Ý Nghĩa Chuỗi Tràng Niệm Phật & Hình ảnh

7. CÁCH XÂU, Ý NGHĨA CỦA HẠT CHUỖI VÀ CÁCH LẦN CHUỖi

* CÁCH XÂU VÀ Ý NGHĨA CỦA HẠT CHUỖI:

Mỗi xâu chuỗi đều phải có 1 hột lớn trên đầu để xỏ dây qua mà kết râu, cho nên hột lớn này phải 3 lỗ. Hột lớn này gọi là Mẫu Châu (Hột lớn trên đầu chuỗi), cũng gọi là Đạt Ma Châu (Ngọc Báu Chánh Pháp).

Chuỗi dài 108 hạt thông thường thì có thêm 7 hột thủy tinh (6 hột nhỏ), để xâu thêm vào làm phân cách giữa các hạt chuỗi mà làm dấu, gọi hột đó là Ký Tử hay là Ký Lưu Tử. Từ trên đầu chuỗi, bỏ hột Mẫu Châu không đếm, bắt đầu từ đó đếm qua 10 hạt chuỗi thì xâu thêm vào 1 hột thủy tinh nhỏ, kế đến qua 20 hạt thì xâu chêm váo hột thủy tinh nhỏ, tiếp đến qua 14 hạt thì xâu chêm vào 1 hột thùy tinh nhỏ, từ đó qua 10 hạt nữa là đúng 54 hạt (Nửa xâu chuỗi dài), tới đây phải xâu vào 1 hột thủy tinh lớn cỡ bằng hạt cuỗi hoặc là xâu 1 hột thủy tinh, có nhiều cạnh, màu sắc óng ánh, hột đánh dấu nửa xâu chuỗi này gọi là Sổ Châu.

* CÁCH LẦN CHUỖI:

Căn cứ Kinh Kim Cang Đảnh Du Già Niệm Châu chép: “Các hạt chuỗi là biểu thị cho Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, còn Mẫu Châu là biểu thị cho Đức Phật Vô Lượng Thọ, hoặc là biểu thị cho Phật quả của sự tu hành đã hoàn thành viên mãn, cho nên lúc lần đến hột Mẫu Châu (Hột lớn trên đầu chuỗi), thì không được vượt qua, phải lật xoay ngược trở lại mà lần; Nếu không như thế thì phạm phải cái tội trái Vượt Chánh Pháp (Việt Pháp Tội)”.

8. CÔNG ĐỨC CỦA LẦN CHUỖI TU NIỆM

Lần chuỗi mà tụng Chú niệm Phật có khả năng sanh ra các thứ Công Đức. Căn cứ theo Kinh Mộc Hoạn Tử: “Nếu niệm tụng những danh hiệu của Phật Đà, Đạt Ma, Tăng Già (Gồm niệm Chư Bồ Tát) trọn đủ 20 vạn biến (tức 200.000 biến) mà thân tâm không tán loạn, không có sự dua nịnh quanh co, thì sau khi mạng chung được sanh lên cõi Trời thứ 3 của Dục Giới là Diệm Ma Thiên, ăn mặc tự nhiên mà được, thường sống trong hạnh An Lạc”.

Công đức khác nhau của những loại tính chất hạt chuỗi:

Phẩm Kiến Lập Đạo Tràng Phát Nguyện trong Kinh Nhiếp Chơn Thật quyển hạ nói:

– Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng Gỗ Thơm thì được Phước 1 lần.
– Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng Thâu Thạch, Đồng, Sắt thì được Phước 2 lần.
– Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng Thủy Tinh, Chơn Châu được Phước 1 ức phần (Tức là 100.000 phần).
– Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng hạt Sen, hột Kim Cang được Phước 2 ức phần (Tức là 200.000 phần).
– Hạt chuỗi (Niệm Châu) làm bằng Đá Vân, bằng các thứ Đá Quý, bằng hột Bồ Đề, ở trong các Công Đức rất là thù thắng, được Phước vô lượng vô biên không thể nói hết.

9. PHẢI CẨN TRỌNG LẦN CHUỖI

Trong sinh hoạt hằng ngày, những lúc phải làm các việc hỗn tạp, hoặc vào những nơi bất tịnh như nhà vệ sinh, tắm giặt…… không được mang Chuỗi theo, phải để trong hộp Báu, hoặc để ở trên mâm bằng Bạc, mâm Báu, hoặc có thể tạm để trong tủ Kinh trên cái hộp thanh khiết nào đó.

10. PHƯƠNG PHÁP LẦN CHUỖI THEO NGŨ BỘ

Căn cứ Kinh Nhiếp Chơn Thật chép:

+ Phật Bộ: dùng ngón cái với ngón trỏ của tay phải mà lần chuỗi.

+ Kim Cang Bộ: dùng ngón cái với ngón giữa của tay phải mà lần chuỗi.

+ Bảo Bộ: dùng ngón cái với ngón vô danh (áp út) của tay phải mà lần chuỗi.

+ Liên Hoa Bộ: dùng ngón cái với ngón út của tay phải mà lần chuỗi.

+ Yết Ma Bộ: dùng ngón cái hợp với cả 4 ngón còn lại của tay phải mà lần chuỗi.

Một tay bên phải của Đức Thiên Thủ Quán Âm nắm xâu Chuỗi (Niệm Châ), gọi là Sổ Châu Thủ vậy.

This entry was posted in Phật Giáo. Bookmark the permalink.