Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc

Hỗ Trợ Cho Sự Thực Tập

Khi bắt đầu đi theo con đường Phật dạy, dĩ nhiên là chúng ta sẽ muốn thay đổi cách sống, cáchứng xử để hỗ trợ cho việc tu tập của mình. Đây là một số những chuyển đổi mà chúng ta sẽ thấy rất lợi ích khi tiến bước trên con đường đạo; chúng sẽgiúp ta chế ngự được những trở ngại trong công phu tu tập mà ta phải thực hiện theo các chương tiếp theo. Đừng nản chí; một số những lời khuyên này có thể là những thử thách lớn mà chúng ta phải vượt qua trong một thời gian dài.

ĐƠN GIẢN HÓA CUỘC SỐNG

Tốt nhất là chúng ta hãy bắt đầu bằng cách đánh giá một cách trung thực về những hoạt động quen thuộc hàng ngày. Xét xem chúng ta sử dụng thời gian của mình như thếnào. Hãy tạo ra thói quen thường tự hỏi mình, “Công việc hay hoạt động này có thực sự cần thiết không hay nó chỉ là một cách để chúng ta tỏ ra bận rộn?” Nếu ta có thể giảm bớt hay loại bỏ một số hoạt động, ta sẽ được thanh tịnh, yên tĩnh, là những yếu tố cơ bản để tiến lên trên đường tu tập.

Hiện tại có thểbạn đang có rất nhiều trách nhiệm đối với gia đình hay những người đang cần đến bạn. Thế cũng tốt, nhưng hãy cẩn thận đừng để phải hy sinh những cơ hội thanh tịnh tâm và phát triển tuệ giác. Giúp người khác là điều quan trọng, nhưng như Đức Phật đã dạy rất rõ ràng, chăm lo cho sự phát triển của chính mình là ưu tiên hơn cả.

Hãy tập thói quen mỗi ngày dành ít thời gian cho riêng mình trong tĩnh lặng, hơn là lúc nào cũng có mặt bên người khác. Nếu tất cả thời gian của bạn đều ở bên người khác, bạn dễ bị vướng vào các hoạt động và những câu chuyện phù phiếm. Điều đó khiến ta khó duy trì sự hành thiền chánh niệm. Dù đang sống trong môi trường nào, nếu bạn muốn phát triển sâu xa hơn sự hiểu biết và trí tuệ của mình, thỉnh thỏang bạn phải tạm dừng các bổn phận để có thời gian cho riêng mình.

Dĩ nhiên, sựyên tĩnh bên ngoài không phải lúc nào cũng đủ. Ngay khi ở nơi yên tĩnh, chỉ có một mình, đôi khi chúng ta cũng tự thấy mình bị chế ngự bởi lòng sân hận, ganh ghét, sợ hãi, lo âu, căng thẳng, tham đắm và hoài nghi. Và cũng có những lúc tâm ta hoàn toàn tự tại, thanh tịnh dầu quanh ta náo nhiệt, ồn ào.

Đức Phật đã giải thích nghịch lý này như sau. Ngài dạy rằng nếu ít có lòng chấp thủhay tham đắm, ta có thể sống yên tĩnh giữa đám đông. Ta có thể buông bỏ các ý niệm về sở hữu hay chiếm hữu. Những người ta yêu thương, của cải, công việc, các mối liên hệ ràng buộc, quan điểm và ý kiến –ta bám víu vào tất cả những thứ này. Khi giảm thiểu được sự bám víu này, ta tiến gần hơn đến sự giải thoát nội tại, là bản chất của thanh tịnh. Thanh tịnh thật sự chỉ có trong tâm ta. Một người với tâm giải thoát khỏi những ràng buộc của bám víu và sở hữu, theo Đức Phật, là người “độc cư”. Và người mà tâm luôn chứa đầy ham muốn, sân hận và si mê là người “sống có bầu bạn” –ngay cả khi họ sống một mình. Như thế, sựhỗ trợ tốt nhất cho việc tu tập của chúng ta, là một tâm đã được rèn luyện.

Có người tin rằng các nghi lễ truyền thống giúp tâm họ được thanh tịnh, đồng thời nhắc nhởhọ đến điều gì thật sự là quan trọng. Bạn và gia đình có thể cùng cầu nguyện, đốt hương, trầm, đèn cầy, hay dâng hoa lên hình tượng Đức Phật mỗi ngày. Dầu những nghi thức đơn giản, trân trọng này sẽ không đem lại giác ngộ cho bạn, nhưng chúng có thể là những dụng cụ hữu ích để chuẩn bị tâm cho sự thực hành chánh niệm hằng ngày.

RÈN LUYỆN SỰTỰ KIỀM CHẾ

Một cuộc sống nề nếp, kỷ luật cũng có thể là một nguồn hạnh phúc. Hãy quan sát kỹ môi trường quanh bạn. Nếu phòng ngủ của bạn đầy quần áo dơ, nếu trên bàn làm việc của bạn ngổn ngang sách vở, giấy tờ, đĩa vi tính, báo cũ, và nếu chén dĩa từ tuần trước vẫn còn đầy trong bếp, thì làm sao tâm bạn có ngăn nắp? Sự tu tập phát triển từngoài vào trong. Hãy dọn dẹp nhà cửa cho sạch trước, rồi mới hướng vào trong để quét sạch bụi bặm của tham, sân và si.

Có được một cơthể khỏe mạnh cũng đem lại lợi ích cho sự tu tập. Yoga hay các hình thức thểdục khác cũng góp phần làm cho tâm khỏe mạnh. Mỗi ngày hãy đi bộ ít nhất một lần. Đi bộ vừa là một môn thể thao tốt, vừa là một cơ hội để thực tập chánh niệm một mình trong im lặng.

Một nguồn dinh dưỡng đầy đủ và điều độ cũng hỗ trợ cho sự tu tập tâm linh. Hãy ăn sáng thậtđầy đủ, bữa trưa vừa đủ, và bữa tối nhẹ sẽ khiến bạn dễ chịu hơn sáng hôm sau. Có câu cổ ngữ rằng, “Hãy ăn sáng như một hoàng đế, chia sẻ bữa trưa với bạn bè, và tặng bữa tối cho kẻ thù.” (Tuy nhiên tôi phải nói thêm rằng, bạn không nên làm gì để có hại cho kẻ thù của bạn.) Các loại thức ăn nhanh, rượu, cà phê và những chất kích thích khác sẽ khiến ta khó chú tâm. Hãy ăn để sống, đừng sống để ăn. Đừng biến việc ăn uống thành một thói quen không chánh niệm. Nhiều hành giả tham gia thực hành việc thỉnh thỏang bỏ bữa không ăn, đã nhanh chóng chứng minh được rằng khi ta nghĩ là mình đói, thật ra chỉ là thói quen.

Cuối cùng, hãy tự rèn luyện để hành thiền mỗi ngày. Hành thiền mỗi buổi sáng ngay sau khi bạn vừa thức dậy hoặc buổi tối trước khi bạn đi ngủ sẽ giúp bạn tiến bộ. Nếu không thể duy trì sự hành thiền đều đặn, hãy tự hỏi mình tại sao. Có thể vì bạn còn nghi ngờ tầm quan trọng của thiền, hay sợ rằng nó sẽ không giúp bạn giải quyết được các vấn đề của mình. Hãy quán sát sự sợ hãi và hoài nghi của bạn một cách thấu triệt. Hãy đọc những câu chuyện đời củaĐức Phật và những người đã tu thiền để đạt được hạnh phúc vĩnh hằng. Hãy nhớ rằng duy chỉ có bạn là người có thể thay đổi cuộc đời mình tốt đẹp hơn và thiền đã chứng tỏ sự hiệu nghiệm của nó đối với không biết bao nhiêu người. Sau đó hãy tập tự kiềm chế một ít, nhất là lúc ban đầu, để duy trì kỷ luật của việc mỗi ngày thường xuyên hành thiền.

VUN TRỒNG TÂM THIỆN

Vun trồng tâm thiện -bố thí, kiên nhẫn, tín tâm và các đức tính khác- là bước khởi đầu trong sự đánh thức tâm linh.

Bố thí được tất cả mọi truyến thống tôn giáo truyền dạy, nhưng đó là một trạng thái tâm mà tất cả mọi chúng sanh đều sẵn có từ vô thủy. Ngay cả thú vật cũng chia sẻ đồ ăn cho nhau. Khi biết chia sẻ, bạn cảm thấy vui sướng, và rất hoan hỷ mỗi khi nhớ lại niềm vui của người nhận.

Ngoài ra cần rèn luyện tánh nhẫn nại. Nhẫn nại chịu đựng không có nghĩa là để cho người khác được tự do lạm dụng bạn. Nó có nghĩa là hãy bình tĩnh để diễn đạt mình một cách hữu hiệu đúng thời, đúng nơi, đúng lời, và đúng việc. Nếu bạn vội vã tuôn ra điều gì đó, bạn có thể sẽ phải hối hận về những gì bạn đã nói, hoặc làm thương tổn cho người khác.

Nhẫn nại cũng có nghĩa là cố gắng để hiểu người khác với tất cả khả năng của mình. Hiểu lầm, nghĩ sai và hoài nghi gây tổn thương và bất mãn. Hãy nhớ rằng người khác cũng có nhiều vấn đề như bạn –có thể còn hơn nữa. Người tốt đôi khi ở trongíu hoàn cảnh bất lợi, cũng có thể nói hay làm những điều thiếu chánh niệm. Nếu bạn có thể giữ bình tĩnh mặc dù bị khiêu khích, bạn có thể tránh được sự bực tức, và bạn sẽ thông cảm sâu sắc hơn với những hoàn cảnh của đồng loại.

Cố gắng đừng đổlỗi cho người khác về sự bất hạnh của mình, hay hy vọng người khác sẽ mang đến cho bạn hạnh phúc. Hãy nhìn vào bên trong, khám phá ra tại sao bạn đau khổ, và tìm cách để khắc phục. Người bất hạnh thường khiến người khác cũng đau khổ. Nhưng nếu quanh bạn là những người không hạnh phúc, bạn vẫn có thểduy trì tâm bình an bằng cách giữ tâm càng trong sáng càng tốt – và sự nhẫn nại cũng như sự hiểu biết của bạn có thể làm họ được vui hơn.

Cuối cùng hãy tin tưởng vào khả năng tìm được hạnh phúc lâu dài của bạn. Điều này bao gồm lòng tin vào giáo lý của tôn giáo của bạn, vào bản thân, vào công việc, vào bạn bè, và vào tương lai. Tín tâm giúp ta có một thái độ sống lạc quan. Bạn có thểphát triển tín tâm qua việc quán sát những kinh nghiệm của bản thân. Bạnđã có tự tin về nhiều khả năng của mình. Hãy tin vào những khả năng bạn chưa cóđược.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.