Thư Gởi Mẹ Việt Nam

Viết theo lời yêu cầu của người bạn cùng đi biểu tình ngày 10 tháng 6 năm 2018 ở BRISBANE thuộc tiểu bang Queensland. Australia.
Mẹ Việt Nam ơi! Chúng con dân miền Nam đã bỏ quê mà trốn đi vào một đêm mưa gió trên một chiếc tàu nhỏ nhiều năm sau 1975. Chúng con đi mà lòng đau buồn vô hạn, nhưng ở lại trên quê hương nơi đất mẹ sanh ra thì không được coi là con người, những người lính của miền Nam thì bị tù đày nơi rừng sâu, nước độc, bị bỏ đói và làm việc rất nặng, vì tội làm tròn bổn phận của người dân miền Nam khi nội chiến hai miền. Những trẻ thơ con người lính hay công chức không được đến trường, tuổi thơ mất cả tiếng cười, mỗi đêm dân không được ngủ yên trong căn nhà của mình mà bị đánh thức nhiều lần, tâm thần lúc nào cũng căng thẳng, tù tội và nghèo đói rình chờ, chúng con đều biết xa quê hương, xa đất mẹ làm người lưu vong sẽ buồn ơi là buồn.

Chúng con luôn luôn hướng về đất mẹ và dạy các con cháu nhớ nguồn gốc, nói tiếng Việt, đọc và viết tiếng Việt, học lịch sử Việt Nam và hảnh diện mình là người Việt Con Rồng Cháu Tiên.

Mẹ ơi! Mấy đêm ngày nay nước mắt chúng con, những đứa con xa đất mẹ ở khắp các nơi trên thế giới đã chảy, vì biết tin những người anh em cùng một mẹ Âu Cơ đang sống trong lòng quê hương VIET NAM không còn trân quí mẹ. Những người anh em đó muốn cắt ba vùng Vân Đồn miền Bắc, Bắc Vân Phong miền Trung và Phú Quốc miền Nam cho người Trung Quốc thuê đất 99 năm.

Mẹ ơi! Đất là của tổ tiên chúng con bao nhiêu đời dựng nước và giữ nước, nước mình nhỏ ở gần nước Tàu phương Bắc lớn nhưng họ luôn luôn muốn chiếm lấy nước mình, vì vậy nước Việt bị Bắc thuộc lần 1 rồi lại Bắc thuộc lần 2.

Đến tháng 2 năm 40 giữa thời Bắc thuộc thứ 2, hai bậc nữ nhi con gái của mẹ đã phất cờ khởi nghĩa đánh cho Tô Định giặc Tàu phải thua, toàn dân không chịu được chính quyền đô hộ của Đông Hán thời đó dùng biện pháp khắc chế, đồng hóa, gắt gao, bốc lột, hà khắc đối với người Việt.

Hai vị nữ anh hùng của dân tộc đoạt được 65 thành, lập ra quốc gia với kinh thành MÊ LINH ,làm vua xưng là TRƯNG NỮ VƯƠNG hay gọi là TRƯNG VƯƠNG. Dành được độc lập tự do cho nước nhà việc đầu là miễn thuế 3 năm cho dân.

Đến năm 248 bà TRIỆU ẨU tên thật là Triệu thị Trinh cũng gọi là Triệu Quốc Trinh, lúc đó mới 20 tuổi tài sắc vẹn toàn, bà đã khởi nghĩa ở chân núi Tùng, Phú Điền, Thanh Hoá đánh quân Ngô bên tàu đang cai trị nước Việt một cách hà khắc, độc ác, siêu cao thuế nặng, bắt lên núi lấy ngà voi xuống biển mò ngọc trai, dân tình trăm bề khốn khổ.

Bà TRIỆU có một sắc đẹp rất yêu kiều, nhiều người muốn kết duyên nhưng bà không muốn mà còn nói:

Tôi muốn cởi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ
Chém cá kình ở ngoài biển đông.
Đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ cho nhân dân.

Khi bà khởi nghĩa lòng dân vui mừng, lũ lượt từ mọi nơi về dưới trướng của bà. Già trẻ trai gái đều đủ, có bài hát ru con được truyền tụng.

Ru con, con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh phượng cho chồng ra quân.

Mẹ ơi! Xin mẹ hảnh diện vì năm 938 đứa con trai của mẹ là Ngô Quyền đã đại thắng quân Nam Hán do Lưu Hằng Tháo cầm quân. Trận Bạch Đằng, trận đấu này chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, nước Việt bị giặc Tàu đô hộ. Tổ tiên chúng con đã anh hùng dành lại độc lập và tự do cho toàn dân.

Núi sông nước Nam thì vua Nam ở
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời
Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám đến xâm phạm?

Hết nước tàu phương Bắc đến quân Mông Nguyên Mông Cổ không để yên cho dân tộc Việt, họ lại đem quân qua xâm lấn lần thứ 1. Năm 1285 Trần Bình Trọng liều chết đánh chặng giặc Mông Nguyên lại, để cứu vua Trần. Lúc đó Trần Bình Trọng mới 26 tuổi,

Thà làm quỷ nước Nam.
Chứ không thèm làm Vương đất Bắc.

Câu nói của Trần Bình Trọng lưu lại muôn đời, vinh hoa phú quí không mua chuộc được lòng yêu nước, đã gạt tình riêng để làm tròn nhiệm vụ của người trai, lòng yêu nước của người dân Việt sáng ngời.

Năm 1283 quân Mông Nguyên đánh nước Việt lần thứ 2, Trần Hưng Đạo được phong Quốc Công tiết chế thống lãnh quân đội cả nước, trên cương vị này ông lãnh đạo quân sĩ chận đánh quân xâm lược Thoát Hoan.

Năm 1288 quân Mông Nguyên trở lại đánh nước Việt lần thứ 3. Trần Hưng Đạo dùng kế cũ của Ngô Quyền đánh bại hoàn toàn thủy quân của các tướng Phàn Tiếp, Ô Mã Nhi trong trận Bạch Đằng nước Việt thắng trận này rất vẽ vang, quân Mông Nguyên không còn giám xâm lăng nước Việt nữa.

Đây Bạch Đằng giang sông hùng dũng của nòi giống Tiên Rồng
Giống Lạc Hồng Nam Bắc Trung.
Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành
Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh
Vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân
Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần
Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng
Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng
Bạch Đằng giang vẫn cho nòi giống soi chung.
(Bài hát Bạch Đằng Giang, tác giả Lưu hữu Phước, lời Nguyễn thành Nguyên)

Rồi nước Việt lại rơi vào tay người PHÁP, bị đô hộ 100 năm có rất nhiều người con của mẹ đứng lên khởi nghĩa 1904 như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Phan Đình Phùng v. v.

Khởi nghĩa năm 1930 Nguyễn Thái Học, hai chị em Cô Giang Cô Bắc v.v.

Những người trai ở thế hệ chúng con cũng luôn luôn bảo vệ từng tấc đất, từng hải lý, chúng con tâm niệm TỔ QUỐC, DANH DỰ, TRÁCH NHIỆM lên trên hết. Dù sống trên quê hương hay nơi đất khách thì đất mẹ vẫn là thiêng liêng nhất, chúng con luôn hướng về quê hương và đem hết sức mình truyền dạy con cháu lòng yêu nước, hy vọng một ngày nào trời sẽ quang đãng, ánh sáng chói rực xua tan những đám mây đen không còn, đàn chim Việt viễn xứ sẽ bay về đất mẹ, những bàn tay nắm lấy bàn tay xây dựng để thành một nước mạnh, vươn mình lên thành con Rồng cùng các nước bạn ở vùng trời Châu Á.

Mẹ ơi! Bốn triệu người dân Việt rời đất mẹ bằng nhiều cách và lưu lạc khắp năm Châu, còn biết bao người đã bỏ thây ở rừng sâu hay biển cả.

Ngày nước nhà thống nhất, người anh em miền Bắc của chúng con không mở rộng trái tim đón lấy những người anh em miền Nam để cùng xây dựng lại quê hương. Sau những năm tháng dài nội chiến triền miên, mà người miền Bắc trả thù, gạt đi học 1 tháng mà bỏ tù nhiều năm, có người đến 14 hay 15 năm mới được thả về, chiếm lấy nhà cửa, bắt đi vùng kinh tế mới, phá luôn nghĩa địa của người lính niềm Nam, lấy hận thù làm phương châm cai trị.

Ngày 12 tháng 4 năm 1861, nước Hoa Kỳ hai miền Nam và Bắc cũng nội chiến, nhưng khi bên miền Nam đầu hàng ngày 9 tháng 4 năm 1865, vị tư lệnh miền Bắc là tướng Ulysses. S Grant ra lệnh nghiêm cấm các sĩ quan và binh sĩ trực thuộc không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với tướng Robert E. Lee tư lệnh miền Nam bại trận.

Lá cờ rách của miền Nam thua trận treo tại thủ đô RICHMOND bây giờ là bảo vật hào hùng của bảo tàng viện hàng đầu, ở Mỹ coi hình ảnh tướng Lee của niềm Nam là một vị anh hùng.

Trả lại đây cho nhân dân tôi
Quyền tự do, quyền con người
Quyền được nhìn, được nghe, được nói
Quyền được chọn chân lý tự do
Quyền xoá bỏ độc tài độc tôn.
……….
Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
Dân biết chọn gì cho mình
Cho thái bình non nước VIỆT NAM.
(Bài hát Trả lại cho dân, tác giả Duy Quốc Nam)

Thế hệ thứ nhất bỏ nước ra đi nay đã già, nhưng mẹ ơi! Càng già thì càng nhớ quê hương hơn, nhớ đất mẹ quay quắt, chúng con mong một ngày quê nhà được thanh bình tự do, chúng con về lại làng quê xưa, bà con đón chào, muôn chim reo vui, đêm trăng quay quần ca hát bên ánh lửa hồng, đi trên cánh đồng lúa xanh tươi ngửi được mùi thơm của lúa, nghe lại tiếng hát câu hò của trai gái vào mùa gặt, được ăn lại những món ăn thơm hương tình ruộng đồng.

Thế hệ thứ hai chúng con thật giỏi đã từng làm vẽ vang Dân Việt ở nhiều nước trên thế giới về nhiều lĩnh vực.

Thế hệ thứ ba cũng bắt đầu có một số trưởng thành, đây là thế hệ tương lai rực rỡ, thế hệ được sanh ra ở những quốc gia tự do đủ điều kiện tinh thần và vật chất, các môn học được mở rộng đủ mọi lãnh vực thêm vào sự chỉ dạy và hướng dẫn của thế hệ thứ nhất và thứ hai. Đó là những chất xám được đào tạo mọi nơi trên thế giới. Những bàn tay của thế hệ thứ 2 và thứ 3 mà cùng nắm tay với những bàn tay của dân trong nước, để xây dựng đất mẹ thì quá tuyệt vời.

Nhưng mẹ ơi, ngày mơ ước chưa đến, tuổi đã già chúng con làm được gì đây?
Những học sinh lớp ba đều biết nước Việt Nam hình cong chữ S, giang sơn từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau. Lời của Phi Khanh sao vẫn còn thoảng thốt đâu đây nhưng than ơi!

Ải Nam Quan đã mất rồi.
Ải Nam Quan ơi ta đã mất tên em
Như một phần hồn tự nghìn năm
Lòng ta đau như ai đem dao
Xé nát da non cứa trên thịt da.
………
Ai đem hình hài
Giang sơn đọa dày
Cho thân lìa cành
Cho cây lìa đất
Cho ta lìa cội
Như sông bỏ nguồn
(Bài hát Vọng Nam Quan, tác giả Phan văn Hưng và Nam Dao)

Đất mẹ từng bị thải nhiều chất độc từ các nhà máy của người Tàu, ở khắp cả ba miền Bắc Trung Nam, rừng đã bị đốn cây không còn một màu xanh nữa, những loài thú hiếm tuyệt chủng, mùi hương của những loài hoa rừng không còn giống để tỏa hương thơm, đất ruộng đã nhiễm độc thành màu đen xám, biển xanh ngày nào nay đã nhiễm độc cá chết nỗi lên trắng biển, cánh đồng lúa mênh mông không còn mùa gặt lúa, vắng tiếng câu hò giọng hát ngày nào.

Trường sa là máu của ta
Hoàng sa là thịt của ta
Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại
Quân bành trướng đừng mong xâm lấn
………..
VIỆT NAM nòi giống Lạc Long
Cùng nhau thề nguyền ĐỒNG TÂM
Quyết đứng lên dựng xây TỔ QUỐC thân yêu TRƯỜNG TỒN.
(Bài hát Phải lên tiếng, tác giả Anh Bằng)

Mẹ ơi! Trường sa và Hoàng sa đã về tay giặc Tàu, đây là người anh em miền Bắc của chúng con ký tặng. Đất là nơi thiêng liêng của tiền nhân để lại, đâu phải là của riêng mà người anh em miền Bắc có toàn quyền, nay những dân Việt ra biển đánh cá bị Tàu Cộng đánh chìm, bắt hay giết chết.

Mẹ ơi! Năm 1284 khi quân Nguyên bên Tàu qua muốn xâm chiếm nước Việt, Thượng Hoàng Trần Thánh Tông triệu tập các bô lão HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG hỏi ý toàn dân.

Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà.
Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu
Nhìn bao quân Thoát lan xâm tràn nước ta
Ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la!
Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
Quyết chiến!
Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
Quyết chiến!
Quyết chiến luôn
Cứu nước nhà
Nối chí dân hùng anh
Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
Hy sinh.
(Bài hát Hội nghị Diên Hồng, tác giả Ý Phương, Nguyên Khang)


Mẹ ơi! Người anh em miền Bắc của chúng con quên lịch sử ? Quên những lần nước Tàu phương Bắc xâm lăng nước Việt và đã 1 ngàn năm đô hộ thật ác độc với con dân nước Việt rồi?

Đã dâng Trường sa ,Hoàng sa, Ải Nam Quan rồi.

Tại sao nay lại muốn dâng VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC cho Tàu Cộng, đó là những địa điểm trù phú và trọng yếu của nước Việt, người anh em của chúng con cũng tập họp hội nghị, nhưng mẹ ơi, đó là hội nghị BÁN NƯỚC.

Chúng con đã khóc và cầu nguyện hồn thiêng sông núi nước VIET NAM, cầu nguyện Mẹ VIET NAM phù hộ cho nước VIỆT có tự do thanh bình, toàn dân ấm no, những người anh em đang ở trên đất mẹ hãy tỉnh ra và yêu thương VIET NAM thật sự, đừng cắt từng miếng thịt của Mẹ mà bán ăn, hãy dừng tay lại kẻo sau này mang tiếng đời đời là kẻ bán nước hại dân. Một đời người chỉ sống đến 1 trăm tuổi là hết, đừng để con cháu người anh em đó muôn đời nhục nhả không ngất đầu lên, không giám nhìn ai hết.

Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

Hôm nay ngày 10 tháng 6 năm 2018, chúng con 4 triệu người con VIỆT ở khắp nơi trên thế giới cùng với 93 triệu người VIỆT đang ở trên đất mẹ, cùng một lòng đứng lên biểu tình đòi người anh em đang lãnh đạo ở đất mẹ hãy dừng tay đừng bấm nút bán nước Việt cho giặc Tàu .

Hãy biết yêu quê hương VIET NAM
Hãy biết đau nỗi đau người dân
Ải Nam Quan, Hoàng Trường sa
Một ngàn năm giặc phương Bắc
Quê hương mình rồi sẽ ra sao?
Hãy biết yêu quê hương VIET NAM
Đừng thờ ơ, đừng làm ngơ
Triệu con tim, cùng bước tới
Chúng ta là dòng giống Lạc Hồng.
(Bài hát Triệu con Tim, tác giả Trúc Hồ)

Mẹ ơi, mẹ có nghe tiếng kêu của chúng con không? Mẹ có nhìn thấy những giọt nước mắt vui mừng chảy dài trên đôi gò má của đàn con mẹ không? Vì ngày hôm nay tất cả các nước trên thế giới có người trị nạn Việt Nam đều biểu tình cùng ngày với các tỉnh Bắc, Trung, Nam ở quê nhà. Chúng con những người xa quê cùng những người dân ở nơi quê nhà đã đoàn kết lại cùng nắm tay nhau một lòng dành lại độc lập cho Việt Nam.

Xin mẹ hãy yên lòng chúng con vẫn còn đây.
Anh em ơi xin hãy làm ánh đuốc
Trong đêm trường sáng soi nẻo đường quê hương
Đêm thâm u đêm ngục tù non nước
Cháy bùng lên lửa cương quyết phá tung gông xiềng.
………
Sáng trong gió mưa mịt mùng
Sáng trong bão giông trùng trùng
Lửa thiêng hỡi bùng lên trong lòng nước tôi
Anh em ơi xin hãy làm ánh đuốc.
(Xin hãy làm Ánh Đuốc, nhạc Nguyệt Ánh)
Hãy biết yêu Quê hương VIET NAM
Hãy đứng lên cháu con Rồng Tiên.









Diệu Ngọc

This entry was posted in Tùy Bút. Bookmark the permalink.