Chị thương mến,
Hôm nay cuối tuần rãnh rỗi, em ngồi xem lại vài điều cần thiết để có thể giúp ích thêm gì cho sự hiểu biết về giáo lý Phật Pháp thì chợt bắt đầu ngay từ chữ Đạo.
Trong mục sưu tầm của em có biết bao bài giảng về chữ Đạo này, không hiểu sao em lại thích lối giảng của Hoà Thượng Tuyên Hoá về cách cấu tạo chữ Đạo, không có ai hiểu chị bằng em, thôi thì em chia sẻ với Chị để may ra còn có thể nói hết sự rạo rực vui thích trong lòng em hiện nay khi biết được ý nghĩa thâm sâu vi diệu của nó để mà bước tiến không lùi.
Em gửi chị toàn bài em ghi chép nhé:
Giải thich cách cấu tạo chữ Đạo
Ðạo này, gồm vạn hữu bao là , nhiệm mầu không thể nói được.
Chữ Đạo này theo chữ Hán gồm hai phần một bên là trên đầu có hai chấm,tức là điểm âm và điểm dương.
Dưới hai chấm là chữ Nhất.
Dưới chữ Nhất là chữ Tự.
Và một bên là chữ KHƯỚC hay chữ TẨU.
Chữ KHƯỚC nghĩa là HÀNH ( đi ) cũng là Thực hành hay Tu hành mới được cảm ứng.
Không tu hành thì làm sao đạt dạo.
Toàn lại chữ Đạo có nghĩa là TU HÀNH LÀ ĐIỀU KHẨN YẾU BẬC NHẤT, nếu chẳng tu hành thì không thoát được vòng sinh tử.
Bây giờ chúng ta đi vào chi tiết từng yếu nghĩa của mỗi nét.
Hai chấm còn tượng trưng cho Trời và Đất, cho mặt trời mặt trăng, hai thứ âm dương này lại cũng từ chữ Nhân, nghĩa là người mà biến hóa ra.
Thân người cũng là cấu tạo bởi điện âm và điện dương.
Huyết là âm, khí là dương, Huyết là hữu hình, khí là vô hình.
Hai chấm này cũng chính là vô cực và thái cực.
Vô cực là chân không , thái cực là diệu hữu.
Động mà tới cực điểm thì thành Tĩnh.
Tỉnh tới cực điểm thì thành Động.
Hai điểm này lại là chữ Nhân viết lộn ngược. Tu Ðạo có nghĩa là phải lộn ngược trở lại, là đi ngược giòng nước chứ không phải đi thuận theo giòng nước. Ði thuận theo giòng nước tức là sinh tử, mà đi ngược giòng nước tức là Niết Bàn. Chữ Nhật nghĩa là Nguyệt phía trên có hai chấm, đó cũng là do chữ Nhân mà ra, cho nên muốn thuận thì thuận, muốn ngược thì ngược.
Ở phía dưới hai chấm trong chữ Ðạo này có một lằn ngang tức là chữ Nhất. Chữ Nhất này phân chia thành một âm một dương, thiên âm thiên dương thì gọi là Cực. Thiên nghĩa là thiên lệch. Khi âm thiên lệch hay khi dương thiên lệch thì đến chỗ cùng cực, còn Ðạo thì ở chỗ nào?
Từ nơi chữ Nhất này, tức là từ số 1 mà tìm. Một là bản thể của các số, một này từ đâu mà có? Một này từ nơi số Không mà ra. Ðã không thì chẳng có trong cũng chẳng có ngoài, không bắt đầu cũng không kết thúc. Dứt sạch tất cả các pháp, lìa bỏ tất cả các tướng, phóng ra thì bao quát mọi sự, cuộn lại thì ẩn tàng chẳng thấy, tất cả vạn vật bắt đầu từ số Không này mà ra. Cho đến sông núi, đất đai, phòng ốc nhà cửa, sum la vạn tượng đều là từ nơi số Không này mà bắt đầu. Nói một cách rõ ràng hơn, số không này chính là Bản Hữu Phật Tánh, là Ðại Quang Minh Tạng rực rỡ sáng ngời, nếu thâu nhỏ lại thì nhỏ hơn hạt bụi, nếu phóng lớn ra thì lớn trùm pháp giới, cho nên lớn vô cùng mà nhỏ cũng vô cùng, chẳng có hạn lượng nào cả chính là số Không vậy.
Chữ Nhất này lại sanh ra Trời Đát , muôn vật , người thánh Phật …
Song con người không biết giữ gìn quy củ, đem số Không này mà phá vỡ đi, nên biến thành số Một. Cho nên nếu chỉ có số Không mà thôi thì không có số Một, cũng chẳng có các số khác, và cũng chẳng cần thiết phải có các số khác. Bởi vậy cho nên Bản Lai là hào quang sáng ngời rạng rỡ, sau đó thì biến thành Một.
Một này một bên tức là Âm, một bên tức là Dương, có nghĩa là từ một Âm một Dương mà sinh ra muôn vật. Người tu đạo phải từ nơi số Một này mà bắt đầu.
Trong chữ Ðạo ở dưới nét chữ Nhất có chữ Tự.
Bây giờ thử tìm kiếm chữ Tự. Chữ Tự tức là chính mình, gồm có dấu phết và chữ Mục, nghĩa là con mắt, tức là phải dùng con mắt mà hồi quang phản chiếu, mà hướng vào bên trong, không phải nhìn ra ngoài. Ðóng con mắt lại là chữ Tự, tức là chính mình.
Chữ Tự này cũng có nghĩa là cầu Đạo mà cầu Đạo thì chẳng thể hướng ra ngoài để tìm kiếm vì hướng ngoại thì chẳng thể nào gặp được Chánh Đạo . Đó là lúc lìa lời nói , lìa văn tự lìa tâm suy nghĩ là cảnh giới ” NGÔN NGỮ ĐẠO ĐOẠN TÂM HÀNH XỨ DIỆT
Đạo lý này chẳng thể tìm cầu bên ngoài mà phải chiếu soi ngược lại nơi mình và được gọi là đạo tâm vô vi VÔ VI NHI VÔ BẤT VI (chẳng thấy làm gì mà cái gì cũng làm). Thiền tông lại có câu: Vạn pháp quy nhất, nhất quy hợp (nghĩa là tất cả đều do một ghép lại).
Mà chữ HỢP lại gồm một chữ nhân , một chữ nhất và chữ Khẩu , nghĩa là chẳng thể nói năng , dứt bặt đường ngôn ngữ.
Bây giờ, nếu thêm chữ Khước ở một bên nữa thì thành ra chữ Ðạo, ý nói Ðạo là cần phải tu, bởi vì chữ Khước có nghĩa là đi, là bước, là thực hành.
Ông Hàn Dũ ở trong Tập Nguyên Ðạo có nói rằng: “Do thị nhi ý yên chi vi đạo”, tức là từ nơi này mà đi đến chỗ kia thì gọi là Ðạo.
Ðạo có nghĩa là con đường đi, cho nên tu Ðạo thì cần phải cung hành thực tiễn, thật sự tu hành, phải nỗ lực và hết sức thành tâm. Nếu mình muốn phản bổn hoàn nguyên, thì cần phải từ nơi số Một này mà tu về số Không. Ðắc Nhất vạn sự tất. Ðược một mọi sự đều xong.
Nếu mình khôi phục lại được số Không này, tức là mình có thể trở về với Bản Lai Diện Mục và có thể chuyển Diệu Pháp Luân.
Thưa chị ,em hy vọng chị sẽ chỉ đạo thêm những gì chị biết để chị em mình cùng đồng hành bên nhau chị nhé
Thương,
Em của Chị
Huệ Hương sưu tầm từ lời dạy của Cố Hoà thượng Tuyên Hoá và các trang mạng