Bát Chánh Đạo Con Đường Đến Hạnh Phúc

TÌM MINH SƯVÀ HỌC HỎI GIÁO LÝ

Một trung tâm dạy thiền uy tín và một vị thiền sư thật lòng muốn giúp bạn là những sự hỗ trợrất quan trọng. Bạn không cần một vị thầy đòi hỏi sự phục tùng hay hứa hẹn các quyền lực thần thánh. Bạn nên tìm người có hiểu biết hơn bạn, người mà cuộc đời họ là một tấm gương cho bạn và bạn có thể phát triển một mối liên hệlâu dài tốt đẹp với người đó. Có thể bạn phải trải qua nhiều năm để đi theo conđường đạo của Đức Phật –trong một số trường hợp, vài kiếp sống. Hãy chọn người dẫn đường cho bạn một cách khôn ngoan.

Đức Phật đã mô tả một vị thầy lý tưởng như là “một người bạn tốt.” Một người như thế sẽ ăn nói nhỏ nhẹ, dịu dàng, từ bi, thật sự quan tâm và mến trọng bạn. Một người bạn tốt không bao giờ yêu cầu bạn phải làm điều gì sai trái, mà lúc nào cũng khuyến khích bạn làm việc phải và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần. Một người bạn tốt là người có học và hiểu biết, sẵn sàng chia sẻ sự hiểu biết với bạn không chút ngại ngùng.

Hãy quan sát một vị có thể là thầy của bạn một cách cẩn thận. Hành động quan trọng hơn lời nói. Tiếp xúc thường xuyên với người đã đi theo con đường của Phật ít nhất là hơn mười năm, là một cách tốt để bạn tự đánh giá xem giáo lý đó có hữu hiệu.

Giống như một nghệ nhân truyền nghề cho đệ tử, không chỉ các kỹ thuật về nghề, mà cả nhữngđức tính cần có để hành nghề; một vị thầy tốt cũng thế, vừa hướng dẫn bạn tu tập, vừa giúp bạn những sự thay đổi cần thiết trong cách sống để hỗ trợ cho sựtu tập của bạn. Nếu bạn thực sự muốn tìm hạnh phúc, hãy kiên nhẫn và tinh tấn để theo học một vị thầy như thế.

Sau đó, hãy tuân theo phương cách tu tập từng bước mà Đức Phật đã mô tả. Căn bản sựtu tập từng bước gồm có việc rèn luyện thế nào để lắng dịu tâm, quan sát tư tưởng và hành động của mình, rồi biến chúng thành công cụ giúp ta thiền quán và chánh niệm. Đó là một quá trình cần có thời gian, không thể hấp tấp. Một lý do tại sao nhiều người bỏ dở việc tu thiền, đó là vì họ không dành thời gian để tạo dựng nền móng cho sự tu tập hữu hiệu.

Cuối cùng, hãy dành thời gian để đọc và thảo luận về giáo lý của Đức Phật. Sách vở rất nhiều, cũng như là các nhóm thảo luận hay các lớp giáo lý. Bạn cũng có thể traođổi về giáo lý của Đức Phật trực tuyến hay qua thư điện tử. Đọc về hay thảo luận về giáo lý của Đức Phật không bao giờ là sự lãng phí thời gian.

Có thể nhữngđiều kiện để tiến bộ này có vẻ quá tầm thường, nhưng rất ít người trong chúng ta biết sống một cách bình lặng, ăn uống độ lượng, thể dục thường xuyên và sống một cách đơn giản. Càng ít hơn nữa những người biết tìm đến học hỏi với một vịthầy có khả năng, thường xuyên tìm hiểu, trao đổi về những điều Phật dạy và hành thiền mỗi ngày. Dầu ở đây, việc sống đơn giản, biết đủ được đề cao, nhưng không có nghĩa là bạn không thể bắt đầu đi theo con đường của Phật ngay bây giờ,bất kể phong cách sống của bạn như thế nào. Chúng chỉ đơn giản cảnh báo cho bạn những gì bạn cần phải thực hiện qua năm tháng -hay đôi khi cả những kiếp người- để tiến lên hạnh phúc cao cả nhất.

Khởi Đầu Của Sự Thực Hành Chánh Niệm

Những sự thayđổi trong cách sống được bàn đến trong những trang trước đây chỉ nhằm một mụcđích: giúp bạn biến chánh niệm thành một phần trong đời sống. Chánh niệm là phương pháp duy nhất để vun trồng sự tĩnh thức trong từng giây phút về bản chất thật sự của vạn pháp, qua sự tiếp xúc với thân tâm. Có thể bạn đã biết đó là“thiền minh sát.” Là một kỹ năng bạn cần phát triển và sử dụng xuyên suốt mọi giai đoạn trên con đường đưa đến hạnh phúc của Đức Phật. Sau đây là một số lời khuyên để bắt đầu sự tu tập thiền minh sát.

TỌA THIỀN

Thời điểm tốt nhất để hành thiền là vào sáng sớm, trước khi bạn bắt đầu công việc trong ngày. Một nơi yên tĩnh là lý tưởng nhất, nhưng trên thế giới này khó có nơiđâu không có tiếng ồn, vì thế chỉ cần một nơi thích hợp cho việc hành thiền và một chiếc gối thiền êm ái.

Tiếp đến, chọn một thế ngồi hành thiền. Tốt nhất nhưng khó nhất là thế ngồi hoa sen (kiết già). Tréo hai chân, đặt bàn chân phải lên trên đùi trái và ngược lại, lòng bàn chân hướng lên trên. Hai bàn tay chồng lên nhau, đặt dưới rốn, tựa trên đùi, nâng đỡ thân trên. Sống lưng thẳng, đốt sống này chồng lên đốt kia như những xâu đồng xu. Cằm ngẩng lên.

Nếu không thểngồi theo thế hoa sen, thì ngồi bán già. Đặt bàn chân phải qua đùi trái (hay ngược lại), đầu gối chạm sàn. Rồi cúi người về phía trước, đẩy gối vào phía sau. Nếu đầu gối khó chạm sàn thì đặt một đùi lên chỗ gậpđầu gối của chân kia.

Bạn cũng có thểngồi đặt chân này trước chân kia. Hay, ngồi trên một ghế đẩu nhỏ, giống như những cái ghế bạn thường thấy trong các thiền đường. Nếu tất cả đều quá khó, bạn có thể ngồi trên ghế bình thường.

Sau khi đã chọn một trong những thế ngồi này, hãy thẳng lưng lên, để giúp ngực căng dễ dàng khi bạn hít thở. Tư thế của bạn phải tự nhiên, mềm dẻo, không gồng cứng.

Hãy chọn vị thếcẩn thận, vì quan trọng là bạn không được sửa thế ngồi cho đến cuối buổi tọa thiền. Tại sao quan trọng vậy? Giả thử bạn chuyển đổi thế ngồi vì không được thoải mái. Sau một lúc, thế ngồi mới cũng trở nên khó chịu. Thế là bạn cứ chuyển đi, đổi lại từ vị thế này sang vị thế khác suốt buổi tọa thiền, thay vì cố gắng đạt được một mức định sâu xa hơn. Hãy rèn luyện sự tự kiềm chế và giữ nguyên thế ngồi ban đầu.

Hãy quyết định từ lúc đầu là bạn sẽ ngồi thiền trong bao lâu. Nếu bạn chưa bao giờ hành thiền thì hãy bắt đầu với khoảng hai mươi phút. Khi bạn đã tiếp tục thực hành thêm, dần dần bạn có thể tăng thêm thời lượng ngồi thiền. Điều đó tùy thuộc vào việc bạn có bao nhiêu thời gian và bạn có thể ngồi trong bao lâu mà không thấy đau đớn.

Khi ngồi, bạn nên nhắm mắt lại; như thế sẽ giúp bạn chú tâm hơn. Tâm trước lúc hành thiền giống như một ly nước bùn. Nếu bạn giữ cho cái ly đứng yên, bùn sẽ lắng xuống và nước trở nên trong. Tương tự, nếu bạn có thể yên lặng, giữ thân không chuyển động và chú tâm vào đề mục thiền quán, thì tâm bạn sẽ lắng đọng và bạn sẽ bắt đầu chứng nghiệm được niềm vui của việc hành thiền.

ĐỐI PHÓ VỚI CÁI ĐAU

Giả thử rằng bạn đã tuân theo những lời hướng dẫn về các tư thế và đang ngồi tọa thiền trong một tư thế dễ chịu nhất. Nhưng không lâu sau, bạn sẽ nhận ra rằng sự thoải mái đã biến mất. Rồi cái đau kéo đến, và bạn đánh mất quyết tâm ban đầu, sựkiên nhẫn, và lòng nhiệt thành để ngồi thiền.

Điều này có thểlàm bạn nản chí. Nhưng hãy an tâm rằng sự đau đớn khó chịu phần lớn là do ta thiếu thực hành. Nó sẽ giảm bớt theo thời gian thực hành, và bạn sẽ thấy là bạn có thể chịu đựng nó dễ dàng hơn. Vì thế hãy để sự đau đớn khó chịu trởthành một dấu hiệu để bạn hâm nóng lòng quyết tâm thực hành của mình.

Nếu sự đau đớn xảy ra do bệnh nơi thân giống như lệch đĩa đệm hay một thương tật cũ; thì bạn nên thay đổi thế ngồi –có thể chuyển đến ngồi ghế. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấyđau đớn tại một nơi thân thể bình thường, khỏe mạnh, thì tôi khuyên bạn hãy làm như sau.

Cách hữu hiệu nhất mà cũng khó khăn nhất để đối phó với sự đau đớn là quán sát nó. Hãy hòa mình với cơn đau, hãy có mặt với cơn đau. Cảm nhận nó mà không nghĩ đến nó nhưlà cái đau của tôi, cái đầu gối của tôi, cổ của tôi. Chỉ quán sát cái đau thật sát sao để xem điều gì xảy ra cho nó.

Lúc đầu sự đau đớn có thể gia tăng, khiến chúng ta sợ hãi. Thí dụ, đầu gối của bạn có thể bắtđầu đau đến nỗi bạn sợ rằng chân bạn sẽ bị hoại tử, phải cắt bỏ đi, khiến bạn tự hỏi làm sao bạn có thể sinh sống với chỉ một chân. Đừng lo sợ. Tôi chưa bao giờ thấy ai phải bị cưa chân vì hành thiền! Khi sự đau đớn mà bạn quán sát đạt đến tột đỉnh, nếu bạn kiên nhẫn chịu đựng thêm, thí dụ năm phút nữa, bạn sẽ thấy sự đau đớn khủng khiếp, có thể nguy hiểm tới tánh mạng này bắt đầu tan biến. Cảm giác đau đớn sẽ chuyển thành trung tính, và bạn sẽ khám phá rằng ngay cảm giác đau đớn cũng là vô thường.

Bạn có thể dùng một phương pháp tương tự như thế với những nỗi đau tâm lý, có thể là mặc cảm tội lỗi hay một ký ức kinh hoàng nào đó. Đừng cố gắng đẩy lùi nỗi đau đi. Hãy đón nhận nó. Có mặt với nó, với ngay cả những cảnh tượng hãi hùng tái diễn trong tâm bạn. Đừng để bị cuốn hút theo vọng tưởng, chỉ tiếp tục quán sát nỗi đau tinh thần đó, để nhìn thấy nó dần dần vỡ ra, giống như nỗi đau thể xác.

Khi sự vỡ oà xảy ra, nỗi đau biến mất, bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm rất nhiều, một sự bình an và thư giãn xuất hiện. Dĩ nhiên, nỗi đau thể xác hay những ký ức đau đớn có thể lại phát khởi. Nhưng một khi bạn đã phá vỡ được cái đau vật lý hay tâm lýđó, thì nó sẽ không bao giờ trở lại với cùng mức độ như trước. Và lần sau khi bạn tọa thiền, bạn sẽ có thể ngồi lâu hơn trước khi cái đau xuất hiện.

Phương pháp thứhai đối phó với cái đau là so sánh nó với những nỗi đau mà bạn đã trải qua trong cuộc đời. Cái đau hiện tại, mặc dầu ngay bây giờ nó có vẻ quá to lớn, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ của những cái đau mà bạn đã trải qua, và bạn đã chịu đựng nhiều cái còn tệ hại hơn. Và cũng đừng quên cảm giác khổ đau vi tế ẩn sâu luôn ám ảnh bạn ngày và đêm. Khi so sánh với những nỗi đau khác, cái đau nhỏ trong chân bạn không lớn lao gì. Cũng đáng công chịu đựng, vì nó sẽ giúp ta chế ngự những nỗi đau to lớn hơn trong cuộc đời. Cái đau này khác chi một cái gai nhỏ găm vào tay. Khi lấy cái gai ra, nó làm ta đau nhiều hơn, tuy nhiên bạn phải chấp nhận để tránh cái đau lớn hơn sau đó. Cũng thế, bạn có thể chịu đựng cái đau ngồi thiền để giúp bạn thoát khỏi những phiền não lớn lao hơn trong tương lai.

Một phương pháp khác nữa là nghĩ đến nỗi đau mà người khác đang phải hứng chịu. Hiện tại, rất nhiều người đang đau khổ với những nỗi đau thể xác hay tinh thần do bệnh hoạn,đói khát, dãi dầu, chia ly với người thân yêu và những vấn đề nghiêm trọng khác. Hãy tự nhắc nhở rằng so sánh với những khổ đau đó thì cái đau của bạn không đến nỗi nào.

Cách thứ tư là không để ý đến cái đau. Bạn chủ tâm hướng đến hơi thở. Để giúp bạn trú trong hơi thở, bạn có thể thở nhanh vài cái.

Đề nghị cuối cùng của tôi, khi tất cả mọi thứ khác đều thất bại, là chuyển động -một cách rất chánh niệm. Từ từ di chuyển những bắp thịt để xem cái đau có được giảm bớt với sự chuyển đổi tư thế nhỏ nhất. Nếu bạn đau ở phía sau, hãy nhớ rằng lưng sẽbị đau nếu bạn chồm về phía trước. Nếu bạn thấy căng thẳng ở lưng, trước hết hãy dùng tâm quán sát về tư thế của bạn, hãy thư giãn, rồi nhẹ nhàng thẳng lưng lên.

Đau ở đầu gối hay mắt cá cần một phương cách đặc biệt, vì bạn không muốn làm tổn hại đến các dây chằng. Nếu bạn nghĩ đau là do dây chằng, thì trước hết hãy cố gắng co duỗi một cách có chánh niệm những cơ ở trên và dưới của khớp mà không di chuyển hay thay đổi thế ngồi. Nếu làm thế cũng không thấy đở, thì hãy cử động chân một cách nhẹ nhàng chỉ vừa đủ để giảm căng thẳng trên các dây chằng.

Có thể bạn tựhỏi không biết chịu đựng đau đớn như thế để được gì. “Tôi hành thiền để đoạn diệt khổ đau. Tại sao tôi phải chịu khổ nhiều hơn khi tọa thiền?” Hãy nhớrằng đây là loại đau khổ có thể dẫn đến sự đoạn diệt của tất cả mọi khổ đau khác. Khi bạn quán sát một cách chánh niệm cái đau khi nó phát sinh, rồi qua đi, và cảm nhận được cảm giác sung sướng tiếp theo sau khi nó biến mất, thì bạn đạtđược sự tự tin về khả năng chịu đựng đau đớn của mình. Quan trọng hơn nữa, vì sự trải nghiệm đau đớn này là tự nguyện và chủ tâm, nó là một phương cách hữu hiệu để tự rèn luyện. Bạn sẽ đủ sức chịu đựng những nỗi đau lớn hơn trong cuộc đời.

Hãy kiên nhẫn. Có thể trước đây bạn chưa bao giờ ngồi thiền, hay chỉ thỉnh thoảng thực hành. Có thể bạn đã quen ngồi trên ghế hay sofa. Dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy đau khi lầnđầu ngồi thiền trên sàn nhà. Bạn đã từng leo núi hay cưỡi ngựa chưa? Bạn có nhớcơ thể mình cảm thấy thế nào trong lần đầu tiên, và ngày hôm sau, thân thể đauđớn thế nào không? Tuy nhiên, nếu bạn leo núi hay cưỡi ngựa mỗi ngày, không lâu sau bạn sẽ thành thục và không còn đau đớn nữa. Hành thiền cũng thế: bạn chỉphải thực hành liên tục mỗi ngày và không thay đổi thế ngồi.

This entry was posted in Kinh Pháp, Phật Giáo. Bookmark the permalink.