Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 1

Diệu ĐếThứ Hai:
Nguồn Gốc Của Khổ Đau

DiệuĐế thứ hai của Đức Phật cho chúng ta biết nguồn gốc của khổ đau là ái dục, mà chúng ta cũng có thể gọi là bám víu, tham luyến hay chấp. Không quan trọng đối tượng là gì –có thể là một bữa ăn ngon, một người bạn thân, hay một mục đích tâm linh cao quý- nhưng nếu bám víu vàođó, bạn sẽ cảm thấy thất vọng, khổ đau.

Bạn có thể hỏi ái dục từ đâu đến? Nguồn gốc rõ ràng nhất là bản năng –lòng ham muốn được sinh tồn, ham muốn được có thực phẩm, quần áo, chỗ trú ngụ, sự ấm áp, sự phong phú, sự thỏa mãn. Lòng ham muốn dường như đã được càiđặt trong con người, cũng như súc vật. Ngay chính cỏ cây hình như cũng có một số ham muốn, vì chúng luôn hướng vềphía mặt trời để có ánh sáng và sự ấm áp. Một nguồn gốc khác của ái dục là những điều kiện xã hội -tất cả những quan điểm và giá trị mà chúng ta học được từcha mẹ, gia đình, bạn bè, học đường, quảng cáo, và sách vở, điều kiện hóa ta khiến ta tin rằng điều này tốt,điều kia xấu.

Lòng ham muốn mạnh mẽ nhất dựa trên các lạc thọ. Cuộc sống mang lại cho chúng ta biết bao sung sướng khóai lạc qua từng giác quan. Thí dụ, nhãn quan: mắt của bạn thì khảý và khả lạc. Nhãn thức cũng khả ý và khả lạc, cũng như nhãn căn, nhãn trần, cảm thọ về cái thấy, sựnhận biết hình ảnh, lòng ham muốn đối với những đối tượng của mắt, những hình ảnh tưởng tượng, những tưduy có chủ ý, vân vân. Tương tự tai, mũi, thân và ý cũng mang đến các lạc thọ. Mỗi ngày ta đều có cơ hộiđể tận hưởng những đối tượng khả ý và khả lạc qua các giác quan. Tuy nhiên ta vẫn không hạnh phúc.

Trong diệu đế thứ hai này, Đức Phật khuyên ta nên nhận biết rằng sự bám víu vào dục lạc rất nguy hại cho hạnh phúc. Ngài đã so sánh dục lạc với một mẩu xương không còn thịtđược vứt cho một con chó đói. Dầu chú chó gặm cục xương rất lâu, nhưng cục xương chẳng bao giờ có thể thỏa mãn được cơn đói của nó. Suy gẫm lại ta có thểthấy mình cũng giống như thế. Dầu có hưởng bao nhiêu dục lạc, ta vẫn không thỏa mãn, vẫn còn muốn hơn thếnữa.

Bao nhiêu bánh, bao nhiêu kẹo thì đủ? Bao nhiêu trò chơi trực tuyến bạn cần tham gia? Bao nhiêu quyển tiểu thuyết bạn cần đọc để thỏa mãn lòng ham muốn hưởng thụ của bạn? Bao nhiêu hoạt động tình dục ta cần có để thỏa mãn sự khao khát tình dục? Bao nhiêu rượu hay bao nhiêu ma tuý? Đôi khi người ta thức thâu đêm suốt sáng để ăn chơi cho đến khi gục ngã. Vậy họ đã hưởng đủ chưa? Hay bao giờ cũng có những trò chơi khóai lạc khác mà họchưa nếm qua.

Đức Phật đã so sánh dục lạc với một lưỡi gươm bén thấmđầy mật ngọt trên lưỡi dao. Để nếm được mật, ta có thể phải chịu nhiều đớn đau. Có biết bao câu chuyện về những người tự làm tổn thương bản thân, đôi khi cảtánh mạng, để tìm được khóai lạc. Vài năm trướcđây có một chuyện đăng báo về người công nhân đang sửa mái nhà, khi nhìn xuống qua cửa kính trời, anh ta bắt gặp người đàn bà khỏa thân đang đi lại trong nhà. Đểnhìn kỹ hơn, anh chòm người tới cửa kính, chẳng may trợt té khỏi mái nhà và bị thương nặng.

Rượu chè, ma túy, những cuộc du lịch thám hiểm, các trò thể thao nguy hiểm –chưa kể đến những hành động tình dục bừa bãi- đã khiến nhiều người phải khổ.

Hơn thế nữa, ta không thể kéo dài dục lạc. Giống như một giấc mơ, dục lạc thỏang qua đi. Chúng nhanh chóng vuột khỏi tầm tay, khiến bạn không còn gì để giữ lại ngoại trừcảm giác và ký ức. Giống như những món đồ vay mượn, ta không thể giữ chúng lâu. Vì thế bạn càng tham đắm vào loại dục lạc nào, thì nó càng mang đến thương tổn cho bạn khi thời gian, sự đổi thay, hay hoàn cảnh không thểtránh được, tước đoạt nó đi.

Ái dục phát sinh từ cảm giác của khóai lạc và đau đớn. Khiđược hưởng thụ khóai lạc, thì ta sinh lòng ham muốn nắm giữ, duy trì nó. Khi bị phiền não, đau khổ, thì ta có lòng muốn đuổi xô hay trốn tránh nó. Vì sự tham đắm của tađối với các lạc thọ, và sự phản kháng của ta đối với các khổ thọ, ta sẽ không ngừng tìm kiếm các trải nghiệm mang đến nhiều khóai lạc hay trốn tránh được khổ đau. Một khi đã tìm được điều gì đó có thể thỏa mãn được mục đích này, ta sẽ trở nên thành kiến và phân biệt. Trạng thái tâm này khiến ta trở nên chấp thủ. Để bảo vệvà gìn giữ được những gì đang có, người ta sẵn sàng nói dối, làm hại, sỉ nhục người khác, hay ngay cả sửdụng vũ khí để bảo vệ những gì họ nghĩ là sở hữu của họ.

Lòng ham muốn cũng đưa đến sự dằn vặt tâm lý. Vì các cảm thọ phát khởi từ việc xúc chạm với những gì mang đến dễ chịu –qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý– con người suy tư và lý luận, lập giả thuyết, triết lý hóa, phỏngđoán và tưởng tượng. Họ trở nên bám víu vào tà kiến và những niềm tin bất chính. Hồi tưởng lại những dục lạc trong quá khứ, họ còn dựng nên các tư duy, niềm tin và lý thuyết đầy dục vọng.

Có người quá chìm đắm trong ham muốn đến nỗi họ nguyện sẽ tái sinh để được hưởng tất cả các dục lạcđó nữa. Người khác, trái lại, vì những kinh nghiệm khổ đau mà họ đã trải qua, không muốn tái sinh: “Vậy là đủ rồi,” họ nói. “Một kiếp là đủ rồi. Tôi không muốn những thứ này nữa.”

Tóm lại, lòng ham muốn phát xuất từ vô minh –không biết rằng không có gì trường tồn và không biết rằng dục vọng mangđến khổ đau. Khi các giác quan tiếp xúc với những trần cảnh mang đến sự dễ chịu, tâm si mê phát khởi ý muốn nắm bắt và giữ chặt nó lại. Ngược lại cũng thế. Khi các giác quan xúc chạm với điều gì khó chịu, tâm si mê phát khởi ý muốn chạy trốn hay xa lánh nó. Vì sự tác ý này, con người có những hành động bất thiện nơi thân, khẩu, và ý, bất chấp hậu quả. Vì lòng ham muốn, người ta bóp méo sự thật và trốn tránh trách nhiệm cá nhân đối với các hành động của họ.

CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO HÀNH ĐỘNG CỦA MÌNH

Giáo lý về nhân quả của Đức Phật đã nói rõ rằng việc chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình là nền tảng cho sự tự tại vẹn toàn của mỗi cá nhân. Không chấp nhận sự thiếu sót của mình rồi đổ lỗi cho thế giới về sựbất hạnh của mình, sẽ khiến ta phải đắm chìm trong đau khổ. Ai cũng có những điều không vừa ý. Nhưng khi bạn còn trách móc, đổ lỗi cho cha mẹ hay xã hội về những vấnđề của mình, thì bạn đã tự cho mình một lý do để không sửa đổi. Ngay giây phút bạn biết nhận trách nhiệm cho hoàn cảnh của mình, dầu người khác cũng có góp phần vào đó, là bạn đã bắt đầu hướng đến con đường tích cực hơn.

Theo tôi, chúng ta bóp méo sự thật và trốn tránh việc nhận lãnh trách nhiệm cá nhân bằng ít nhất ba phương cách. Thứ nhất, ta cho rằng thế giới bên ngoài mang đến đau khổ cho chúng ta. Kết quả là, ta hướng tất cả mọi nỗ lực và khảnăng tinh thần ra bên ngoài. Ta dồn hết công sức, và đôi khi còn trở nên mù quáng, trong việc cố gắng sửa đổi người xung quanh, như thể là sự hoàn toàn của họ sẽ đem lại giải thoát cho ta. Hoặc chúng ta cố gắng thay đổi xã hội, tưởng rằng việc sửa đổi những cái ác trong xã hội sẽgiải quyết vấn đề của bản thân ta: “Khi đói khổ, chiến tranh, và ô nhiễm môi trường được dẹp bỏ, thì tôi mớiđược hạnh phúc.”

Dĩnhiên, ước muốn hoàn thiện xã hội cũng là điều đáng khuyến khích. Chúng ta thấy đồng loại đau khổ như thếnào, ta cảm thông với họ, và ta hành động để xoá bỏkhổ đau cho họ. Nhưng thường ta không nhận ra rằng trong khi cố gắng để giải quyết vấn đề cho người khác, ta quên hay đè nén vấn đề của chính mình. Lý do của chúng ta là: có quá nhiều những tệ nạn xã hội cần được sửađổi, ta không có thời gian để lo cho mình.

Thực ra, chúng ta thiếu sự chân thật và can đảm để quán xét chủ đích thực sự của mình. Những người tham gia các hoạtđộng xã hội có thể rất từ bi và có tâm phục vụ, nhưng cũng có người không nhìn ra mục đích thực sự của họ.Chúng ta ai cũng biết rằng giúp đỡ người khó khăn hơn mình mang đến cho ta một cảm giác đầy quyền lực mà ta không thể có được đối với những người không phụ thuộc vào ta. Ước muốn được có quyền lực là một bản năng cơbản. Cần phải có nhiều lòng chân thật để nhận ra bao nhiêu phần trong những gì ta làm cho người khác phát xuất từ động lực này. Nhận ra được chủ đích thực sự phía sau các hành động của chúng ta có thể giúp ta chú tâm vào công việc quan trọng hơn tất cả là xếp đặt việc nhà của mình yên ổn trước khi cố gắng cứu giúp người khác.

Lý do thứ hai mà chúng ta dùng để tránh nhận lãnh trách nhiệm cho hành động của mình là nhất quyết cho rằng chúng ta không có vấn đề gì. Chúng ta chỉ quan tâm đến hạnh phúc và mục đích của riêng mình mà không để ý gì đến việc hànhđộng của ta có thể ảnh hưởng đến người khác như thếnào. Trong tiềm thức, ta có thể nghĩ rằng thế giới bên ngoài không quan trọng, hay không có thực. Nếu có thể lắng nghe sự suy nghĩ của chính mình, có lẽ ta sẽ nghe mình tự nhủ, “Chỉ có tôi là hiện hữu, và chỉ có những gì tôi quan tâm đến là quan trọng –ngoài ra không có gì nữa.”

Có thể tất cả chúng ta đều biết đến những nhân vật tuyên bố coi trọng giá trị này, giá trị nọ, nhưng âm thầm hànhđộng ngược lại với những điều đó.

Những người này chỉ quan tâm đến bản thân họ. Có người cũng thành thật nhận rằng họ bị lôi cuốn theo sự ham muốnđược thành công về tài chánh, quyền lực, hay sự nổi tiếng. Tuy nhiên, họ cũng tìm cách để tránh chịu trách nhiệm cho các hành động của mình. Họ tự dối bằng cách tư duy rằng những mục đích cá nhân mà họ theo đuổi quan trọng hơn bất cứ thứ gì khác. Họ tự lừa dối bằng cách tin rằng nếu đạt được mục đích họ sẽ hạnh phúc, mà không cần biết là ai sẽ bị tổn thương trên đường đi của họ.

Cách thứ ba để chúng ta trốn tránh các vấn đề cá nhân đơn giản là chạy trốn chúng. Tất cả chúng ta đều làm nhưthế. Xem TV hay lục tủ lạnh kiếm đồ ăn là cách ta thường làm để tránh khỏi phải tự nhìn lại mình một cách chân thật. Bạn ru ngủ thân tâm bằng sự êm ái, dễ chịu rồi chìm vào giấc ngủ. Thời gian sẽ qua đi. Trừ việc trở nên già đi và mập thêm, thì không có sự thay đổi nào xảy ra cho ta. Thử thách ở đây là có can đảm để hỏi tại sao.

Tất cả chúng ta, không ít thì nhiều, đều đã từng sử dụng các phương cách này để trốn tránh trách nhiệm, và chúng cũng tạm thời mang đến cho ta sự an ủi, hạnh phúc ngắn ngủi. Nhưng không có gì mang đến một giải pháp lâu dài,đích thực cho các vấn đề của ta. Dầu ta có cố gắng đểthay đổi thế giới, phớt lờ thế giới, hay tách mình ra khỏi thế giới, ta cũng không thể trốn tránh trách nhiệm cuối cùng cho hành động của mình. Cuộc sống có lúc lên, lúc xuống, và chính chúng ta tạo ra chúng. Chính phương tiện này của chúng ta -sự kết hợp của thân và tâm– phải chịu muôn vàn khó khăn. Điều duy nhất ta có thể làm, theo giáo lý của Đức Phật, là tìm cách để hoàn thiện hơn công cụ duy nhất có quyền năng mang đến hạnh phúc cho bản thân ta và thế giới. Công cụ đó chính là tâm của chúng ta.

Diệu ĐếThứ Ba:
Đoạn Diệt Khổ Đau

Sựthật thứ ba là lời hứa khả của Đức Phật rằng khổ đau có thể được đoạn trừ. Sự chấm dứt đó xuất phát từ việc hoàn toàn diệt bỏ mọi chấp thủ, mọi ái dục của chúng ta. Giờ thì ta đã bắt đầu hiểu về nhân quả của hành động cá nhân của mình và chấp nhận trách nhiệm cho lời nói, hành động và ý nghĩ của mình. Ta có thể thấy rằng chính ta đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chấm dứt sự đau khổ của bản thân. Tuy nhiênở thời điểm này thật khó để ta có thể cảm nhận được cảm giác hạnh phúc trọn vẹn ra sao. Cuộc sống sẽ như thếnào nếu không còn có sân hận hay tham muốn nữa?

Cácđệ tử của Đức Phật cũng đã có những thắc mắc nhưthế. Một lần, ngài Xá Lợi Phất, một trong hai vị đạiđệ tử của Đức Phật, và chính ông cũng là một vị thầyđã giác ngộ, đang có cuộc thảo luận với một nhóm các vị tu sĩ. Họ hỏi rằng: “Thưa Đại đức, trạng thái hạnh phúc toàn vẹn, mà Đức Phật gọi là niết bàn, không phải là thứ hạnh phúc dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Làm sao có thể có một cái gì đó không được trải nghiệm mà được gọi là hạnh phúc?”

Ngài Xá Lợi Phất trả lời, “Đó là lý do tại sao nó được gọi là hạnh phúc.” (A IV (9) IV 3)

Nói cách khác, hạnh phúc bao gồm những gì không phải trải qua. Diệu đế thứ ba dạy rằng hạnh phúc xóa sạch tất cảmọi trạng thái tâm tiêu cực -tất cả tham, sân, si. Cuối cùng khi chúng ta đã thành công trong việc dập tắt các ngọn lửa nội tâm làm cháy mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm, thì lúc đó ta sẽ chứng nghiệm được hạnh phúc toàn vẹn, thanh tịnh tuyệt đối. Có thể khó tưởng tượng ra trạng thái đó cảm giác như thế nào, nhưng cách duy nhất để tựkhám phá ra điều đó là bước theo con đường đạo dẫnđến mục đích đó.

Giống như phần đông chúng ta, các vị tu sĩ tham vấn với Ngài Xá Lợi Phất muốn biết ngay từ khi mới bắt đầu con đườngđoạn cuối của nó ra sao. Điều này cũng giống như khi ta hỏi một bé gái, “Cháu cảm thấy thế nào khi sanh em bé?”Cô bé đó chưa hề sanh nở. Em phải lớn lên và trưởng thànhđể có được kinh nghiệm đó. Cô bé có thể nói đôi chút về sự sanh nở từ những điều em được đọc hay đã nghe qua, nhưng em không thể diễn tả hoàn toàn tất cả kinh nghiệmđó.

Ngay chính mẹ em có thể cũng không có khả năng để nhớ lại lúc sanh nở ra sao. Bà có thể nói về kinh nghiệm của bản thân, nhưng khi người nghe chưa bao giờ có kinh nghiệm sanh nở thì cũng không thể hiểu người mẹ ấy cảm giác thếnào.

Hạnh phúc thường hằng của giác ngộ cũng giống như thế. Chỉcó những người đã qua các giai đoạn tu tập và đã tựmình trải qua chứng nghiệm đó mới có thể hiểu được.

Thí dụ cô bé đó đến hỏi cha mình, “Ba ơi, liên hệ của ba với mẹ là như thế nào?”

Người cha có thể trả lời, “Con ơi, hãy ra ngoài chơi đi. Cha sẽnói cho con biết sau này.” Có lẽ, khi cô bé đã trưởng thành,đến tuổi lập gia đình, người cha mới nói với con gái,“Lâu rồi con đã hỏi cha về sự liên hệ giữa cha với mẹ con là gì. Giờ con có muốn nghe câu trả lời không?”

Người con gái trả lời, “Không, thưa ba, con đã biết câu trả lời.”

Người con gái đã trưởng thành trong hiểu biết. Cô đã tự biết câu trả lời. Nếu một kinh nghiệm thế tục như là sự liên hệ giữa một người nam và một người nữ đã khó trảlời như thế, hãy tưởng tượng xem để hiểu được hạnh phúc toàn vẹn của sự giải thoát khỏi khổ đau còn khóđến ngần nào!

Hiện tại, tâm ta tràn đầy bao suy tưởng, quan niệm, thiên kiến, mà đa số xuất phát từ lòng tham, sân, và si. Cố hiểu chođược sự nhiệm mầu của hạnh phúc toàn vẹn trước khi ta diệt bỏ được các tâm tiêu cực là điều không tưởng. Ta không thể làm gì hơn là dựa vào các ẩn dụ, ngụ ngôn, kinh sách do các bậc chứng ngộ kể lại và cố gắng suy luậnđể có được chút hiểu biết nào đó. Thí dụ:

Thởi xa xưa có một chú rùa sống giữa một đàn cá và những sinh vật biển khác, bỗng nhiên rùa biến mất. Khi rùa trởvề, bọn cá hỏi nó đã đi đâu.

“Tôi lên mặt đất,” con rùa trả lời chúng.
Chúng lại hỏi, “Nước trên mặt đất ra sao?”
Rùa trả lời, “Mặt đất không có nước.”
“Vậy sao anh bơi được?”
“Tôi không bơi. Tôi đi.”
“Đi? Anh nói ‘đi’ là sao? Và anh có thấy nhiều cá trên đó không?”

Khi rùa cố gắng giải thích, đàn cá nói một cách nghi ngờ,“Không có nước; không có cá; anh không lội được; và anh nói rằng anh ‘đi’. Làm sao có thể như thế được?”

Rùa trả lời, “Các bạn muốn hiểu sao cũng được. Còn tôi, tôi sẽ trở lên đất liền.” Nói xong, rùa bỏ đi.

Cũng giống như đàn cá không thể hình dung về ý nghĩa của đất liền, người còn đầy phiền não do tham, sân, si, không thểhiểu được niết bàn. Để có thể tuệ tri được điềuđó, ta phải chuyển hóa tất cả các trạng thái tâm tiêu cực và tự mình chứng nghiệm giác ngộ.

Hiện tại thì kinh nghiệm gần gủi nhất đối với hạnh phúc của giác ngộ là trạng thái tâm thanh tịnh mà thỉnh thỏang chúng ta có thể đạt được khi buông xả được các gánh nặng của mình trong một giây phút nào đó, khi tâm chỉ là“tâm” chứ không có gì trong đó nữa. Sự hiểu biết do suy luận mà ta có được ở những lúc như thế, có thểso sánh với việc ta đang đi trên sa mạc và cảm thấy mệt mỏi, đói khát. Rồi ta tìm được một chiếc giếng sâu với ít nước ở dưới đáy nhưng chung quanh không có gào múc hay dây kéo. Nhưng ta đã quá suy nhược, không còn sức lực để bện một cái gào múc nước. Vì thế dầu là ta có thể nhìn thấy nước, ta vẫn không thể chạm đếnđược, nói gì đến chuyện uống. Tương tự, khi tâm tạm thời được giải thoát khỏi tham, sân, si, ta có thể cảm nhận được sự thanh tịnh của niết bàn, nhưng không nhất thiết là ta có phương tiện để đạt đến đó. Đoạn diệtđược lòng tham ái thì cũng giống như tìm được sợi dây của tâm từ bi. Giải thoát được tâm khỏi sân hận thì cũng giống như gắn được sợi dây đó vào cái gàu của tình thương yêu. Sức mạnh trong đôi tay thì tựa như trí tuệ, sự giải thoát khỏi vô minh. Khi ta có thể kết hợp ba phẩm chất này lại với nhau, thì ta có phương tiện đểcuối cùng được nếm hạnh phúc toàn vẹn của niết bàn.

Trạng thái hạnh phúc này không thể diễn tả được bằng lời.Đặc tính duy nhất của nó là sự thanh tịnh. Nó không sinh, không được cấu thành, và không có điều kiện. Vì thế, điều duy nhất ta có thể làm là nói về những gì mà trạng thái này không có. Ở đó không có lòng tham, sự bám víu, chấp chặt vào sự vật, con người, hay quá khứ. Ở đó cũng không có sân, xung đối, thù hằn hay tham luyến. Ở đó không có sự lầm lạc nhìn mọi sự vật như là thường hằng, tự tại hoặc là có một linh hồn hay một cái ngã bên trong.

Những người còn sống trong ảo tưởng rằng họ đang hưởng thụcuộc sống như nó là trong một thế giới khổ đau, khi nghe sự diễn tả này có thể sẽ nói, “Như vậy giác ngộ đâu có gì là tốt đẹp. Không chắc gì tôi đã muốn đạt được trạng thái đó. Ở đó có nhà cửa không? Rồi còn gia đình, trường học, bảo hiểm y tế, bệnh viện, đường xá, vân vân?” Những câu hỏi này đã được đặt ra với tôi.

Câu trả lời phải là không. Những người còn bám víu vào cuộc sống, vào sự luân hồi vô cùng tận này, sẽ không có tâm sáng suốt để muốn đạt được trạng thái của sự thanh tịnh toàn vẹn. Họ không hiểu diệu đế thứ nhất củaĐức Phật, rằng khổ là điều không thể tránh được, hay diệu đế thứ hai của Ngài, rằng càng ham muốn, thì ta càng khổ đau. Không có chánh kiến về những điều căn bản này, thì họ khó mà hiểu được diệu đế thứ ba của Đức Phật-rằng khổ sẽ chấm dứt khi ta đoạn diệt được tất cảmọi tham ái, mọi bám víu.

Có thể sẽ có thắc mắc không biết việc ta muốn đạt được giác ngộ và thoát khỏi vòng luân hồi vô cùng tận có được chấp nhận không. Câu trả lời là được, đây là một ước muốn thiện –được gọi là “ước muốn được không còn ham muốn.”

Diệu ĐếThứ Tư:
Con ĐườngĐạo

Diệuđế thứ tư của Đức Phật là con đường đạo dẫn đến sự chấm dứt khổ. Con đường tám ngành (Bát Chánh Đạo) mang lại hạnh phúc và an bình cho những ai thực hành chúng. Sau này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ từng bước một, nhưng giờhãy điểm sơ qua:

•Bước 1: Chánh Kiến trong giáo lý của Đức Phật đòi hỏi chúng ta phải liễu tri các hành động thiện dựa trên nhân quả và Tứ Diệu Đế và xét xem chúng có phù hợp đối với giáo lý của Đức Phật nói chung.

•Bước 2: Chánh Tư Duy hướng ta đến ba tư duy tích cực–sự rộng lượng hay xả, tình thương yêu và lòng bi mẫn.

•Bước 3: Chánh Ngữ dạy chúng ta làm thế nào để nói sự thật và tránh nói lời ác độc, cộc cằn, phù phiếmđể giúp ta tiến trên con đường đạo.

•Bước 4: Chánh Nghiệp đưa ra những nguyên tắc giúp ta sống có đạo đức -nhất là tránh giết hại, trộm cắp, tà dâm và các chất gây nghiện.

•Bước 5: Chánh Mạng giải thích tại sao việc ta chọn một công việc hay nghề nghiệp thích đáng là điều quan trọngđối với sự thực hành tâm linh và đối với những câu hỏi về đạo đức trong kinh doanh, thái độ của chúng ta phải thế nào.

•Bước 6: Chánh Tinh Tấn đề ra bốn bước mà ta có thể theođể thúc đẩy công phu tu tập –ngăn ngừa các trạng thái tâm tiêu cực, chế ngự các trạng thái tâm tiêu cực, vun trồng các trạng thái tâm tích cực và duy trì các trạng thái tâm tích cực.

•Bước 7: Chánh Niệm nói đến sự thực hành thiền chánh niệm-nhất là vun trồng chánh niệm nơi thân, thọ, tâm, và pháp.

•Bước 8: Chánh Định nói đến bốn giai đoạn của thiềnđịnh sâu xa mà chúng ta có thể đạt được trong thiền quán.

Tám bước này (Bát Chánh Đạo) không chỉ là một bảng liệt kê thú vị về các tư tưởng đã được Đức Phật dạy. Mà chúng là nguồn hy vọng tốt đẹp nhất của chúng ta để đạt được giác ngộ. Nếu tám bước này là những điều mà bạn sẽ đọc lướt qua một cách nhanh chóng rồi đểqua một bên, là bạn đã không nắm được sự quan trọng của chúng. Không có lời dạy nào trong giáo lý của Đức Phật sâu sắc hơn và quan trọng hơn. Đúng ra tám bước này chính là Phật pháp.

Tám bước này thường được diễn tả như một bánh xe –bánh xe của trí tuệ, ngược lại với bánh xe của luân hồi sanh tử không dừng dứt. Trí tuệ sẽ chặn đứng lại vòng xoay của sanh tử luân hồi. Các nấc trên bánh xe trí tuệ là tám bước trên con đường đạo của Phật. Trục bánh xe là sựkết hợp của tâm từ bi và trí tuệ. Ngược lại, những nấc trên bánh xe của sanh tử luân hồi là bao kiếp sống mà chúng ta đã phải trải qua và rồi chúng còn sẽ đưa tađến các cõi khổ đau. Trục của bánh xe đó là sựkết hợp của tham, sân, và si.

Cảhai bánh xe đều luôn chuyển động. Chúng ta đã nhìn thấy tất cả quanh ta là những vòng bánh xe không dừng dứt của sanh và tử. Cây cỏ, thú vật, và con người luôn được sinh ra rồi chết đi. Nhưng sẽ khó nhận ra sự chuyển động của bánh xe trí tuệ, tuy nó vẫn có mặt. Quanh ta, bao người vẫnđang tu tập theo con đường đến hạnh phúc của Đức Phật. Bánh xe này chuyển động vì sự thực hành tâm linh rất mạnh mẽ, luôn hoạt động và luân chuyển. Dáng hình tròn của cả hai bánh xe đều là biểu tượng của sự toàn vẹn. Bánh xe của sanh tử cũng là một quy trình khép kín tuyệt đối.Đó là một hệ thống toàn hảo để luân chuyển trong khổ đau. Trong khi dáng hình tròn của bánh xe trí tuệ biểu tượng rằng Bát Chánh Đạo là đầy đủ, vẹn toàn.

Đểtự giải thoát khỏi khổ đau, bạn cần thực hành mọi khía cạnh của bánh xe trí tuệ. Chỉ đọc về tám bước của bánh xe (Bát Chánh Đạo) sẽ không giúp bạn được hạnh phúc. Nếu bạn cố gắng để giữ một bánh xe đạp đứng thẳng, nó sẽ ngã xuống. Tuy nhiên nếu bạn giữ cho bánh xe quay bằng cách đạp xe đi tới, thì bánh xe sẽ đứng thẳng cho đến khi nào sự chuyển động dừng lại. Để mang đến ích lợi cho bạn, bánh xe của trí tuệ cũng cần phải được lăn đi trong sự thực tập hằng ngày.

CHÁNH NIỆM VỀ CHÁNH KIẾN

Đểbạn biết làm thế nào thực hành bước thứ nhất –Chánh Kiến về Tứ Diệu Đế- thí dụ, một buổi sáng kia khi ngồi trên gối thiền bạn cảm thấy đau ở chân. Thay vì chỉ ghi nhận sự phát sinh và hoại diệt của cảm giác đó, thì bạn trong trường hợp này lại cảm thấy khổ vì cái đau, và sự khó chịu của bạn càng làm nó đau thêm. Nếu tâm chánh niệm của bạn đã thuần thục, thì vấn đề này đã không xảy ra, nhưng giờ bạn đã sa lầy. Bạn có thể làm được gì bây giờ?

Bạn có thể chế ngự được sự phiền não do cái đau mang đến bằng cách thực hành bát chánh đạo của Đức Phật. Đây là cơ hội để quán sát tứ diệu đế trong thực hành.

Mặc dầu tám bước (Bát Chánh Đạo) đã được mô tả theo một thứ tự đặc biệt, nhưng chúng ta không cần phải thực hành chúng theo thứ tự đó. Không đơn giản và rõ ràng như thế.Thí dụ như ta đang nấu ăn trong nhà bếp nơi tất cả các dụng cụ đều được treo theo kích cỡ và được xếp đặt gọn gàng theo một thứ tự lô gích nào đó, thì ta cũng không dùng các dụng cụ này theo thứ tự mà chúng đã được xếpđặt. Thay vào đó ta sẽ lấy bất cứ cái chảo hay cái nồi nào mà ta đang cần lúc đó. Cũng thế, khi áp dụng Bát ChánhĐạo vào cuộc sống hằng ngày đòi hỏi ta phải chọn lựa và sử dụng bất cứ bước nào mà ta cần.

Dođó, trước hết ta chánh niệm về cái đau và sự phản kháng của ta đối với nó. Như thế là ta đã sử dụng chánh niệm, là bước thứ bảy của Bát Chánh Đạo. Với chánh niệm, ta bắt đầu nhận thức rằng “Đây là khổ.” Khi nhìn ra sự thật của khổ, là ta đã nhận ra diệu đế thứ nhất. Nó trở thành là một thực tại đối với ta và ta bắt đầu thực hành chánh kiến, là bước đầu tiên của Bát ChánhĐạo.

Với sự chú tâm chánh niệm, ta sẽ dễ dàng nhận thấy rằng càng phản kháng cái đau, thì ta càng cảm thấy tệ hại hơn. Vì thế ta cố gắng để chế ngự, buông xả sự phản kháng. Hành động đó liên quan đến chánh tinh tấn, là bước thứsáu. Ta buông xả sự phản kháng bằng cách thư giãn và thiết lập một thái độ thân thiện hơn. Ta có thể, thí dụ, suy luận rằng cái đau trong chân cũng đáng được chấp nhận, thương yêu như bất cứ những cảm giác nào khác của thân. Bằng cách đó, ta tu tập một khía cạnh của chánh tư duy, là bước thứ hai.

Sauđó ta có thể quán sát rằng nỗi khổ phát sinh không chỉvì sự phản kháng mà còn vì ta mong muốn được cảm thấy dễ chịu hơn. Thí dụ, ta có thể nghĩ, “Giá mà tôi có thểngồi một cách yên tĩnh, không bị đau đớn!” Thấy được sự liên hệ giữa lòng ham muốn và sự khổ đau sẽ đưa chúng ta thẳng đến trí tuệ trong diệu đế thứ hai, sựthật rằng chính lòng tham ái đem lại khổ. Giờ thì chánh kiến của ta đã được phát triển sâu xa hơn.

Khi ngồi với ý thức về diệu đế thứ hai, ta trở nên rất rõ ràng về sự liên hệ giữa lòng tham ái và khổ, do đó chánh niệm cũng được phát triển sâu hơn. Vì thấy quá rõ lòng tham ái đưa đến khổ đau như thế nào, nên ta phát khởi quyết tâm phải làm điều gì đó đối với lòng tham ái. Phát khởi quyết tâm, là ta đã lại thực hành chánh tinh tấn, nhưng lần này, là để buông bỏ tâm tham ái, bám víu vào những cảm giác dễ chịu. Tư tưởng buông xả, còn được biết đến như là xả ly, là một khía cạnh khác của chánh tư duy.

Có thể lúc đầu chúng ta đã phản ứng lại cái đau với cảm giác thất vọng, bực tức. Nếu sự tự trách hay các ác ý khác nhắm đến bản thân đã phát sinh, thì giờ ta phải thực hành chánh tinh tấn để buông bỏ chúng. Làm được thế, là ta một lần nữa thực hành chánh tư duy. Hãy nhớ rằng nếu ta cố gắng quá sức, thì ta tạo ra nhiềuđau đớn và căng thẳng hơn. Tuy nhiên, với chánh niệm, ta sẽ nhìn thấy được vấn đề đó. Rồi chánh tư duy một lần nữa lại trở nên hữu dụng, lần này là để giải nhiệt cho tâm với tư duy về tình thương yêu dành cho bản thân.

Những sự thành công như thế trong việc vun trồng chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, và chánh niệm sẽ giúp tâm lắng đọng. Tâm trở nên định tĩnh hơn; đây là một biểu hiện của bước thứ tám trên con đường đạo: Chánh Định. Khiđạt được định sâu lắng, thì sự đau đớn tinh thần cũng như thể xác sẽ qua đi. Khi sự đau đớn đã tan biến ta sẽ cảm thấy đầy an bình, tĩnh lặng và hạnh phúc. Các trạng thái này, ngược lại, sẽ đưa ta vào tầng định cao sâu hơn.

Định sâu lắng hơn sẽ giúp tâm chánh niệm được củng cố và ta tiếp tục quán sát các chứng nghiệm của mình. Ta thấy rằng cái đau biến mất vì ta buông xả lòng tham muốn đối với dục lạc. Sau đó chánh kiến sẽ tăng trưởng khi ý nghĩa và hiệu lực của diệu đế thứ ba trở nên tách bạch: khi chấm dứt tham ái thì khổ được đoạn diệt.

Có thể nhận thấy rằng trong thí dụ vừa rồi chúng ta đã không nói đến khía cạnh “đạo đức” của Bát Chánh Đạo:đó là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng (bước thứba, tư, và năm). Nhưng chúng cũng có mặt, vì chúng đóng vai trò quan trọng trong một cuộc sống tốt đẹp. Sống thiếuđạo đức sẽ khiến tâm không an, khiến cho việc hành thiền trở nên khó khăn ngay cả trong những hoàn cảnh thuận tiện. Ta cần có một nền tảng đạo đức vững chãi trước khi có thể duy trì được định và giữ được quyết tâm mạnh mẽ khi đối diện với những đau đớn của thân tâm. Do đó khi đã thực hành không sai lệch các bước trên con đườngđạo (Bát Chánh Đạo) của Đức Phật, ta sẽ tìm thấy trongđó phương cách để buông xả khổ đau. Khi làm được thế,ta sẽ chánh kiến được diệu đế cuối cùng trong Tứ DiệuĐế, sự thật rằng phương cách để chấm dứt khổ là đi theo con đường Bát Chánh Đạo. Đến đây chúng ta đãđiểm qua tất cả bốn khía cạnh căn bản của Chánh Kiến.

Khiđã tự mình thấy được Tứ Diệu Đế diễn biến như thếnào trong trường hợp này, chúng ta cũng đoán được chúng sẽ vận hành ra sao trong cuộc đời nói chung. Do đó bánh xe trí tuệ sẽ được tiếp tục quay vòng.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.