Sự tối kỵ trong niệm Phật: “Tinh thần phân tán, câu chữ mơ hồ, đã không âm tiết lại không liền lạc, tâm chẳng ứng với miệng, tiếng chẳng nhiếp với niệm, khinh lờn thành quen”.
Người niệm Phật chủ yếu dễ phát sinh sai lệch, thì cần ngăn chặng.
Tinh thần phân tán: Lúc niệm Phật tư tưởng không tập trung, đưa tinh thần lên không được. Tâm tình rơi rớt, ý chí thì chìm mất, không tinh ròng khơi dậy, tạp niệm thì vô cùng, chẳng hôn trầm cũng trạo cử, đây là vấn đề tối kỵ. Còn vấn đề kiêng kỵ là câu chữ mơ hồ.
Câu chữ mơ hồ: Một câu hiệu Phật nầy, thanh âm phát ra thì lờ lờ mờ mờ, người khác nghe không rõ ngay cả chính mình nghe cũng không rõ. Cho nên có câu rằng: “Mình còn chưa nghe thì Phật làm sao nghe”.
Ðã không âm tiết: Âm tiết điều hòa thích ứng thì niệm Phật dễ nhiếp tâm, phương pháp hữu ích thì lực mới to lớn; Ngược lại, sáu chữ trong một câu Phật hiệu, bất kể nhịp gõ chữ nào, lúc thì một nhịp, nửa nhịp, một phần tư nhịp, một phần tám nhịp, thế thì làm cho mỗi câu hiệu Phật bị biến đổi, niệm loạn thành một mảng, còn bàn luận nhiếp tâm thế nào. Không những thời gian từng chữ sắp đặt được tốt, mà sự cao thấp nhẹ nặng của thanh âm cũng phải hợp với tiết tấu. Bỡi vì niệm Phật có tiết tấu thì giống nước chảy róc rách, tự nhiên hợp vận, niệm Phật dễ dàng rõ ràng. Không âm tiết đã chẳng tốt, cọng thêm lại chẳng liên quan thì càng sai.
Lại chẳng liền lạc: Là câu sau không tiếp câu trước. “Tịnh niệm tương tục” rất là trọng yếu của sự niệm Phật, mà nếu không liên quan làm sao kế tục với nhau.
Tâm chẳng ứng với niệm Phật: Là trong miệng thì niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, mà ở trong tâm tính toán riêng một việc ở bên ngoài như: mua chiếc xe mới, hoặc muốn đến chỗ nào, vì tính toán những việc đó thì tâm và miệng làm sao có thể ứng với nhau. Ðến nỗi ngoài ra có một tình huống là: ngay lúc niệm Phật, tạp niệm lăng xăng không biết tạp niệm nhiều thế nầy từ đâu đến, đây khởi kia mất, không cách nào trừ bỏ. Tuy vậy chẳng nên buồn lo, vì đây là hiện tượng tất nhiên trong quá trình niệm Phật, chẳng nên quan tâm nó (mặc cho vọng niệm lăng xăng, hãy nghe chính mình và niệm Phật rõ ràng), đây là yếu quyết. Then chốt vẫn là khởi lên một câu hiệu Phật nầy.
Tiếng không nhiếp niệm: Tiếng – chỉ cho lúc niệm Phật, tiếng niệm Phật trong miệng phát ra, âm thinh nầy có tác dụng rất lớn, then chốt của pháp môn tịnh độ, cũng có thể nói là “Mật quyết”, tức ở nơi tự niệm tự nghe. Cái được niệm là Nam Mô A Di Ðà Phật, cái được nghe cũng là: Nam Mô A Di Ðà Phật. Cho nên đều nhiếp sáu căn, trước tiên thì thiệt căn (lưỡi) và nhĩ căn (tai) đều nhiếp. Lúc nầy niệm là danh hiệu Phật, mà nghe cũng là danh hiệu Phật, tưởng cũng là danh hiệu Phật, nên ý căn (ý) cũng được nhiếp, tay giữ chuỗi niệm (thân), (mắt) thì nhìn tượng Phật, trong tỷ căn (mũi) được nghe là mùi hương đốt cúng Phật, cho nên ba căn nầy cũng được nhiếp.
Nhiếp sáu căn đều là then chốt ở nơi nghe. Thông thường chúng ta tự tu, dùng cách “Kim cang trì” tốt nhất, tức là có một tí âm thanh vừa vừa ở giữa miệng môi và chân răng, không phải to lắm. Cách nầy niệm đã có âm thanh lại vừa dưỡng khí, gọi là Kim cang trì. Mặc nhiên cũng có thể nghe, song mặc niệm thì mệt một chút. Âm thanh lớn nhỏ có thể linh hoạt, lúc tán loạn và lúc phiền não khởi có thể niệm lớn, dùng âm thanh để nhiếp niệm. Nếu niệm được yên tịnh thì có thể niệm nhỏ, niệm cách Kim cang trì hoặc nhỏ một chút đều có thể được. Cần có tiếng, cần nghe được tiếng nầy. Âm thanh nầy thì có nhiếp được niệm; đây là chỗ thù thắng của pháp môn niệm Phật, then chốt là ở nơi “Tự nghe”.
Khinh lờn thành quen: Nếu như lúc niệm tự tâm phiền tạp tán loạn, tiếng được niệm tất nhiên lộn xộn khó nghe. Tâm không chuyên chú tai cũng mất linh nghiệm, tác dụng của tiếng niệm tự nhiên không nhiếp niệm một chút nào cả. Ở tình huống nầy đâu có tác dụng nhiếp đều sáu căn. Ngược lại cái hay dẫn khởi là kết quả xấu có hại “Khinh lờn thành quen”, đây là thành ngữ thường dùng ở trong đạo Phật. Niệm một cách khinh thường không thể chuyển thức thành trí, mà là nuôi lớn cái thói quen (Thức). Chúng ta niệm Phật tức là chuyển ý thức phân biệt thành “Diệu quán sát trí”.
Nên khiến nó chuyển. Nếu niệm như thế nầy: vừa không âm tiết, tán loạn, tinh thần lăng xăng, lại vừa không liền suốt, tưởng trong tâm và niệm trong miệng không giống nhau, âm thanh được niệm cũng nhiếp không được ở nơi tâm, phép niệm nầy không phải là “chuyển” Thức mà là “nuôi dưỡng” Thức, Thức được bồi dưỡng ở trong đó, đây chính là “nỗi buồn của cổ đức”, tức là niệm cách nầy rất đáng tiếc! – Khó được thân người, khó sinh ở quốc gia trung tâm, khó nghe được Phật pháp, khó tin tịnh độ; Dù còn chịu niệm, nhưng lại niệm kiểu nầy cho nên Cổ đức rất là buồn tiếc.
Niệm cách nầy thì “vĩnh viễn khó thành từng loạt”, niệm Phật niệm đến khi nhất tâm bất loạn rất khó, trước nhất phải đạt đến niệm Phật thành thói quen. Chúng ta nên phải niệm cho được thành thói quen, ít thì mười mấy câu, nhiều thì ba chục câu, nhiều nữa thì một tràng hai tràng, trong lúc nầy tâm không được động chạy, từ đầu đến cuối đều là: Nam Mô A Di Ðà Phật, đây gọi thành tràng, mức độ chính mình là thế nào, chính mình hoàn toàn có thể biết. Cho nên pháp niệm nầy, kiểu như trên, tức là “vĩnh viễn chẳng thành loạt”, đây là phép niệm không tốt, thì nên tránh đi, nên tránh khỏi chỗ dễ sinh sai lệch, mà nên tập trung tinh thần sức lực mặt hướng về ánh sáng.
Trước mắt chỉ nêu ra sự cấm kỵ của niệm Phật, cần gắng sức trừ bỏ, sau đây chính là con đường vạch ra nên tuân thủ đối với việc trước mắt:
+ Âm thanh hài hòa vận tiết ổn định: Thanh hòa, chỉ cho tiếng và ý khi niệm Phật nên hài hòa, hòa mỹ, yên hòa. Bỡi vì âm rất là quan hệ, nếu niệm quá gắt gao hay khàn giọng thì âm thanh chẳng được hòa. Tiếng của người đến chỗ mà âm thanh tốt đẹp vi diệu, thanh tịnh trang nghiêm, thì tự nhiên tâm sẽ khoáng đạt tinh thần vui vẻ, thân tâm được an hòa. Ngược lại thì khiến tâm người loạn, nóng nảy không an.
Vận ổn: Vận là âm thanh hài hòa, lại chỉ cho khí độ của thần vận cao nhã. Ổn là chỉ cho sự an định thỏa đáng, vận ổn là âm thanh an hòa trầm tĩnh, khí vận thì cao nhã, tự nhiên có một sự điều hòa của âm vận.
+ Khẩn thiết chu đáo: Khẩn thiết, ta niệm Phật như đang ở trước Phật, cách nầy mỗi niệm một tiếng, đều là từ trong tâm chí thành phát ra, khẩn khẩn thiết thiết niệm: Nam Mô A Di Ðà Phật, cần phải từng câu từng câu, đây tức là cách niệm chu đáo, cũng tức là tịnh niệm nối nhau. Ðối với người đã có thời khóa ổn định, trước nhất yêu cầu là phải rất chu đáo ở trong thời khóa, thời gian nầy không nên lệch lạc. Lại nói thêm rằng, thế thì không chỉ vỏn vẹn trong định khóa mới chu đáo, mà nên phải xuyên suốt được tùy lúc tùy chỗ, đều cần phải thường thường khởi lên một câu Phật hiệu nầy. Nếu có thể được như vậy, thành tràng thành hạt cũng chẳng khó.
Pháp môn tịnh độ (niệm Phật) có cái hay ở trong đây, người đời có thể làm được, không phải là cao không vói tới. Cần anh khai ngộ, thế thì khó rồi, không phải là người người đều có thể, anh cũng có tánh khả năng, chỉ cần làm được cho dù một hai người của ngàn vạn người khó, hiện tại anh có thể kể ra mấy chục người khai ngộ không? Niệm Phật vãng sanh cũng không phải là kiểu nầy, mà ai cũng đều có thể niệm. Cần chu đáo, thường có một câu nầy, sự tình là có thể làm được, vấn đề là tự mình không chịu niệm. Phiền não một khi khởi lên thì không chịu niệm. Giận dữ gấp rút là phiền não, vui vẻ đắc ý cũng là phiền não; Kỳ thật xét kỹ trong phiền não cũng có thể niệm, chỉ là chính mình không chịu niệm, nếu hay tỉ mỉ chu đáo, trì niệm khẩn thiết, tự nhiên sẽ thành loạt thành tràng, nhất tâm bất loạn. Cho nên việc niệm Phật vãng sinh thường xuyên lúc nào cũng được quan tâm.
+ Trầm lắng an nhàn: Câu nói nầy chính là chỉ thẳng những chỗ bệnh trước mắt rất nhiều của người tu hành. Có người dụng công chỉ có lòng muốn gấp gáp, bực tức chẳng thể mau mau liền có chỗ thành tựu, do đó rất là khẩn trương, rất là gấp rút. Ðây cũng là có tâm mong cầu. Nhưng sự thù thắng của niệm Phật thì từ nơi “hữu niệm” mà thầm hợp với “vô niệm”, từ “hữu cầu” mà khế hợp với “vô cầu”, từ “vãng sanh” mà chứng được “vô sanh”. Nên “trầm lắng”, trầm lắng đến mức bình tĩnh, tâm tư không có một chút lo nghĩ bồi hồi sợ được sợ mất nào, lo nghĩ bất an nào. Mà vả lại nên “an nhàn”; Bỡi vì có người nổ lực, cũng bỡi ở tâm tư nôn nóng mà rơi vào sự khẩn trương, bề bộn, rối loạn, lo lắng, gấp rút… Như vậy là đi ngược lại lời dạy của bậc Thánh rồi!
“An nhàn”, hai chữ này tiến đến một bực nữa mà nói, không những chỉ là sự bình tĩnh (trấn định), mà còn là muôn duyên đều nhất loạt buông mất, không giữ không cầu, cho nên là một người đại nhàn giữa trời đất. Trong tâm chỉ nhớ câu niệm Phật, một câu danh hiệu Phật rõ ràng trước mặt, đã không có điều ngăn ngại lại chẳng điên đảo, vắng lặng an tâm. Cho nên có thể thấy rằng hai chữ AN NHÀN quan trọng cần yếu mười phần. Ngược lại, nếu gấp rút ở trong lòng, muốn thấy Phật thấy hào quang, muốn thấy xuất hiện điềm lành, niệm thế nầy thì sẽ sinh ra tâm bệnh; Vả lại không phải là do niệm Phật mà sinh ra bệnh đâu, mà là do trong lòng, gấp rút như thế nên sinh ra tâm bệnh.
Chúng ta nên rất là an nhàn, vì sao có thể an nhàn? – Vì tín tâm! Người có tín tâm thì rất an nhàn. Có người hỏi rằng: Ta sao lại niệm chưa tốt, còn vọng tưởng tạp niệm? Ngài Ngẫu Ích đại sư giảng rất rõ: “vãng sanh hay không, hoàn toàn do nơi chỗ có hay không có tín nguyện”. Vậy thì anh có hay không có tín tâm sâu xa? Phải là phát nguyện chân chánh hay không? Chân chánh đó là không muốn lưu luyến thế giới Ta Bà nầy, mà ưa thích Cực Lạc nguyện cầu vãng sanh. Trên thực tế rất nhiều người còn lưu luyến, chẳng thể lìa bỏ, tham luyến tài sản, sự nghiệp, danh vọng, vợ con, vật chất, hưởng thụ, cuộc sống hiện tại tốt đẹp v.v… nên cố sức ham muốn nhiều nhưng sống được mấy năm, rồi lại muốn tốt nhất là trường sinh bất lão! Chính là lưu luyến thế giới nầy mà bỏ lìa không được.
Cho nên ưa thích Cực Lạc cần phải phát “đại nguyện”. Nhiều kiếp trở lại đây tất cả chúng sinh đều là quyến thuộc của mình đang ở trong biển khổ đợi chờ ta cứu độ, nhưng ta làm sao mới có thể độ chúng sinh đây! Tự ta còn là người đang giãy giụa trong biển khổ, không có một chút năng lực nào cứu độ người khác, chỉ sau khi vãng sanh, nương sức gia trì của Phật, ta sẽ có được trí tuệ rồi cứu độ lập tức tất cả những quyến thuộc nầy. Phải là tâm tình như thế nầy và nguyện lực như thế nầy. Có tín và nguyện tự nhiên sẽ niệm, thì nhất định vãng sanh, cho nên vãng sanh hay không, hoàn toàn nhờ ở sự có hay không có tín nguyện. Mọi người nói muốn vãng sanh, thì trước nhất mọi người ở ngay nơi tín nguyện mà dốc sức công phu. Nguyện nầy của ta có chơn chánh hay không? Nếu tín nguyện thiết tha thì chắc chắn vãng sanh; Lại nữa vấn đề niệm Phật, trong tâm không nên gấp rút nôn nóng mà phải tự nhiên an nhàn.
+ Tiếng hợp với tâm, tâm ứng với tiếng: Tiếng niệm Phật từ trong tâm thành khẩn thanh tịnh phát ra tự nhiên hài hòa an ổn, âm thanh câu niệm Phật nầy vi diệu, trải qua tai mình mà đạt đến bản tâm, được nghe chính là được niệm, cho nên tự nhiên họp nhau, tiếng họp với tâm. Âm thanh nầy là danh hiệu Phật muôn đức trang nghiêm, cũng tức là âm thanh muôn đức trang nghiêm vậy. Âm thanh nầy vào từ nhĩ căn là tự tâm được niệm, tự tâm niệm Phật, tự tâm là Phật. Cho nên tự tâm chắc chắn tương ứng với tiếng được nghe. Tiếng hợp tâm, tâm hợp tiếng, cho nên nói rằng: “tâm và tiếng nương nhau”. Nói một cách đơn giản: Ta niệm Phật, mà niệm Phật có tiếng thì âm thanh trở lại trợ giúp cho ta. Do ta phát ra tiếng, tiếng trở lại giúp ta, cho nên nói nương nhau. Niệm như thế nầy không cần dùng cách bài trừ vọng niệm mà vọng niệm tự tiêu mất.
Chưa có thể “nhất tâm” thì trước phải cầu “chuyên niệm”, chưa có thể được “bất loạn” thì trước phải học tập “thành từng loạt”.
Nhất tâm bất loạn là lúc niệm Phật tâm không tán loạn, dẫn tới tâm chí thành, chuyên niệm danh hiệu Phật. Trong “Kinh Vô Lượng Thọ”, một điều kiện căn bản được yêu cầu của “ba hạng vãng sanh” đó là: “một hướng (lòng) chuyên niệm”. Thường xuyên chuyên niệm một câu A Di Ðà Phật nầy, là thời gian niệm rất chuyên tâm, không có vọng tưởng tạp niệm. Chưa thể đạt được nhất tâm thì trước phải chuyên niệm. Chuyên nhất chẳng biến đổi, là đối với người thấy khác hay suy nghĩ dời đổi mà nói, đứng núi nầy trông núi nọ, nói chung là chẳng thể yên được ở pháp môn mình tu, có nghĩa là ngày nay muốn niệm Phật, ngày mai muốn tham thiền, ngày mốt lại muốn tu mật, tóm lại muốn học nhiều bao nhiêu cách mới có thể nương nhờ được?
+ Chưa có thể “bất loạn”, trước phải “học thành từng loạt”: Làm chưa đạt được cái tâm “hoàn toàn đều không tán loạn”, thì trước nên khiến nó thành từng loạt. Ta không thể suốt không tán loạn, nhưng ta có cách làm mấy mươi câu thành một loạt, trong một loạt mấy mươi câu nầy không có vọng tưởng tạp loạn; Nếu người không chân thật dụng công thì ngay cả lập thành loạt niệm như thế nầy cũng khó mà làm được. Cho nên nói rằng: “Chơn siêng chơn chuyên, công hiệu tự thấy, không cần hỏi người, xin tự nghiệm lấy”. Như người uống nước, lạnh hay nóng tự biết.
Từng câu niệm mà chơn, chắc chắn ra khỏi Ta Bà. Thế nào gọi là CHƠN? – Một câu giải thích rất bình thường, nếu muốn niệm được chơn, chỉ cần niệm của chơn. Không phải là ngụy trang dối người, không phải là làm trên hình thức, không phải là có mục đích khác, không phải là vọng cầu điều quấy, không phải là cái vỏ bề ngoài. Phải nên khẩn cầu thiết tha, thường thật tín nguyện trì danh, một câu danh hiệu Phật nầy tự mình niệm rất rõ ràng, toàn bộ rất rõ ràng, tức là niệm chơn rồi vậy.
Niệm Phật chẳng thể cầu trước tiên là nhất tâm bất loạn, vì nhất tâm bất loạn rất là khó, có thể được một loạt một tràng, tức là ba mươi, năm mươi hoặc ba trăm, năm trăm câu… mà không loạn, lại có thể tùy lúc tùy nơi mà có thể khởi tưởng niệm Phật.
Niệm Phật mà có thể “nhất tâm bất loạn” đương nhiên là điều tốt rồi, nhưng có thể niệm được thành loạt thành tràng mà chẳng loạn đều không phải là dễ đâu. Có thể niệm được thành loạt thành tràng không loạn, tùy lúc tùy nơi khởi được tưởng niệm cũng là niệm Phật rồi. E rằng chỉ biết niệm Phật trong thời khóa nhất định, ngoài ra lúc bình thường chẳng tưởng được để niệm Phật!
Lúc niệm Phật nhất định nên niệm một cách “chánh tâm thành ý” và “cung kính”, đây là bí quyết nhiệm mầu của niệm Phật trì danh, mà vả lại trong lúc niệm Phật cần tâm không nên thêm việc, chuyên tâm chỉ Nam MôA Di Ðà Phật, niệm được thuần thục, thì có thể nhất tâm bất loạn rồi.
http://cuclac02.blogspot.com.au/2013/01/su-toi-ky-trong-niem-phat.html