Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc – Bước 5

Bước 5 – CHÁNH MẠNG

Một đệ tửcủa tôi kể rằng có một nữ doanh nhân thành đạt rất quan tâm đến các giới luậtđạo đức theo Phật giáo. Một lần bà tìm được một mối kinh doanh mới, có một số tiệm rượu đang rao bán. Bà biết nếu nhân cơ hội này mua các tiệm ấy, thì bà có thể được nhiều lợi lộc. Tuy nhiên có điều gì đó đã ngăn cản bà lại. Khi bà quán xét về việc kinh doanh bán rượu, bà nhận thấy rằng một số khách hàng của tiệm rượu có thể bị tổn hại. Họ có thể uống rượu rồi làm những điều tai hại! Họ có thể trởthành những kẻ rượu chè trác táng, hoặc tệ hơn nữa là những kẻ nghiện ngập. Đểbảo vệ sự phát triển tâm linh của mình, bà từ chối không mua, bỏ qua mối kinh doanh đó.

Câu chuyện này đã nói lên được một chân lý rất minh bạch: phương cách kiếm sống không nên ảnh hưởng đến sự phát triển tâm linh. Chúng ta không thể liệt kê ra một danh sách đầyđủ những nghề nghiệp hay công việc được coi là Chánh Mạng, nhưng Đức Phậtđã cho chúng ta một hướng dẫn căn bản: bất cứ công việc/nghề nghiệp nào cũng có thể được coi là chánh mạng nếu nó không đem lại tai hại cho bản thân người làm công việc đó hay cho bất cứ ai khác. Dĩ nhiên, không có việc gì là hoàn hảo. Phương cách kiếm sống hoàn hảo duy nhất là công việc được làm bởi một người hoàn hảo -người đã hoàn toàn đoạn diệt được tất cả tham, sân, và si. Nhưng những người như chúng ta, còn đang trên đường tiến đến sự hoàn hảođó, vẫn có thể làm được nhiều thứ để hòa hợp công việc làm với cuộc sống tâm linh.

Như với hầu hết những câu hỏi về đạo đức Phật giáo, lý do tại sao ta phải quan tâm đến Chánh Mạng có hai mặt. Việc làm mà tổn hại đến người khác thì tự nó đã sai vì nó vi phạm căn bản đạo đức. Nhưng nó cũng sai vì nó gây tổn hại cho bản thân người làm công việc đó. Lý do là vì chưa giác ngộ, chúng ta không thể hoàn toàn tránh việc bị kích động trở nên giận dữ hay đau khổ. Trong khi đó công việc phải làm khiến ta phải tranh đấu với lòng tham và sân. Tuy nhiên chúng ta có quyền lựa chọn để tránh những công việc có thể cản trở sự tiến bộ tâm linh của ta. Nếu nghề nghiệp của ta gây ra quá nhiều sân hận, thì tâm không thể an tịnhđể hành thiền.

Hãy lấy một thí dụrất hiển nhiên. Thí dụ công việc của một người đòi hỏi anh ta phải giết thú vật. Anh ta có thể là nhà nghiên cứu phải thí nghiệm một loại thuốc mới trên những con chuột trong phòng thí nghiệm. Hay anh ta có thể là người bán cá hay bán thịt heo. Khi người đó hành thiền, tâm anh ta có thể bị xáo trộn. Hằng ngày anh phải chứng kiến các thú vật đau khổ dưới tay anh. Anh nhìn thấy nỗi sợhãi trong mắt chúng và sự cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi hiểm nguy của chúng; anh nghe được tiếng kêu rên và cảm nhận được nỗi đau của chúng. Những hình ảnh này luôn ám ảnh anh khi trở về nhà. Để làm được công việc này, anh phải tự lừa dối mình rằng thú vật không có cảm giác, chúng không thực sự là những sinh vật biếtđau đớn như anh. Trong tâm, anh biết rằng suy nghĩ này là không đúng, nhưng anh tiếp tục giết hại vì đó là công việc của anh. Sự dằn xé nội tâm khiến tâm anh bấn loạn và các hình ảnh ghê rợn lại hiện ra trong lúc anh hành thiền. Anh không thể thực hành tâm từ bi; anh cũng không thể thư giãn. Rõ ràng công việc của người này không thể là Chánh Mạng.

Đối với một sốcông việc, như là giết súc vật, ta có thể dễ dàng biết là xấu. Còn lại, đôi khi việc đánh giá thế nào là một việc làm/nghề nghiệp được coi là Chánh Mạng thì phức tạp hơn nhiều. Một số công việc có thể được chấp nhận ở một số nơi nhưng lại không được chấp nhận ở chỗ khác tùy vào hoàn cảnh, thí dụ như là người chủ cóđòi hỏi nhân viên hành động một cách vô đạo đức hay không. Sự quán sát ở ba mứcđộ sau đây sẽ giúp chúng ta quyết định rằng một công việc có được coi là Chánh Mạng hay không.

CÁC CÂU HỎI ĐỂ ĐÁNG GIÁ CHÁNH MẠNG

Chúng ta có thểquyết định xem một công việc có được coi là Chánh Mạng hay không bằng cách tựhỏi ba câu hỏi tương quan nhau.

Trước hết, công việc của tôi tự nó có xấu không?

Đó là, qua định nghĩa, công việc đó có xấu không? Nó có liên quan đến việc sản xuất, mua bán, quảng cáo, hay sử dụng súng hoặc các loại vũ khí khác không? Nó có liên quanđến chất độc hay chất gây nghiện không? Nó có gây tai hại hay giết sinh vật không? Chính Đức Phật đã dạy rằng những nghề nghiệp liên quan đến vũ khí, chấtđộc, hay giết hại thì rõ ràng không phải là Chánh Mạng.

Có nhiều nghềnghiệp rõ ràng rơi vào loại này. Thí dụ, việc nghiên cứu, phát triển những vũkhí hóa học, hạt nhân, sản xuất hay buôn bán thuốc trừ sâu, thiết lập những hệ thống mạng hướng dẫn việc phóng tên lửa, hay bốc lột lao động rẻ tiền thì rõ ràng là sai. Tôi cũng có thể thêm rằng viết lách cho những tờ báo rẻ tiền làm hại đến danh dự của những người nổi tiếng hay làm việc cho những chương trình trực tuyến đểrao truyền những lời nói đầy sân hận cần bị coi là một loại “thuốc độc” mà Đức Phậtđã nhắc đến như là một cách kiếm sống sai trái.

Lời dạy của Đức Phật cũng có thể áp dụng rộng rãi hơn để bao gồm những nghề không truyền thống. Kiếm sống từ những trò chơi thể thao bạo lực khiến người ta bịthương tổn, như là đánh võ đài, là một cách kiếm sống sai trái. Làm chủ hay làm việc ở những casino hay những chỗ cờ bạc cũng thế. Giống như rượu, cờ bạc cũng khiến người ta nghiện ngập. Nó xuất phát từ lòng tham, thường dẫn đến việc phạm tội hay làm tổn hại người vô tội. Không cần phải nói, những hoạt động tội phạm dưới bất cứ hình thức nào cũng là một cách kiếm sống sai trái, kể cả việc đầu cơ, những loại giao dịch bất hợp pháp, lừa đảo, gian dối, và các loại tội phạm trong các công ty. Nghề nghiệp gây nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân cũng là một cách kiếm sống sai trái.

Buôn bán ma túy thì rơi vào loại buôn bán các “chất độc”. Những người buôn bán ma tuý nổi tiếng về các hành vi bạo lực và hối lộ để bảo vệ lãnh địa, mua bán mà không bị bắt. Chắc chắn là việc làm của họ đem lại tai họa cho những người yếu đuối sa ngã vào việc mua và sử dụng ma tuý. Người sử dụng ma tuý cũng gây ra tội ác để cóđược tiền mua thuốc. Các thành viên vô tội trong gia đình cũng phải đau khổ: từbạo lực trong gia đình, từ việc thiếu thốn, đói nghèo, và từ nỗi mất mát khi người thân bị tù đày, bị hãm hại.

Tuy nhiên, vì chế độ kinh tế của chúng ta đã trở nên quá phức tạp, nên đôi khi việc xét đoán xem những nghề nghiệp nào bị coi là cách kiếm sống sai trái cũng không được rõ ràng, dứt khóat lắm. Thí dụ, làm việc cho quân đội có phải luôn là xấu? Điều đó còn tùy. Nếu công việc đặt người đó vào vị trí phải sử dụng vũ khí, kể cả dùng máy vi tính để phóng tên lửa, thì có thể đó là cách kiếm sống sai trái. Nhưng là một bác sĩ hay một người đầu bếp thì bản chất công việc không có gì là sai. Tôi khó tin rằng có người đầu bếp nào, dầu ở trong quân đội, lại nghĩ, “Tôi nấu cho những người lính này ăn để họ có thể đi giết giặc!”

Nhiều hoàn cảnh công việc khác cũng phải được xét lại. Thí dụ, việc chế tạo những đầu đạn hạt nhân rõ ràng là một trong những công việc bị cấm đoán theo sự liệt kê củaĐức Phật, nhưng việc đào mỏ uranium để dùng trong vũ khí hạt nhân thì sao? Hoặc làm việc trong những cửa hàng tạp hóa, bản chất của công việcđó có sai không, nếu như doanh thu của các cửa hàng đó phần lớn nhờ vào việc bán súng? Hoặc làm việc với số lương ít ỏi trong các tiệm bán thức ăn nhanh thì sao? Ta có thể nghĩ đến nhiều hoàn cảnh công việc đem lại tai hại một cách gián tiếp cho người khác. Một vị giáo sư đại học có thể cảm thấy không an lòng khi kết quả các công trình nghiên cứu khoa học của ông có thể được sử dụng cho mụcđích quân sự. Sản phẩm của một công nhân ngành thép cũng có thể được sử dụng đểlàm súng săn.

Trong những trường hợp như thế, ta cần phải tự hỏi, “Công việc của tôi có liên quan trực tiếp đến vũ khí, chất độc, hay giết hại không? Tôi có cố ý đem lại tai họa cho người khác hay cho bản thân?” Tóm lại, ta có thể sử dụng quy luật chung sauđây: Nếu sự tách biệt giữa công việc ta làm và những nguy cơ mà nó có thểxảy ra cho người khác càng lớn, thì nó càng khó có thể là một công việc không phù hợp với Chánh mạng.

Thứ hai, công việc của tôi có khiến tôi phải phạm năm giới?

Nếu một nghềnghiệp đã qua được bước khảo sát thứ nhất thì hãy xét xem công việc làm đó có khiến ta dễ phạm bất cứ giới nào trong năm giới của chánh nghiệp không. Nguyên tắc đạo đức ở nơi ta làm việc cũng có thể biến một công việc bình thường thành một cách kiếm sống sai trái. Thí dụ, trong một công ty luật, luật sư có thể được khuyến khích duy trì những mẫu mực đạo đức cao nhất trong nghềnghiệp. Trái lại, ở một công ty luật khác, đồng nghiệp của họ có thể bịáp lực phải ngụy tạo các chứng cứ, gian dối bồi thẫm đoàn, hay tính giá cao đối với khách hàng. Phạm vào những hành động vô đạo đức như thế khi làm việc khiến cho tâm ta trở nên xáo trộn, cản trở con đường tiến bộ tâm linh của ta. Tôi nhớvề một vị luật sư thường đến Hội Bhavana. Trong quá trình hành thiền, ông cứkhóc mãi. Tôi tự hỏi không biết ông bị đau khổ như thế có phải vì ông đã làmđiều gì sai trái để thắng kiện ở tòa án.

Tương tự, cũng có trường hợp mà công việc thì tốt nhưng người làm công việc đó biến nó thành xấu. Thí dụ, một viên chức làm nhiệm vụ thẩm định trước khi cho bằng lái xe có thể làm việc với lương tâm, nghiêm khắc, chu đáo, từ chối không nhận hối lộ.Nhưng một người khác cũng công việc đó, trong cùng một văn phòng, có thể trởnên tham nhũng, hối lộ. Một cán bộ tham nhũng thì không thể có Chánh Mạng, nhưng người chân thật thì có thể. Bất cứ công việc hay nghề nghiệp nào, dầu tốt cũng có thể bị biến chất thành xấu. Tôi biết một bác sĩ ở Malaysia chuyên làm những tờ chứng nhận bệnh giả cho công nhân để họ đưa cho chủ; ông tính khoảng năm đô la cho một ngày được nghỉ việc. Việc làm này đã thành thói quenđến nỗi khi một bệnh nhân bước vào phòng khám, câu đầu tiên ông hỏi sẽ là, “Bao nhiêu ngày?”

Một câu chuyện tiền thân rất nổi tiếng về Đức Phật và người anh bà con có tâm địa xấu, Đề BàĐạt Đa (Devadatta), nói về hai người trong cùng một ngành nghề nhưng chỉ có một người là tuân theo Chánh Mạng:

Theo truyện kển, vị sẽ thành Đề Bà Đạt Đa đầu tiên có chuyện hiềm khích với Đức Phật trong một kiếp quá khứ, khi sự kinh doanh chân thật của Bồ Tát -vị Phật tương lai- đã khiến cho Đề Bà Đạt Đa bị mất một chuyến làm ăn.

Trong kiếp sống quá khứ đó, vị Đề Bà Đạt Đa tương lai và Bồ Tát là hai người buôn bán phế liệu rong cạnh tranh nhau, cùng đi buôn bán nồi niêu. Ở mỗi thành phố, họ sẽ chia tuyếnđường, rồi quyết định ai sẽ đi đến đâu trước. Sau đó, hai người tách ra đi riêng, rao lên, “Ai bán nồi! bán niêu!” Lần nọ, ở một thành phố có một quả phụ sống với con gái, trước kia họ giàu có nhưng giờ rất nghèo. Họ có một cái tô lớn bằng vàng, bên ngoài mạ đồng xám xỉn. Hai người phụ nữ này không hề biếtđược giá trị thực của cái tô. Khi Đề Bà Đạt Đa xuất hiện ở cửa nhà họ, người con gái bảo mẹ hãy đổi cái tô lấy một món đồ khác. Đề Bà Đạt Đa tham lam nhận ngay ra được cái tô đáng giá cả một gia tài, nhưng quyết định lừa dối hai mẹcon người đàn bà khốn khổ kia. Anh ta vứt cái tô xuống đất, bảo nó chả có giá trị gì, và bỏ đi với ý định sẽ quay trở lại để mua với giá chẳng đáng gì.

Không lâu sau, BồTát cũng ghé đến nhà đó, hai người phụ nữ e dè ngã giá cái tô để lấy một món đồkhác. Bồ Tát chân thật bảo cho họ biết về giá trị thực của cái tô và nói rằng ông không đủ sức để trả họ tiền dù chỉ là một phần nhỏ giá trị của cái tô ấy. Hai người phụ nữ rất vui mừng và hết lòng kính trọng Bồ Tát vì lòng chân thật của ông. Họ bảo ông đưa cho họ bất cứ gì mà ông có thể đưa. Bồ Tát đã đưa cho họ tất cả tiền và tất cả nồi niêu. Đổi được chiếc tô vàng, Bồ Tát vội vã qua sông vì ngài đoán được ý đồ của Đề Bà Đạt Đa.

Sau khi Bồ Tát rađi, Đề Bà Đạt Đa quay trở lại căn nhà kia. Bà quả phụ chạy ra trách mắng ông đã có ý muốn lừa dối họ. Bà báo cho ông biết rằng có một người buôn bán phếliệu khác, rất thật thà, đã mua chiếc tô và đã trả tiền cho họ rất hậu hĩnh. Biết mình đã thất bại, Đề Bà Đạt Đa kêu than và trở thành giống như người mất trí. Ông ta xé áo quần, vứt đồ đạc qua một bên và chạy đuổi theo Bồ Tát, la mắng rằng Bồ Tát đã cướp chiếc tô vàng của ông. Khi đến bờ sông, ông thấy BồTát đã được người chèo đò đưa qua được nửa sông. Ông lớn tiếng gọi người chèo đò dừng lại, nhưng Bồ Tát lặng lẽ bảo người chèo đò cứ đi tới. Khi hình bóng Bồ Tát khuất dần, hận thù trong lòng Đề Bà Đạt Đa trào dâng. Máu nóng tuôn tràn ra cửa miệng. Tim ông bể làm đôi và ông ngã xuống chết.

Như thế là Đề BàĐạt Đa đã bị hủy diệt bởi chính sự kinh doanh không chân thật của mình. Bồ Tát trở nên giàu có từ việc bán được chiếc tô vàng mà người đã mua một cách chân thật. Ngài sống cuộc đời còn lại làm các việc thiện và luôn bố thí giúp người. Khi mất đi, sự trung thực của Bồ Tát đã giúp ngài có được những kiếp sống tương lai tốt đẹp, dần dần ngài đạt được quả vị Phật. Trái lại, những hành động bất thiện của Đề Bà Đạt Đa cũng đưa ông ta đến những cuộc sống tương lai tương ưng. Đề Bà Đạt Đa tiếp tục là kẻ kình chống, tranh chấp với Đức Phật. Trong kiếp sống cuối cùng của Đức Phật, sau khi Ngài đã giác ngộ, Đề BàĐạt Đa còn cố gắng âm mưu giết Phật. Có lời kể rằng khi đó mặt đất mở ra và ông rơi xuống địa ngục. (J 3)

Câu hỏi cuối cùng là, có khía cạnh nào của công việc khiến tôi không cảm thấy thoải mái, và tâm tôi không an tĩnh?

Nếu một nghềnghiệp đã không phạm vào hai điều đầu tiên vừa nêu trên, thì ta cần xét đến những khía cạnh khác có thể ảnh hưởng đến sự tiến bộ tâm linh của ta. Việc này không đơn giản. Vì không có công việc nào là hoàn hảo, mỗi chúng ta phải tự quyết định xem yếu tố nào là không thể khắc phục được. Đồng nghiệp bất chánh? Khách hàng thô lỗ? Hóa chất hại phổi? Sản phẩm làm ô nhiễm môi trường? Có liên hệ gián tiếp với những công ty bóc lột nhân công?

Theo ý tôi, cách tốt nhất để xét xem một nghề nghiệp có được coi là chánh mạng hay không là đo lường mức ảnh hưởng của nó đối với tâm. Thí dụ một công ty đổ các chấtđộc hại xuống sông, làm ảnh hưởng đến cá tôm và các sinh vật hoang dã khác. Sau đó công nhân trong công ty mới được biết về việc trút đổ bừa bãi này. Hai trong số những công nhân này rất quan tâm đến việc thực hành chánh mạng. Vậy họ có phải bỏ việc làm ở công ty này không?

Một công nhân trànđầy lòng ghê tởm với những gì đã xảy ra. Tâm anh cứ nhớ đi nhớ lại những hìnhảnh từ bản tin trên truyền hình về sự kiện này. Anh nghĩ đến tính cách bất thiện của những người đã quyết định làm thế và tâm anh tràn ngập những lời buộc tội theo cách nhìn của anh. Người công nhân thứ hai vẫn tiếp tục làm việc với lòng đầy trắc ẩn đối với những ai bị ảnh hưởng, kể cả những người chịu trách nhiệm cho quyết định đó. Cô vẫn hy vọng rằng những người có quyền trong công ty sẽ nhận thức được hành động sai trái của họ và có biện pháp để sửa đổi và ngăn chặn những vấn đề tương tự như thế có thể xảy ra trong tương lai. Suy nghĩ như thế khiến tâm cô yên ổn. Có người cho rằng cả hai công nhân này nên nghỉ việc vì họ làm cho một công ty không có lương tâm. Kẻ khác thì nói chỉ có người công nhân với lòng bất mãn công ty nên nghỉ việc, vì công việc nàyđem đến những ảnh hưởng không tốt cho tâm anh.

Chúng ta cần sửdụng trí tuệ và sự hiểu biết Phật pháp để suy ra điều gì là đúng. Các căn bản đạo đức cũng góp phần giúp ta biết điều phải trái. Ta không muốn tham gia hay ủng hộ những hành động thiếu đạo đức. Hơn nữa, phớt lờ tiếng nói của lương tâm cũng là thiếu đạo đức. Nếu chúng ta tự nhủ, “Tôi không thể thay đổi được gì, hơn nữa, những gì xảy ra thực sự không ảnh hưởng đến cá nhân tôi.” Suy nghĩ như thế là chúng ta tự tách mình ra khỏi cộng đồng thế giới. Giáo lý của Đức Phật về tình thương yêu khuyên chúng ta phải quan tâm không chỉ đến bản thân, người thân thích, mà còn cả đến bà con hàng xóm, cộng đồng -tất cả mọi người! Mỗi chúng ta chỉ là một tế bào riêng lẻ nhỏ bé, nhưng tụ họp lại với hàng tỷ tế bào khác, chúng ta trở thành là một bộ phận của thế giới. Vì thếchúng ta có bổn phận phải bảo vệ cho công lý. Nhưng –và đây là một điều rất quan trọng– khi làm thế, chúng ta phải cẩn thận để không ác cảm với người khác hay kết tội họ một cách đầy hận thù. Bất cứ hành động gì mà chúng ta có chủ tâm, ngay cả hành động cố ý để sửa đổi một điều sai trái, cũng phải bắt nguồn từ lòng thương yêu, bi mẫn đối với người cũng như đối với tất cả mọi chúng sanh. Với tâm niệm này và với lòng tràn đầy bi mẫn, lúc đó chúng ta hãy hành động.

Trở lại câu hỏi rằng hai công nhân của công ty gây ô nhiễm đó có nên nghỉ việc không, chúng ta không thể đưa ra một kết luận vội vàng. Tùy thuộc vào trình độ tâm linh của chúng ta, mà việc bỏ làm có thể là đúng hay sai. Nhưng có một điều chắc chắn: việc cần làm là luôn bảo vệ, nuôi dưỡng thiện tâm của mình. Thái độ bàng quan đối với cái ác không phải là thiện. Tuy nhiên sự bực tức, giận dữ hay hận thù cũng không phải là thiện. Ngay nếu như ta quyết định bỏ việc để duy trì Chánh Mạng, nhưng bỏ việc trong tâm trạng sân hận cũng không ích lợi gì cho con đường tu của mình. Ta phải giữ tâm bình tĩnh, không oán hận và đầy chánh niệm. Phải luôn nhớ rằng mục đích tối thượng của ta là để giải thoát tâm khỏi tất cả mọi tham, mọi sân và mọi si. Ảnh hưởng sâu sắc nhất mà ta có thể tạo ra trên thếgiới này là đối mặt với mọi hoàn cảnh bằng tâm trong sáng, bi mẫn, và thương yêu. Với trạng thái tâm tĩnh lặng và buông xả, chúng ta có thể hành động hay từchối hành động, hay làm bất cứ điều gì để có thể vun trồng và biểu hiện được tình thương yêu và lòng bi mẫn của chúng ta một cách tốt nhất.

Dựa vào những điều vừa nói trên, tốt nhất là các công nhân của công ty ô nhiễm đó nên tu tập đểtâm mình được bình an. Rồi với trạng thái tâm trong sáng, bình lặng, họ xét đến những điều kiện của cá nhân và xã hội, rồi quyết định có nên tiếp tục liên hệvới công ty đó hay không. Đó là hành động đầy tình thương và bi mẫn nhất mà các công nhân này có thể làm. Họ có thể xét xem sự kiện đó quan trọng thếnào, nó có tính cách cá biệt hay là chủ trương chung của công ty, cá nhân họ có liên quan trực tiếp đến việc đó hay không, họ có thể tiếp tục làm việc ởcông ty đó mà không cảm thấy quá áy náy hay không. Một công nhân nhạy cảm dầu không liên hệ gì đến việc quản lý công ty, cũng có thể cảm thấy bức xúc hơn là một vị quan chức vô tâm. Nếu hành vi thiếu đạo đức của công ty gây khó chịu cho người công nhân, khiến tâm lý họ bất an, không thể chú tâm làm việc thì chắc chắn là họ phải có thái độ quyết định.

Nghỉ việc chỉ là một lựa chọn, còn có nhiều phương cách khác nữa. Thí dụ công nhân có thể kiến nghị với công ty để ngăn chặn việc làm sai trái đó hay báo với các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động này của công ty, hoặc giúp đỡ các nạn nhân, viết bài gợi ý với công ty về những việc cần làm để tránh phạm thêm lỗi lầm hay chuyển đến một bộ phận khác trong công ty. Nếu người công nhân trên quyết định bỏ việc, thì cũng không cần vội vã. Người đó có thể bắt đầu bằng cách thăm dò kínđáo về khả năng tìm được việc làm khác. Ở mỗi giai đoạn, anh ta phải tựhỏi, “Tôi có thể làm gì để thể hiện tâm buông xả, tình thương, từ bi và sự quan tâm đến mọi chúng sanh? Những hành động nào có thể hỗ trợ cho tánh bổn thiện của tâm?”

Ngoài việc quan tâm đến khía cạnh đạo đức của công ty, nếu ta còn phải lo lắng đến những vấn đềkhác nữa thì nghề nghiệp đó khó thể là chánh mạng. Thí dụ, một nghềnghiệp bình thường có thể là rất lý tưởng nhưng ta không thể chấp nhận khi ông chủ ở đó có thói quen sàm sỡ, hay lúc nào cũng nóng giận, hoặc nhiều đồng nghiệp ở chỗ làm có thói quen uống rượu lúc ăn trưa, có những “bữa tiệc sau cánh cửa đóng,” sử dụng ma túy trong phòng làm việc.

Dầu rằng bạn có thể duy trì được sự độc lập của mình trong các môi trường như thế. Bạn phải tựquyết định xem những đồng nghiệp như thế có ảnh hưởng đến tâm hay cản trở sựphát triển tâm linh của bạn không. Đánh giá được một công việc có là Chánh Mạng hay không tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Cùng một hoàn cảnh mà có thể khiến người này sa vào các bất thiện pháp, còn người khác thì coi đó là một cơ hội để thực hành lòng kiên nhẫn và bi mẫn.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.