Ta Làm Gì Cho Đời Ta

(Tựa được lấy từ ý bài giảng của H T Thích Nhất Hạnh)

Một lần gặp Dung, người bạn rất thâm giao được nghe nàng tâm sự và từ đó tôi nhớ hoài câu chuyên này và tìm thấy nhiều điểm hay xin tặng các bạn trong những giây phút nhàn rỗi chẳng nghĩ ngợi gì …..

Nàng kể rằng: Khi đọc được một lời dạy trong sách của Sawaki Kodo Roshi “TRONG ĐỜI SỐNG THẾ GIAN NÀY LUÔN LUÔN CÓ THẮNG BẠI, CÓ CỘNG VÀ TRỪ ….” tự nhiên Dung như bừng tỉnh lại, thấy mình vượt ra khỏi giấc mộng nhiều năm, thật vậy bạn biết không, từ khi Dung bắt đầu tìm về hướng tâm linh, mình vẫn loay hoay tìm đủ mọi phương cách trong ngữ ngôn văn tự để tìm cầu một cái gì như gọi là …người có học (trí thức) để tự tạo cho mình một chút hiểu biết về chân lý, … mà Dung không biết rằng chính từ lúc đó Dung đã bị kẹt….. và đã không bao giờ thực sự trưởng thành ….

Vì theo Ngài dạy: “Trưởng thành có nghĩa là tự chủ, là không nương dựa vào bất cứ điều gì hay bất cứ một ai hay một nơi chốn nào”
Nhưng bạn ơi Dung lại có một thói quen có lẽ truyền từ bao đời bao kiếp là cứ muốn học hết những kinh nghiệm cái hay của người xưa để áp dụng và thực hành may ra cuộc đời sẽ thăng tiến hơn và chuyển đổi, bạn chắc còn nhớ thời niên thiếu của Dung luôn chìm nỗi thăng trầm, vất vả mưu sống chứ không an nhàn thanh thản như ngày nay….

Cho nên bất cứ danh nhân hay cao tăng nào chỉ dạy mà Dung học được, Dung đều gọi họ là Thầy là Thiện hữu tri thức, cho nên nếu bây giờ ai hỏi Dung có bao nhiều Thầy, Bạn, Dung sẽ nói rằng con số có thể lên đến chục và cũng có thể sẽ…. tăng thêm dần mãi.

Và bạn ơi cho đến một ngày kia khi nghe Thầy Nhất Hạnh đọc bài thơ Nguyện cầu của Vũ Hoàng Chương, và Thầy cho một lời bình, Dung đã khóc, khóc thật nhiều như trút hết tất cả những gì đã chất chứa trong tâm thức tự ngàn năm.

Thầy Nhất Hạnh dạy rằng “TA CÒN ĐỂ LẠI GÌ KHÔNG ? TA ĐỂ LẠI CHÍNH TA TRONG CUỘC ĐỜI NÀY CHÍNH CHÚNG TA NHỮNG NGƯỜI THẬT MAY MẮN CÓ CƠ HỘI ĐƯỢC TIẾP XÚC VỚI GIÁO LÝ MẦU NHIỆM CỦA ĐỨC THẾ TÔN …..

Và bạn biết không, lời Thầy vang vang trong đầu Dung và nó đã mãi mãi trong đó cho đến hôm nay, bạn có muốn nghe không ? ….

Tôi gật đầu lìa lịa và thối húc Dung đưa ra lời Thầy dạy và bài thơ của Vũ Hoàng Chương mà Thầy đã bình giảng, và nếu các bạn của Tôi (HH) nếu cùng nghe chung và cùng cảm thông và rung động rưng rưng muốn khóc thì có lẽ chúng ta HH, Dung và các bạn đã có một lần ước hẹn, hoặc đồng hội đông thuyền bạn nhĩ …… Sau dó Dung chầm chậm đọc lại lời bình cho HH ghi như sau: “một khi con mắt mình được mở ra và mình biết sống như thế nào cho có nghệ thuật, có hạnh phúc, để mỗi giây phút của đời sống hằng ngày mình có thể hiến tặng cho đời, Cho mình cho con cháu mình những gì đẹp nhất qua lời nói, tư duy và hành đông. Đó cũng chính là ba then chốt của con đường Bát Chánh Đạo (Chánh Tư duy, Chánh Ngữ, và Chánh Nghiệp). Từ đó mình biết mình phải làm gì cho ngày hôm nay và không còn cái cảm giác là con đường phía trước mờ mờ ảo ảo mênh mang và mình sẽ không biết đi về đâu …

Lời kết xin ghi lại một đoạn trong bài thơ Nguyện Cầu của Vũ Hoàng Chương và bài thơ chị Dung đã làm cho mình như Tự nhũ thầm.

NGUYỆN CẦU

TA còn để lại gì không
Kìa non đá lỡ này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẽo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu nửa chớp bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường ….
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này …
Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liễu một cánh tay níu trời
Nói chi thua được với Đời
Ngại chi những tiếng Ma cười đêm thâu …
……………..
Vũ Hoàng Chương

Và bài thơ của chị:

TỰ NHŨ VỚI MÌNH

Được dạy rằng
“MỌI PHÁP VỐN TỰ MÌNH ĐÃ LÀ HOÀN HẢO”
Nào biết căn cơ lòng vẫn khởi nghi
Làm sao hiểu ” Đạo bất khả tư nghì”
Mãi loay hoay trong ngữ ngôn phương cách
Ngẫu nhiên ?
Duyên ngàn năm tham cứu nhiều kinh sách
Đọc tụng nhiều lần toàn bộ Pháp Hoa
Chợt hiểu thông khi yếu nghĩa hiện ra
” VẠN VẬT TỰ SẮP ĐẶT THEO NHƯ MƯỜI THỊ ”
Nghiệm được :
Nhiều kiếp xưa chất chồng bao tập khí
Quá u mê mà cứ tưởng thông minh
Học đòi luận bàn nói chuyện tử sinh
Dừng lại hết, “sống bình thường, đơn giản ”
Tự nguyện :
Hãy kiên trì, đừng bao giờ chán nản !
Nước chảy từ thượng nguồn chưa bao giờ ngừng nghĩ …

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.