Con Đường Thánh Gồm Tám Yếu Tố

VII. CHÁNH NIỆM (SAMMAASATI // SAMYAKSM.RTI)

Sammaasati không chỉ đơn thuần là sự ý thức hay tập trung, mà là sự “ý thức và tập trung chân chánh,” sự ý thức về đối tượng nội tại và ngoại tại một cách không chấp trước và vướng dính. Chánh niệm về nội tại được chú trọng hơn, do nó đóng vai trò quan trọng trong khuynh hướng và hành vi của con người. Nó là tiến trình của quan sát và phản ánh (anupassanaa) về thế giới của các kinh nghiệp giác quan và năm nhóm nhân tính không có liên hệ đến các hoạt lý luận, đánh giá và phân biệt. Theo ngôn ngữ kinh điển, chánh niệm là ý thức về các hoạt động của thân một cách không vướng mắc (kaayaanupassanaa, thân quán), về các cảm giác (vedanaanupassanaa, thọ quán), về tâm (cittaanupassanaa, tâm quán) và các ý niệm (dhammaanupassanaa, pháp quán).[65]

Chánh niệm là ý thức hiện tại về thế giới của kinh nghiệm giác quan, dựa trên mấu chốt hiện tại, hay chủ nghĩa hiện tại, nếu chúng ta có thể tạo ra từ này, để loại bỏ các khuynh hướng của chủ nghĩa quá khứ và chủ nghĩa tương lai. Kiến thức dựa vào quá khứ và tương lai vượt khỏi giới hạn của kinh nghiệm và không thể xác chứng được, do đó, chúng trở nên vô nghĩa về mặt nhận thức luận và thực tiễn luận. Có nhiều lý do tâm lý để phủ bác các loại kiến thức dựa trên quá khứ và tương lai. Quá khứ luận (pubbekatahetu-di.t.thi) sẽ dẫn đến một chủ nghĩa định mệnh trong khi đó tùy thuộc vào tương lai sẽ dẫn đến thái độ tham ái tái hiện hữu (bhava-ta”nhaa), nguyên nhân của sanh tử trong tương lai. Chánh niệm do đó trở nên vô cùng quan trọng cho đời sống đạo đức (brahmacariya) của nhân loại.

Chánh niệm là cách tốt nhất để trung hoà các phản ứng tình cảm trước những tiếp xúc (phassa) với thế giới nội tại và ngoại tại, trước các cảm giác (vedanaa), trước những ý niệm hóa (sa~n~naa), trước các vận hành của tâm thức (sa”nkhaaraa) và trước tiến trình nhận thức phân biệt (vi~n~naa.na) và trước hành vi đạo đức (kamma), để giúp con người giải thoát khỏi các vướng mắc (aalaya) và chấp thủ (upaadaana). Vì thế, chánh niệm được xem là con đường duy nhất dẫn đến sự thanh tịnh của các chúng sanh, để vượt thoát khỏi các sợ hãi và lo âu, để chấm dứt khối đau khổ, để chứng đạt con đường hạnh phúc siêu tuyệt (nibbaana).[66]

Chánh niệm về các hoạt động của thân (kaayaanupassanaa) bao gồm sự ý thức về hơi thở ra vào (aanaapaana-sati), về các tư thế của thân (caturriyaapathaa), về cách hình thành thân (pa.tikkuula-manasikaara), về hợp phần của thân (dhaatu-manisikaara) về sự tan rã của thân (navasiivathikaaya). Chánh niệm về hơi thở ra vào là sự ý thức trọn vẹn sự chuyển động của hơi thở và bản thân của hơi thở, dù ngắn, dài hay trung bình. Đó là cách thiết lập chánh niệm trong từng sát-na tiếp xúc giữa hơi thở với thân thể, để ngăn chặn tâm khỏi sự bám víu vô định và sự chấp thủ của nó. Sự quan sát chánh niệm về các tư thế của thân như đi, đứng, nằm, ngồi, cúi lên xuống, co dãn, v.v. . . là phương pháp quan trọng để làm chủ chúng, như nắm gọn một vật thể trong lòng bàn tay, và nhất là để có các hành vi và cách ứng xử tốt đẹp với người khác. Thêm vào đó, cấu trúc hành vi như nói, nhìn, mặc, ăn, uống, nhai, nếm, ngửi, trả lời, hay các đáp lại các nhu cầu của thiên nhiên, cần phải được quán chiếu một cách chánh niệm. Thật cũng cần thiết trong việc chánh niệm về các hợp thể hay cấu thể năm yếu tố (pa~nca-mahaabhuuta) của thân như chất rắn (pa.thavi-dhaatu), chất lỏng (aapo-dhaatu), nhiệt lượng (tejo-dhaatu), chất lưu động (vaayo-dhaatu) và không khí (aakaasa-dhaatu). Mỗi yếu tố này lại bao gồm hai cấu phần, trong (ajjhattika) ngoài (baahira), và không có cái nào có thể được xem là “cái này là của tôi” (eta’m mama), “cái này là tôi” (eso’ ham asmi) và “cái này là bản ngã của tôi” (eso me attaa). Thái độ chân chánh rằng “cái này không phải là tôi” (neta’m mama), “cái này không phải của tôi” (neso ham asmi) và “cái này không phải bản ngã của tôi” (neso me attaa) được hỗ trợ bằng các quán tưởng chánh niệm về sự tiêu hoại và tan rã của thi thể người chết trong các giai đoạn khác nhau.[67] Như vậy, thực hành chánh niệm về thân sẽ mang lại sự chuyển hóa thái độ sai lầm của chúng ta thường đồng hóa thân thể này với bản ngã mà hệ quả của nó là chủ nghĩa “tôn thờ thân thể” trong thời hiện đại như chúng ta đã thấy.

Chánh niệm về các cảm giác (vedanaanupassanaa) là để nhằm hiểu được bản chất sanh khởi (udaya) và hoại diệt (vaya) của các cảm giác, hạnh phúc, đau khổ và trung tính, để chặn đứng các phản ứng tình cảm vướng mắc vào chúng. Nhờ sự chánh niệm về chúng chỉ như là các cảm giác đơn thuần, chúng ta giải thoát khỏi chấp mắc (upaadaana) hay tham dục (lobha/raaga) đối với các cảm giác hạnh phúc hay dễ chịu, hay sự đàn áp (dosa) đối với các cảm giác đau khổ hay khó chịu hoặc trạng thái vô minh (moha) trước những cảm giác trung tính. Nhờ sự thực hành chánh niệm về các cảm giác trong thân thể, chúng ta không bị dính mắc vào thế giới kinh nghiệm giác quan cũng như các phản ứng cảm xúc của chúng.[68]

Chánh niệm về tư duy (cittaanupassanaa) là nhận thức về bản chất của tư duy và sự xuất hiện của chúng như chúng là. Đó là sự phản ánh khách quan đúng với bản chất thật của sự vật: xem tham dục (raaga) là tham dục, không tham (viita-raaga) là không tham, sân (dosa) là sân, không sân (viita-dosa) là không sân, si (moha) là si, vô si (viita-moha) là vô si v.v. . . Đó cũng là sự chánh niệm về tâm tập trung hay tản mạn, cao thượng hay hèn hạ, giải thoát hay bị trói buộc v.v. . . mà không hề có bất kỳ sự chấp mắc nào trên đời.[69]

Chánh niệm về các ý niệm hay ý tưởng trong tâm (dhammaanupassanaa) là sự nhận thức về tâm trong mối liên hệ với sự vắng mặt của năm trói buộc (pa~nca niivara.naani, ngũ kiết sử), về sự xuất hiện của các trói buộc này cũng như sự tiếp nối và hoại diệt của chúng. Đó là sự chánh niệm về sự có mặt hay vắng mặt của ham muốn khoái lạc giác quan (kaamachanda // kaamachanda.h), hiềm hận (byaapaada // vyaapaada.h), hôn trầm và thùy miên (thiina-middha // styaanamiddha.h), trạo cử (uddhaca-kukkucca // auddhatyakauk.rtya.h), và nghi hoặc (vicikicchaa // vicikitsaa).[70] Kế đến, thiền giả cũng chánh niệm về năm nhóm nhân tính chấp thủ về hiện hữu (pa~ncuupaadaanakkhandhaa), như, thân thể (ruupa), cảm giác (vedanaa), ý tưởng hóa (sa~n~naa), sự vận hành tâm (sa”nkhaaraa) và thức phân biệt (vi~n~naa.na). Vị ấy cũng chánh niệm về sự hiện hữu và vắng mặt của sáu quan năng cảm giác (.saOfont> -indriyaa.ni // ajjhattikaayatana) và sáu đối tượng tương ứng của chúng (.saOfont> -aayatanaani // baahiraayatana), như chúng là. Những thứ đó là: con mắt (cakkhu // cak.sur-indriya) với vật thể, màu sắc (ruupa // ruupa); lỗ tai (sota // ‘srotrendriya) với âm thanh (sadda // ‘sabda.h); lỗ mủi (ghaana // ghraa.nedriya) với mùi (gandha // gandha.h); lưởi (jivhaa, jihvendriya) với vị (rasa // ras.h); thân thể (kaaya // kaayendriya) với vật xúc chạm (pho.t.thabba // spar’sa.h); tâm (mano // manendriya) với ý niệm hay đối tượng nhận thức (dhamma // dharma).[71] Vị ấy cũng chánh niệm về bảy yếu tố đưa đến giác ngộ (sati-sambojjha”ngo // sm.rti-bodhya”ngaa) là, phân biệt chánh tà (dhamma-vicayasam-bojjha”ngo // dharma-pravicaya-bodhya”ngaa), tinh tấn (viriyasam-bojjha”ngo // viirya-bodhya”ngaa), hỷ (piitisam-bojjha”ngo // priiti-bodhya”ngaa), khuynh an thân và tâm (passadhisam-bojjha”ngo // prasrabdhi-bodhya”ngaa), định (samaadhisam-bojjha”ngo // samaadhi-bodhya”ngaa), và xả trước những biến cố của đời (upekkhaasam-bojjha”ngo // upek.saa-bodhya”ngaa).[72] Cuối cùng, vị ấy chánh niệm về bốn chân lý cao thượng (cattaari ariya saccaani // catvaari-aarya-satyaani), đó là, hiện tượng đau khổ (dukkha-ariya-sacca), nguyên nhân đau khổ (dukkha-samudaya-ariya-sacca), trạng thái chấm dứt toàn bộ đau khổ (dukkha-nirodha-ariya-sacca) và con đường thoát khổ (dukkha-nirodha-gaaminii-pa.tipadaa-ariya-sacca).[73] Ở giai đoạn này chánh kiến được gọi là sự thấy biết sự vật như chúng thật sự là (yathaabhuuta-dassana/~naa.na).

VIII. CHÁNH ĐỊNH (SAMMAASAMAADHI // SAMYAKSAMAADHI)

Chánh định (sammaasamaadhi), yếu tố cuối cùng của con đường, quyết định sự chứng đạt hạnh phúc tối thượng (nibbaana), được định nghĩa là sự chuyên nhất của tâm (cittass ekaggataa) trong các đối tượng thiền quán.[74] Là một trạng thái tâm đặc biệt, chánh định được xem là bộ phận tập trung của tâm về các chủ đề thiền định để làm cho tâm được định tĩnh, không giao động trước mọi cảnh vật. Chánh định được dùng đồng nghĩa với thuật ngữ an chỉ (samatha) hay phát triển về sự an chỉ (samatha-bhaavanaa). Định (samaadhi) bao gồm định thiện (kusala) và bất thiện (akusala) tùy theo mục tiêu của nó thuộc chân chánh (sammaa) hay không chân chánh (micchaa). Định trong các động cơ bất thiện được gọi là tà định (micchaa samaadhi), trong khi định về các trạng thái thiện của tâm được gọi là chánh định (sammaa samaadhi). Nói cách khác, sự chuyên nhất của tâm cần đến sự giải thích. Ở đây, sự chuyên nhất của tâm không phải được ứng dụng vào mọi đối tượng, nhưng chỉ ứng dụng với cái thiện (kusala-cittass ekaggataa), vốn có thể giúp tâm trở nên định tĩnh, và chứng đạt trí tuệ và giác ngộ. Cái thiện trong định đó được biết đến như là các đối tượng của bước thứ bảy của con đường, hoặc bốn cơ sở để quán niệm, như chánh niệm về thân (kaayaanupassanaa), về cảm giác (vedanaanupassanaa), về tư duy (cittaanupassanaa) và về các ý niệm (dhammaanupassanaa). Sự chứng đắc chánh định có thể diễn ra nhờ vào sự thực hành chánh niệm, yếu tố thứ sáu của con đường thánh hoặc bốn nỗ lực chân chánh (padhaana), bao gồm, nỗ lực ngăn chặn các bất thiện chưa sanh (sa’mvara-padhaana / anuppannaana’m paapakaana’m akusalaana’m dhammaana’m anuppaadaaya vaayaama), nỗ lực từ bỏ các xấu ác đã sanh (pahaana-padhaana / uppannaana’m paapakaana’m akusalaana’m dhammaana’m pahaanaaya vaayaama), nỗ lực phát triển các thiện ích chưa sanh (bhaavanaa-padhaana / anuppannaana’m kusalaana’m dhammaana’m uppaadaaya vaayaama), nỗ lực phát triển các thiện ích đã sanh (anurakkhanaa-padhaana / uppannaana’m kusalaana’m dhammaana’m bhiyyobhaavaaya vaayaamati).[75] Như vậy, chánh định chỉ giới hạn vào các sự chuyên nhất tâm về điều thiện hay đối tượng thiện. Ở giai đoạn này, hành giả được xem là chứng đắc được con đường thánh của bậc hữu học (a.t.tha”ngasamannaagata sekha pa.tipadaa). Hơn nữa, chánh định sẽ tiếp tục phát triển và dẫn đến sự chứng đắc trí tuệ viên mãn (sammaa-~naa.na) và giải thoát toàn triệt (sammaa-vimutti). Đó là hai yếu tố phối hợp với tám chánh đạo tạo thành con đường thánh gồm mười yếu tố (dasa”ngasamannaagata-arahaa hoti).[76]

Theo HT. Narada,[77] có ba mức độ của chánh định. Thứ nhất là định sơ khởi (parikamma-samaadhi), hay còn gọi là sự chuyên nhất của tâm về các đối tượng thiền định. Thứ hai là định phát triển định thẳng tiến (upacaraa-samaadhi), ở đây năm triền cái (pa~nca niivara.naani) được xoá sạch. Thứ ba là định trọn vẹn (appanaa-samaadhi), trạng thái thanh tịnh tâm tuyệt đối. Ở đây, chánh định sẽ lập tức dẫn đến sự chứng đắc bốn cấp thiền của thế giới sắc thể (ruupajjhaanaani) bốn cấp thiền của thế giới vô sắc thể (aruupajjhaanaani), và cuối cùng chứng đắc niết-bàn (nibbaana).

Thích Nhật Từ

http://www.buddhismtoday.com

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.