấp nhận mọi thua thiệt và dành mọi vinh quang cho người khác. Ngài cũng nhận lấy mọi khó khăn để nhường người khác thuận lợi. Thái độ sống đó được ngài cô đọng trong tám bài thi kệ dành để luyện tâm, được dịch ra tiếng Việt từ một bản tiếng Pháp, như dưới đây :

1- Nguyện mang lại an vui
Cho tất cả chúng sinh
Tôi yêu thương họ,

2- Trong tất cả chúng sinh
Nguyện làm người kém nhất
Cầu xin cho tất cả
Chúng sinh đều hơn tôi

3- Nguyện canh chừng trong tôi ,
Xúc cảm nào bấn loạn ?
>Quyết tâm tôi diệt bỏ
Tinh khiết đáy lòng tôi .

4- Chúng sinh nào hung dữ
Gieo đau thương mênh mông ,
Tôi xin thương yêu họ,
Như kho tàng vô giá

5- Những ai ngược đãi tôi
Nhục mạ , vu khống tôi
Nhẫn nhục tôi chịu đựng
Vinh quang này hiến dâng

6- Những ai dù vô cớ,
Làm tổn thương cho tôi
Tôi xin biết ơn họ
Như vị thầy tối thượng

7- Nơi muôn ngàn thế giới
Chúng sinh đều là mẹ
>Khổ đau nào con gánh
Hạnh phúc này con dâng

8- Giữa cuộc đời ảo giác ,
Con đường tu không hoen,
Vững tâm tôi cất bước
Một cõi nào trống không ?

Thái độ sống đó chính là con đường của bậc Bồ-tát, được biểu trưng bởi tám lời nguyện ước và các hành động như sau :

Thi kệ 1 : Nguyện yêu thương và mang lại an vui cho tất cả chúng sinh. Đây là mục tiêu tiên khởi và quan trọng nhất của người Bồ-tát.

Thi kệ 2 : Nguyện làm người kém cõi nhất và xem tất cả chúng sinh đều hơn mình . Đấy là cách luyện tập sự khiêm tốn và nhún nhường.

Thi kệ 3 : Nguyện kiểm soát tâm thức mình không để cho bất cứ một xúc cảm bấn loạn nào xuất hiện. Đấy là cách luyện tập sự chú tâm và cảnh giác giúp chủ động tâm thức , không cho các tác ý tiêu cực hiển hiện mang lại các hành động tai hại.

Thi kệ 4 : Nguyện xem tất cả chúng sinh hung dữ là những kho tàng vô giá, vì nhờ họ mà mà mình phát huy được lòng tha thứ.

Thi kệ 5 : Nguyện nhẫn nhục chịu đựng trước sự ngược đãi, nhục mạ và vu khống người khác, hầu tập cho mình xóa bỏ hận thù.

Thi kệ 6 : Nguyện đối xử với những ai vô cớ làm tổn thương cho mình như những vị thầy quý giá nhất , vì chính họ đã dạy cho mình sự nhẫn nhục.

Thi kệ 7 : Nguyện xem tất cả chúng sinh đều là mẹ của mình, hầu đủ sức gánh chịu tất cả khổ đau của họ và hiến dâng hạnh phúc của mình cho mẹ.

Thi kệ 8 : Nguyện giữ con đường tu tập không bị hoen ố bởi những lo toan thế tục và để nhận thấy mọi hiện tượng đều là ảo giác, hầu giúp mình đạt được giác ngộ để phục vụ chúng sinh hữu hiệu hơn.

GESHE LANGRI TANPA – HOÀNG PHONG DỊCH VÀ GIỚI THIỆU – Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 137

http://vanhoaphatgiaoblog.com/cuoc-song/

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.