Phật Thị Hiện Nhập Niết Bàn?

Không hiểu sao thường có sự trùng hợp giữa ngày kỷ niệm Đức Phật nhập Niết Bàn và ngày Lễ Phục Sinh của Ky Tô giáo vì năm nào cũng vào dịp lễ Easter là tôi lại đảnh lễ Búc tượng Phật Niết Bàn mà tôi được có do một cơ duyên thật dặc biệt và cũng cần nói thêm rằng vì Nam Tông đã sát nhập ba ngày lễ kỷ niệm quan trọng nhất của Đức Phật vào làm thành một ngày Vesak cho nên chúng ta thường chỉ nhớ đến ngày Phật Đản mà quên đi sự quan trọng không kém của hai ngày kỷ niệm khác là ngày Phật Nhập Niết Bàn (rằm tháng hai) và ngày Phật thành Đạo (mùng tám tháng 12).

Năm nay một lần nữa, ngày Phật nhập Niết Bàn rơi vào ngày 31/03/2018. Cứ mỗi khi đến gần ngày này tôi lại nhớ đến phẩm thứ 16 “Như lai thọ lương” trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa mà những lời Phật dạy như đang trở về từ âm vang trong tâm thức…”

Nếu Đức Phật cứ hiện diện mãi mà không nhập diệt thì người ta không thể mang ý tưởng rằng “Rất khó gặp một vị Phật và sẽ không tôn kính“.

Hoặc theo Giảng luận của Cố Hoà thương Thích Thông Bủu về kinh Pháp Hoa thì “Đọc phẩm Như lai thọ lượng ta phải chấp nhận Đức Phật lịch sử như là một biểu tượng đương thời của Đức Phật Thích Ca Vĩnh hằng hay nhận thấy Sự Vĩnh hằng của Đức Thích Ca” và Ngài đã đặt câu hỏi ĐỨC PHẬT CÓ CÒN HIỆN DIỆN NƠI CÕI TA BÀ NÀY KHÔNG? Và một đoạn sau đây Thầy đã dẫn chứng: “Sở dĩ Đức Phật bảo rằng Diệt độ là chỉ vì ĐỂ RỘNG ĐỘ NHỮNG NGƯỜI PHƯỚC MÕNG NGHIỆP DẦY, một khi họ nghe Đức Phật không có ở nơi đây thì họ mới khởi tâm luyến mộ, khát ngưỡng không còn ỷ lại nhờ đó mới tinh tấn tu luyện mới trồng căn lành hầu thấm nhập giáo pháp khiến họ mau chóng đắc quả vị.

Và Thầy đã dựa vào những câu kệ sau đây mà tuyên bố rằng hiện nay Đức Phật vẫn là Giáo chủ Cõi Ta Bà và đang rộng độ chúng sinh cõi này:

…..Ta vẫn trụ cõi này
……Dùng phương tiện thần thông
……Cứu Chúng Sinh bớt điên đảo
“.

Dù cho biết dược như thế nhưng theo kinh Đại Bát Niết Bàn mà tôi đã học và áp dụng những lời dạy sau cùng của Đức Phật từ khi tôi thọ nhận Bộ kinh sách này do một ân sư trao truyền thì cuộc đời tôi hoàn toàn đổi khác có thể nói xoay khác 180 độ.

Từ dạo ấy tôi cứ thấy mình như được chỉ dẫn từ một tiếng Diệu Âm vang vang mỗi khi vào bàn vi tính xem các đề mục về Phật Giáo hay đến thư viện chùa Hoa Nghiêm để mượn sách thì quyển sách ấy đã nằm ngày trước mặt tôi như réo gọi “Đây chính là đề mục mà con đang cần đấy” và cứ như thế tôi đã thâm nhập nhiều điều rất hay từ các học giả khắp bốn phương để làm ánh sáng cho mình nương theo chẳng hạn một đoạn sau đây của Thiền Sư Nhật Bản Nikkyo Niwano như sau: “Lời Phật dạy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn đã tóm tắt tất cả tinh yếu của một tôn giáo chân chính” Các Ông có thể nương dựa vào chính mình, nghĩa là CHÚNG TA NÊN NƯƠNG DỰA VÀO CHÍNH MÌNH TA VÀ ĐI THEO CON ĐƯỜNG BẰNG SỰ NỖ LỤC CỦA CHÍNH CHÚNG TA.

Nhưng chúng ta nương dựa vào gì trong khi đang sống ?

Đức Phật đã dạy tiếp “Chính là PHÁP, là CHÂN LÝ“.

Và rằng “Chúng ta không nên nương tựa vào các vị thần linh dù rằng họ được xem là hiện hữu bên ngoài của chúng ta“.

Và lời dạy sau cùng: “HÃY TỰ MÌNH LÀM ÁNH SÁNG CHO CHÍNH MÌNH” đã có giá trị hơn bao nhiêu giáo lý về đời người đã được nhiều vĩ nhân đời sau làm phương cách sống và chính Nhờ lời dạy này ta có thể khiến tư duy và hành xử của ta hài hoà một cách tự nhiên với hoàn cảnh chung quanh thì khổ đau lo lắng không làm cho ta rối rắm thì trạng thái tâm thức này là sự an tịnh của Tâm đấy là cấp độ của Niết Bàn tịch lặng (điều thứ ba trong Tam Pháp Ấn: Vô thường – Vô ngã – Niết Bàn tịch lặng).

Càng ngày tôi càng thấy mình quá được nhiêu ân Phước khi được biết đến Phật Pháp nên chỉ biết đảnh lễ Ngài và tán thán ca ngợi Ngài mỗi khi lên bàn Phật vào lúc sáng sớm công phu để tạ ơn và tự khấn thầm “con sẽ quãng bá những điều về Phật pháp mà con biết được để có thể nhận được bàn tay Phật xoa đầu như các Bồ tát đã được trong phẩm Chúc Luỵ thứ 22 của kinh Pháp Hoa”.

Xin gửi đến những người bạn thân thương, những đạo hữu lời chia sẻ tự đáy lòng hy vọng chúng ta ai cũng được thọ nhận lời dạy sau cùng của Đức Phật để nỗ lực tự mình đi đúng Chánh Pháp mà Ngài đã trao truyền và đấy cũng là cách đền đáp lớn lao nhất của chúng ta đối với Ân Đức cao vời vợi của Ngài.

Và thương tặng tất cả thân hữu những lời kệ tuyệt vời của Ngài trong phẩm Chúc lụy của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và chúc tất cả đều thành tựu được những gì mình ao ước và khấn nguyện:

Như Lại nhập diệt rồi
Biết kinh Phật đã dạy
Nhân duyên và trình tự
Người ấy hiểu nghĩa thật
Như Ánh Sáng Nhật Nguyệt
Có thể xua bóng tối
Người ấy tại thế gian
Có thể giúp chúng sinh
Khiến vô lượng Bồ Tát
Sau cùng trú Nhất Thừa
Do đó người Có Trí
Sau khi ta Diệt độ
Nghe được những lợi lạc
Của Công Đức này đây
Cần thọ trì kinh này
Người ấy trong Phật Đạo
Quyết định chảng nghi ngờ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Huệ Hương

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.