Tản Mạn Về Cái Chết

NHỮNG CÁI CHẾT SIÊU THOÁT

Chỉ có những con người” xuất thế gian” mới thể hiện những cái chết siêu thoát. Những người nghĩa khí cao ngất tầng mây, xem cái chết như long hồng, là những anh hung hao kiệt, chứ không phải không phải những người siêu thoát.

Siêu thoát đồng nghĩa với Vô Ngã, tự do tự tại, không vướng mắc bất cứ điều gì dù là tốt hay xấu, cao siêu hay thấp kém. Con người siêu thoát có cái Tôi là Không Ai Cả, sự vắng mặt chính là sự hiện diện của các ngài, và cái chết là cuộc sống của các ngài.

Cái chết siêu thoát như “ từ bỏ thân xác phàm phu” dưới hai cội cây sala của Đức Phật sau khi hoàn thành công việc rải ánh đọa  khắp nhân gian. Ngài ra đi nhưng vẫn ở lại cùng chúng sanh mãi mãi, hình như lúc nào Ngài cũng tham dự vào cuộc sống. Đối với bậc giác ngộ thì Niết-bàn là tên gọi khác của cuộc sống.

Hoặc như các vị thiền sư, như Bồ-đề-Đạt-ma, Thần Quang, Huệ Năng, Hám Sơn, Liên Trì, Trí Húc… cái chết chỉ là sự thay đổi  trò đùa, một cuộc chơi (du hí thần thông tam- muội). Các ngài trước khi viên tịch thường nói cùng đệ tử: Ta từ bỏ thể xác này mà qua tịnh độ, giây lát ta sẽ trở lại ”.Hoặc như Thiền sư Thiện Đạo. Trong suốt 30 năm không rời khỏi chùa, chỉ chuyên tâm thiền định và xưng niệm Nam- mô a Di Đà Phật. ,Một hôm, ngài bỗng bảo  các đệ tử rằng:”Thân này đáng chán, ta sắp về Tây phương tịnh độ!”.Nói xong, ngài tự leo lên cây liễu trước chùa, chắp tay hướng về Tây  mà chúc nguyện rằng :”Xin Phật và Bồ- tát tiếp dẫn con, khiến cho con không mất chánh niệm. Được sanh về Cực Lạc!”. Nguyện xong, ngài gieo mình xuống nhẹ nhàngnhư chiếc lá rơi, rồi kiết già ngay thẳng trên mặt đất. Đại chúng vội chạy đến xem, thì ngài vừa tắt hơi viên tịch.

Cái chết Thánh Gandhi: ngày 30-1-1948, Gandhi chấm dứt tuyệt thực, người còn yếu lắm, người ta dìu ông đi tham dự một buổi cầu nguyện, một tên quá khích Ấn Độ giáo dùng sung lục bắn ông ba phát. Thánh Gandhi từ từ ngã quỵ, ngài cắp hai tay trong cử chỉ vái chào theo phong tục Ấn Độ, biểu lộ sự tha thứ trầm lặng của ngài đối với thủ phạm:

-Ôi, Thượng đế!

KẺ CHẾT CÒN SỐNG

Thiền sư Mục Phu (Bokoku), một cao tăng đã chứng ngộ, hôm nọ đi qua thị trấn thì gặp một người nào đó bỗng nhiên buông những lời tục tằn để chửi rủa ông như tát nước. Thiền sư thản nhiên đứng im lặng và …nghe chửi.

Người chủ tiệm gần đó, thấy việc oan ức như vậy bèn hỏi:

-Sao ông đứng yên vậy? Hắn đang chửi ông đấy!

-Tôi là người chết. Làm sao tôi có thể trả đũa bằng cách chửi lại y bây giờ? Thiền sư Mục Phu đáp.

Gã chủ tiệm ngạc nhiên.

-Trông ông đâu có giống người chết?

Mục Phu mỉm cười:

-Có giá trị gì trong cái chết vật lý của tôi? Khi tôi chết, Tôi sẽ chết như tất cả mọi người, nhưng bây giờ thì tôi đã chết khi đang còn sống: điều này e rằng,chắc hẳn cũng có chút ít giá trị nào đó chứ! (Thiền truyện Nhật Bản).

CHẾT GIỮA LÚC SAY

Bhagavan Rajneesh, một triết gia Ấn Độ đã kể:

Alan Watts là người đã giới thiệu đạo Phật cho phương Tây, nhất là phần bản chất của Thiền,v iết nhiều cuốn sách giá trị về Phật giáo, quan trọng là:không phải viết với tư cách học giả mà là một bậc Thầy đã chứng ngộ.

Alan Watts thường uống rượu đến say mới thôi, đây là cố tật của ông. Trước giờ lâm chung, Alan Watts vẫn còn say, một đệ tử ngạc nhiên về hành xử của thầy, hỏi:

-Ngài có bao giờ nghĩ rằng…nếu Đức Phật mà thấy ngài say rượu thì Đức Phật sẽ nghĩ thế nào?

Alan cười ha hả:

– Không sao! Chẳng có vấn đề gì cả! ta bao giờ cũng uống rượu  theo cách đã chứng ngộ !

Alan Watts ra đi và đôi môi vẫn nở nụ cười bất tuyệt…

CÁI CHẾT MƯỜI NĂM

Một nhà yoga nổi tiếng nhịn thở lâu, được nhà vua hứa nếu ông ta tự chôn mình trong mồ sâu và ở dưới đất trong một năm, thì nhà vua sẽ cho thưởng ông ta con ngựa quý nhất của vương quốc.

Nhà yoga ưng thuận, ông ấy bị chôn sống trong một năm. Năm sau, vương quốc lâm vào cảnh chiến tranh triền miên nên chẳng ai nhớ đến việc đào nhà yoga lên.

Mười năm sau đó một ai đó mới nhớ ra:” Nhà yoga bây giờ ra sao?”.

Sau đó, nhà yoga được đào lên : Ông ta vẫn còn thoi thóp sống trong cơn mê sâu. Một người thân tín đã đọc vào lỗ tai ông ta một câu mật chú đã được chuẩn bị trước đây. Những âm thanh huyền bí được thì thào vào tai và ông ta ngồi dậy, và việc đầu tiên ông ta nói là:” Ngựa của tôi đâu?”.

Sau mười năm nằm bất động và im lặng dưới đất, nhưng tâm trí chẳng thay đổi chút nào, vẫn ưu tư: ”Ngựa của tôi đâu?”.

Nhà yoga này có an trú  trong thiền định (Samadhi) không?

Nếu bạn thiền định một cách kỹ thuật , chuyên nghiệp, vô cảm, chỉ nghĩ đến hư danh và mưu đồ lợi ích, thế thì chẳng có gì gọi là tâm linh xảy ra cả.

 VỢ CHẾT, VỖ BỒN MÀ HÁT

Trang Tử, bậc hiền triết thời Chiến quốc, với tác phẩm Nam Hoa kinh gây ảnh hưởng lớn trong nhân gian, chúng tôi xin trích dẫn một đoạn ngắn, do Nguyễn Duy Cần dịch:

Vợ Trang Tử qua đời.

Huệ Tử đến viếng, thấy Trang Tử ngồi duỗi chân, lại vỗ bồn mà hát.

Huệ Tử quở:

– Cùng ăn ở với người ta cả đời cho tới già, có con cái lớn khôn, mà người ta chết lại không khóc lóc thương tiếc, cũng đã là kì dị rồi. Nay ông lại ngồi đó, vỗ bồn mà hát hò như vậy, e không phải là thái quá hay sao?

Trang Tử cười, nói:

– Không! Lúc nàng mới chết, sao tôi chẳng động lòng thương mến?

Nhưng nghĩ lại hồi trước, nàng vốn là Không Sinh. Chẳng những là Không Sinh mà nàng vốn là Không Hình Tướng.Chẳng những không hình tướng mà nàng vốn Không Khí. Đó chẳng qua là tạp chất trong hư không mà biến hóa ra thành Khí, khí biến hóa thành Hình, hình biến hóa ra thành Sinh, rồi tiếp theo biến hóa ra thành Tử. Sinh, hình, khí, tử có khác nào xuân hạ thu đông bốn mùa thành vận.

Vả lại, nay người ta đã an nghỉ nơi Nhà Lớn mà tôi còn khóc lóc than vãn chẳng là tôi tự dối lòng và tỏ ra chẳng thông đạt Mạng Trời ư? Nên tôi dại gì khóc lóc thảm thiết chi vậy?

  ĂN Ở CÙNG CÁI CHẾT

Hôm nọ, Tướng quân lshida, bậc thầy kiếm thuật của hoàng đế gặp một thanh niên đến xin theo học.

-Được! Ta muốn biết ngươi đã theo học với vị thầy nào?

Chàng ấy thưa:

– Thưa tướng quân, tôi chưa hề học kiếm thuật bao giờ, đây là lần đầu tiên tôi xin phép nhập môn.

Tướng quân lshida dận dữ:

-Ngươi gạt ta không nổi đâu! Ta thấy muôn ngàn ánh kiếm từ tay ngươi và hàng vạn tia lửa phát xuất từ đôi mắt ngươi. Ngươi giải thích về điều kỳ lạ ấy như thế nào!

– Xin thề với tướng quân là tay tôi chưa hề cầm đến đốc kiếm!

-Vâng, ta tin ngươi. Nhưng hãy cho biết ngươi chuyên luyện tập ngón nghề gì?

-Thú thật từ hồi ấu thơ, tôi thường tọa thiền và quán tưởng đến sự chết xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào, trải nghiệm qua vô số cái chết khác nhau dưới muôn ngàn hình trạng, để không còn ý tưởng sợ chết. Thường xuyên ăn ở cùng cái chết, đến nỗi ngày nay, người ta đã gọi tôi là ”Anh chàng không sợ bất cứ cái gì!”, ” Anh chàng Vô Úy”.

Lúc bấy giờ, tướng quân quay lui về phía các cao đồ của mình, nói:

– “Trong số hảo thủ có mặt nơi đây toàn là những tay kiếm khách danh tiếng khắp Phù Tang, nhưng chưa một ai đạt đến trình độ Vô Úy của thanh niên này cả. Thôi, ta còn truyền thụ kiếm thuật cho ngươi làm chi? bởi vì ngươi đã thông suốt tất cả tinh hoa võ học, ấy là tinh thần Vô Úy mà ít ai đạt được!”.

CHẾT TRONG KHI HÁT

Đạo sư Balgali tuyên bố hôm nay từ giã cõi đời, các đệ tử tụ tập đông đảo để tiễn biệt thầy mình.

Không phải ngài đang nằm rầu rĩ chờ chết, mà là ngài đang hát vang. Mọi người thấy kỳ lạ nhưng không ai dám nói gì. Radiasly đệ tử lớn lên tiếng:

-Sư phụ hãy nằm yên. Trong giây lát ngài sẽ ra đi! Đạo sưBangali nói:

-Lòng ta vui quá, ta phải hát!

-Khi chết mà hát là không đứng đắn. Đám đông sẽ nghĩ sao về thầy mình?

-Ta không thể đè nén lòng mình! Ta phải hát! Radiasly một mực ngăn cản:

-Mấy trăm năm nay giáo phái ta không có ai vừa hát vừa chết cả! Một đạo sư nên chết trong im lặng!

-Ta đng hạnh phúc. Ta phải hát!

-Đám tang thì phải trầm lặng, tôn nghiêm. Sư phụ đừng hát nữa!

-Mặc kệ tất cả, ta phải hát!

-Sư phụ để lại dư luận không tốt.

-Ta biến thành bài hát mất rối. Ta phải hát!

Cuối cùng, ngài ra đi trong khi đang hát.  Toàn thể đệ tử bỗng dưng hát lên những khúc tán ca, tụng ca vang lừng. Cảnh vui tươi ấy kéo dài cho đến sau khi hỏa táng thi thể của đạo sư.

Cái chết nghĩa là bắt đầu cho một cuộc chơi, chuyến viễn du mới mẻ, vì thế mọi bậc đạo sư luôn tỏ ra hoan lạc và thích thú trước những điều kỳ diệu sảy ra. Do đó, họ phải hát, và bài ca mãi mãi vang lên bất tuyệt.

Nguyễn Xuân Chiến – TẠP CHÍ VĂN HOÁ PHẬT GIÁO SỐ 119

http://vanhoaphatgiaoblog.com/

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.